Doanh nghiệp chủ động ứng phó trước biến động từ thị trường
Để đối mặt với khó khăn, doanh nghiệp Việt Nam phải tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả quản trị, tiết giảm chi phí và không ngại thay đổi để thử nghiệm những cơ hội mới. Ảnh: ST |
Môi trường biến động
Mặc dù trong nước, tỷ giá ngoại tệ tương đối ổn định, nhưng những “cuộc đua” tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia – nhất là những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam lại khiến doanh nghiệp phải “dè chừng”. Trong đó, biến động của 2 đồng ngoại tệ là USD và Euro những ngày qua cũng khiến các doanh nghiệp dấy lên nhiều lo ngại.
Trong báo cáo vừa công bố, các chuyên gia phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế - Ngân hàng MSB cho biết, tính từ đầu năm đến giữa tháng 7, đồng Euro đã giảm tới hơn 11% so với đồng USD, xuống mức gần tương đương USD. Nguyên nhân chính dẫn tới sự suy yếu của đồng Euro là những quan ngại về nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu. Theo Bộ Công Thương, trong ngắn hạn, việc đồng Euro mất giá có thể ảnh hưởng nhất định đến một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam có hợp đồng thanh toán bằng đồng Euro.
Tuy nhiên, với các doanh nghiệp, việc đồng tiền nào biến động cũng đều có những tác động nhất định. Về vấn đề này, đại diện Công ty TNHH Midico cho biết, là doanh nghiệp chuyên sản xuất xuất khẩu đế giày, phụ kiện cho các doanh nghiệp giày dép, 90% nguyên liệu nhựa phải nhập khẩu nên khi tỷ giá tăng cao sẽ khiến giá nguyên liệu đầu vào bị đội lên, từ đó đẩy giá hàng hóa thành phẩm đến tay người tiêu dùng tăng theo, hoặc doanh nghiệp phải chấp nhận hòa vốn vì giá bán đã ký kết với đối tác trước đó.
Tỷ giá biến động mạnh chỉ là một phần, những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 cũng như các xung đột về chính trị, thương mại và quân sự giữa các nước, nhất là Nga và nhiều quốc gia phương Tây đang tạo ra nguy cơ về suy thoái kinh tế. Thực tế là các quốc gia đã và đang phải đối phó với vấn đề này khi liên tục tung ra các giải pháp để thắt chặt chính sách tiền tệ. Chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực cho hay, hiện đã có 80 lượt tăng lãi suất toàn cầu trong 6 tháng đầu năm 2022, nếu tăng lãi suất nhanh quá sẽ khiến kinh tế suy thoái, tạo ra những phản ứng phụ. Vị này ho rằng, mỗi lần tăng lãi suất sẽ gây ra 4 rủi ro: rủi ro tỷ giá, rủi ro vỡ nợ tăng, rút vốn khỏi thị trường mới nổi và rủi ro địa chính trị.
Chia sẻ về việc chi phí hoạt động của doanh nghiệp tăng cao, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho hay, diễn biến phức tạp của xung đột Nga – Ukraine khiến giá nguyên, nhiên phụ liệu tăng cao liên tục, trong đó giá bông tăng 19,1%; giá dầu thô tăng 40%... đẩy chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với bình quân 5 năm trở lại đây… khiến chi phí hoạt động của các doanh nghiệp dệt may tăng khoảng 20-25%. Trong khi đó, 2 thị trường xuất khẩu lớn của ngành dệt may là Mỹ và EU đã giảm sức mua, lạm phát cao khiến người dân hạn chế chi tiêu đáng kể trong đó may mặc là mặt hàng được cắt giảm chi tiêu nhiều nhất. Ngoài ra, với nhiều doanh nghiệp, áp lực chi phí tăng còn có thể kéo theo việc vay vốn với lãi suất cao.
Cơ hội vẫn rộng mở
Trong bối cảnh như thế, các doanh nghiệp đều phải lên phương án ứng phó, chẳng hạn như tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu từ các thị trường ít chịu ảnh hưởng bởi tỷ giá, tăng tỷ lệ nguyên liệu đầu vào sản xuất tại Việt Nam… cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường nhiều tiềm năng hơn. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp cần chú ý đến tỷ giá hối đoái để lựa chọn đồng tiền thanh toán có lợi, doanh nghiệp cũng nên đa dạng hoá các đồng tiền thanh toán quốc tế, tránh việc chỉ sử dụng đồng USD. Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu lớn, thường xuyên nên lựa chọn những ngân hàng có khả năng tài trợ thương mại tốt, cung cấp các dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái đơn giản, thuận lợi.
Mới đây, tại hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Phạm Thanh Hà nhấn mạnh, NHNN cam kết sẽ theo dõi sát diễn biến tiền tệ trong nước, quốc tế; theo dõi lạm phát và lãi suất thị trường để linh hoạt và kịp thời điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ. Đồng thời, NHNN khuyến khích các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để ổn định, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở cao nên mức độ ảnh hưởng sẽ không nhỏ, nhưng lại có thể giúp doanh nghiệp Việt Nam đón đầu cơ hội từ việc dịch chuyển dòng vốn đầu tư do lo ngại suy thoái kinh tế. Gần đây nhất, Apple đang chuyển một số hoạt động sản xuất iPad từ Trung Quốc sang Việt Nam. Trước đó, LG Electronics công bố đầu tư hơn 1 tỷ USD vào Việt Nam để mở rộng công suất màn hình OLED, Intel của Mỹ đã đầu tư hơn 1 tỷ USD vào nhà máy tại Việt Nam…
Từ những vấn đề nêu trên, các chuyên gia nhận định, để đối mặt với khó khăn, doanh nghiệp Việt Nam phải tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả quản trị, tiết giảm chi phí và không ngại thay đổi để thử nghiệm những cơ hội mới. Các cơ quan quản lý cũng cần nâng cao trách nhiệm vì doanh nghiệp, tận dụng mọi cơ hội và nguồn lực từ chính sách hỗ trợ mà Nhà nước đã ban hành, để nguồn lực đi đúng và trúng vào doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thêm trụ vững trước mọi biến động.
Tin liên quan
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
19:52 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của năm nay
13:31 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG
14:04 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cải thiện môi trường kinh doanh, khơi thông tiềm năng cho doanh nghiệp
14:00 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
May Tiền Tiến được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
10:28 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chế độ doanh nghiệp ưu tiên là sự hỗ trợ tuyệt vời đối với hoạt động XNK của Phúc Sinh
09:30 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiểm soát cổ đông lớn tại các ngân hàng
07:40 | 08/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TCIT- Hành trình 15 năm khẳng định tầm vóc cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
09:27 | 07/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nâng vị thế, tạo cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp qua các hoạt động của ASEAN BAC
21:07 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp tận dụng thời cơ vàng để ứng dụng khoa học công nghệ
19:42 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng Standard Chartered bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên tại Việt Nam
15:23 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
8 tháng, cả nước có gần 110,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
12:53 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VietinBank tiếp tục lọt Top 20 cổ phiếu có chỉ số phát triển bền vững tốt nhất thị trường
09:28 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể
20:39 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Soi loạt doanh nghiệp có giám đốc vừa bị hoãn xuất cảnh
16:08 | 05/09/2024 An ninh XNK
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics