Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ còn “yếu thế” trong chuỗi cung ứng
Cần tăng cường hiệu quả mối liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với các DN FDI. Ảnh: ST |
Năng lực cạnh tranh chưa đủ mạnh
Ông Nguyễn Quốc Cường, Giám đốc Công ty Cổ phần Hanel Xốp Nhựa (Hanel Plastics): Phải đổi mới công nghệ, sản xuất sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao Năm 2023 có nhiều khó khăn, chiến lược của chúng tôi là cố gắng giữ ổn định, tập trung tập huấn cho công nhân, chuẩn bị hệ thống để sẵn sàng đón đầu cơ hội sau khi qua giai đoạn suy thoái, chấp nhận lợi nhuận mỏng nhưng dòng tiền phải ổn định. Chúng tôi cũng đang cân đối để giữ công nhân, người lao động, đào tạo và nghiên cứu những phương án chuyển đổi trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, trước sự chuyển dịch của các chuỗi cung ứng, nhiều doanh nghiệp sẽ chuyển sang nước thứ ba để có nhân công rẻ, vì vậy doanh nghiệp Việt phải đổi mới công nghệ, sản xuất ra các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao chứ không chỉ đơn thuần là gia công lại. Doanh nghiệp phải xác định trước và chấp nhận những thách thức đấy. Ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hà Nội (HANSIBA): Đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi Thời gian vừa qua, Việt Nam là một điểm sáng thu hút đầu tư, có rất nhiều cơ hội mà trong đó doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội đang được thụ hưởng. HANSIBA đã nỗ lực hợp tác với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc hình thành nên những tổ hợp sản xuất trên địa bàn Thủ đô. Tuy nhiên, đồng hành với sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp cũng phải “tự thân”, nâng cao năng lực tốt hơn, sản phẩm sảm xuất ra phải đáp ứng được tiêu chuẩn của nhà cung cấp cho các doanh nghiệp đặt hàng. Thời gian vừa qua, HANSIBA cũng đồng hành với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc thành lập những công ty liên doanh tư vấn phát triển công nghiệp hỗ trợ để chia sẻ kinh nghiệm tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn lớn trên thế giới, rút ngắn khoảng cách đào tạo, hướng đến việc đạt được các chứng chỉ toàn cầu. Qua đó các doanh nghiệp tạo được sức mạnh và năng lực cạnh tranh nhất định để vươn ra thị trường thế giới, xuất khẩu các sản phẩm linh phụ kiện sản xuất tại Hà Nội và Việt Nam. |
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết, ở lĩnh vực điện tử, Samsung hiện có khoảng 50 doanh nghiệp là nhà cung ứng cấp một và khoảng 170 doanh nghiệp là nhà cung ứng cấp hai. Ở lĩnh vực cơ khí - ô tô, có khoảng 12 doanh nghiệp tham gia cung ứng cấp một cho Toyota. Tỷ lệ nội địa hóa của các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cũng được cải thiện rất đáng kể trong thời gian vừa qua. Cụ thể như trong lĩnh vực dệt may, da giày, tỷ lệ nội địa hóa khoảng 45 - 50%; các lĩnh vực cơ khí chế tạo đạt 15 - 20%; lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô 5 - 20%, riêng đối với một số sản phẩm xe như xe tải và xe khách tỷ lệ nội địa hóa cao hơn.
Mặc dù thời gian vừa qua, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực trong việc kết nối các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước với các tập đoàn đa quốc gia và bước đầu đạt được kết quả khả quan, song ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn còn hạn chế, vẫn đang nằm ở trong phân khúc giá trị gia tăng rất thấp trong chuỗi cung ứng. Ngoài ra, nghiên cứu phát triển (R&D) tại các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cũng đã được quan tâm đến nhưng chưa thực sự đúng mức. Mối liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với các doanh nghiệp FDI chưa được chặt chẽ.
Chẳng hạn với ngành cơ khí, Bộ Công Thương đánh giá, dù dư địa thị trường rất lớn, song việc đa dạng và mở rộng thị trường đối với các doanh nghiệp trong ngành cơ khí vẫn hết sức khó khăn do vấp phải sự canh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài, do năng lực cạnh tranh chưa đủ mạnh, chưa xây dựng được thương hiệu và được nhiều khách hàng tiềm năng biết đến.
Ông Nguyễn Chỉ Sáng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Cơ khí Việt Nam cho biết, hiện con số xuất nhập khẩu của ngành cơ khí lớn nhưng hầu hết nằm trong khối doanh nghiệp FDI, tỷ trọng của doanh nghiệp nội còn khiêm tốn. Qua thực tế, khách hàng nước ngoài nhận diện nhiều hạn chế của doanh nghiệp cơ khí Việt Nam. Trong đó, kỹ năng tìm kiếm khách hàng (qua hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại, hiệp hội, quảng cáo trên web, trang thương mại điện tử…) đều hạn chế; chưa có mặt hàng truyền thống; không có đại diện bán hàng theo khối và không liên kết chặt chẽ trong tìm kiếm khách hàng; ngại thay đổi quy mô sản xuất và hạn chế trong sử dụng thương mại điện tử phục vụ sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, doanh nghiệp cơ khí Việt Nam vẫn cạnh tranh chủ yếu bằng giá nhân công.
Chia sẻ về cơ hội và thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, ông Phạm Tuấn Anh cho rằng, mặc dù môi trường đầu tư đã được cải thiện nhiều song vẫn còn những điểm nghẽn cần tiếp tục cải tiến. Hạ tầng vẫn chưa tương xứng, gây ra sự quan ngại cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào Việt Nam. Thêm nữa, năng lực của các doanh nghiệp còn hạn chế. “Khi một doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, họ rất cần những doanh nghiệp vệ tinh nội địa đủ năng lực để cung cấp sản phẩm, giúp giảm thiểu nhiều chi phí trong quá trình sản xuất. Đây vẫn là một điểm yếu của chúng ta”, ông Phạm Tuấn Anh phân tích. Bên cạnh đó, hiện nay hệ thống giáo dục đào tạo, các trường nghề của Việt Nam gần như chưa theo kịp được nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam.
Theo ông Phạm Tuấn Anh, thời gian qua, những bất ổn địa chính trị, tình hình biến đổi khí hậu… kéo theo cấu trúc chuỗi cung ứng có sự thay đổi nhất định. Một số quốc gia có doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài đang xây dựng chính sách để thu hút doanh nghiệp quay trở về đầu tư trong nước. Đó là thách thức, nhưng ngược lại, giữa bối cảnh bất ổn, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sẽ tìm đến những quốc gia có tình hình chính trị ổn định để làm nơi sản xuất ổn định, lâu dài. Việt Nam đứng trước cơ hội đón nhận trào lưu chuyển dịch đầu tư của các doanh nghiệp đó, do thế mạnh chính trị rất ổn định và lực lượng lao động trẻ, dồi dào.
Cơ hội từ làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng
Theo ông Phạm Tuấn Anh, làn sóng dịch chuyển sẽ đổ vào rất nhiều ngành nghề, trong đó có những lĩnh vực tương đối “hot” hiện nay, như: công nghiệp công nghệ cao, bán dẫn… “Trong các chuyến thăm chính thức của lãnh đạo hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ, đã có những gợi mở về việc các nhà đầu tư của Hoa Kỳ sẽ đầu tư vào Việt Nam. Gần đây nhất, trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chứng kiến việc ký kết giữa các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam với những tập đoàn sản xuất chip bán dẫn hàng đầu của Hoa Kỳ. Đó là những tín hiệu rất đáng mừng trong thời gian tới”, ông Phạm Tuấn Anh bày tỏ.
Để tăng cường trợ lực cho các doanh nghiệp, đại diện Cục Công nghiệp cho biết, sẽ có những sửa đổi về chính sách trong thời gian tới. Cụ thể Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ được ban hành từ năm 2015, đến nay đã 8 năm. Những biến động mới trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ trong bối cảnh hiện nay cần thiết phải sửa đổi Nghị định 111/2015/NĐ-CP. Trong dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 111/2015/NĐ-CP, vấn đề cốt lõi là việc cấp bù lãi suất cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Việc nhà nước đứng ra hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn đầu của quá trình sản xuất là nuôi dưỡng nguồn thu, doanh nghiệp phải sản xuất, phải làm ra của cải cho đất nước mới có được doanh thu và mới được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức ưu đãi. Đây là một trong những điểm mới nhất của Nghị định sửa đổi Nghị định 111/2015/NĐ-CP.
“Bên cạnh đó, về danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ chúng tôi cũng đã bổ sung rất nhiều các sản phẩm mới phù hợp với xu thế hiện nay. Khi danh mục được mở rộng ra thì đơn vị nào sản xuất được sản phẩm, chính sách của nhà nước phải hướng đến, phải hỗ trợ cho doanh nghiệp. Bộ Công Thương đang phối hợp với các bộ, ngành có liên quan để sớm hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ, ông Phạm Tuấn Anh cho biết.
Ngoài ra, thời gian vừa qua Chính phủ giao Bộ Công Thương xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm, khi luật này được ban hành ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, cũng như ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ có hành lang pháp lý cho lĩnh vực này.
Giá thành làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Trả lời phỏng vấn Tạp chí Hải quan, bà Trương Thị Chí Bình (ảnh), Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã có những chia sẻ về giải pháp tháo “điểm nghẽn” cho ngành công nghiệp hỗ trợ. Bà có thể cho biết, công nghiệp hỗ trợ đang có những thuận lợi và khó khăn gì? Thị trường thế giới suy giảm tác động rất nhiều đến ngành công nghiệp hỗ trợ, không chỉ doanh nghiệp trong nước mà doanh nghiệp FDI cũng suy giảm đơn hàng. Nhiều thì từ 30 đến 40%, ít 10%. Sự suy giảm này không chỉ do suy thoái kinh tế toàn cầu mà còn đến từ việc sau dịch, năm 2022 đơn hàng tăng lên rất nhiều, năm 2023 tiêu thụ khó khăn nên tồn kho cao. Thị trường, khách hàng cũ khó khăn nhưng lại mở ra cơ hội thị trường mới. Khách hàng mới đi tìm nhà cung cấp tại Việt Nam rất nhiều, chỉ là chúng ta có đáp ứng được hay không mà thôi. Đối với những công ty có năng lực, hệ thống quản trị tốt, tiêu chuẩn quốc tế và giá cả cạnh tranh, doanh thu sẽ tăng lên. Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn là không đáp ứng được yêu cầu của chuỗi cung ứng hoàn toàn cầu; yêu cầu liên quan đến chất lượng, đến giá thành, đến quy mô sản xuất, đặc biệt là giá thành của chúng ta cao. Thứ nữa là không sản xuất được những cụm linh kiện, những sản phẩm hoàn chỉnh mà hầu hết sản xuất linh kiện rời. Để sản xuất được cụm linh kiện doanh nghiệp sẽ phải đầu tư nhiều hơn, hệ sinh thái để đáp ứng yêu cầu đó sẽ phải tốt hơn. Những yếu tố nào khiến cho giá thành các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của chúng ta đang cao so với các doanh nghiệp hỗ trợ khác, thưa bà? Thực ra chúng ta cạnh tranh chủ yếu là với Trung Quốc, với các nước trong khu vực ASEAN hoặc Ấn Độ. Đầu tiên về nguyên vật liệu chúng ta không chủ động bằng họ. Có rất nhiều nguyên vật liệu cả thế giới đều phải nhập từ một nguồn nào đó, nhưng các nước khác có nền chế tạo mạnh hơn, sản lượng lớn hơn nên giá của họ rẻ hơn. Liên quan đến khấu hao, nhiều doanh nghiệp sản xuất nhiều năm nên máy móc đã khấu hao xong, còn doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là trẻ nên chi phí khấu hao vẫn lớn. Liên quan đến hệ thống quản trị sản xuất, doanh nghiệp trong nước chưa tối ưu hóa nên phần chi phí đội lên cao hơn so với những doanh nghiệp nước ngoài có kinh nghiệm lâu năm. Về đầu tư, vấn đề lãi vay ngân hàng là một điển hình làm cho chi phí của doanh nghiệp Việt Nam rất cao. Mặc dù Chính phủ đã có những chỉ đạo, những chủ trương về việc bù lãi suất vay cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong ngành chế tạo song vẫn chưa đi vào thực tế. Nếu như lãi suất vay của ngân hàng, bù được khoảng từ 4-5% thì tôi tin là doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh rất là tốt với các doanh nghiệp khác ở ở trên toàn cầu. Một số doanh nghiệp vẫn tận dụng được cơ hội trong bối cảnh hiện nay, trong khi đó nhiều doanh nghiệp lại không, đó có phải do nguyên nhân thiếu liên kết, thưa bà? Điều đó chưa thực sự đúng, doanh nghiệp đã rất nỗ lực để liên kết với nhau nhưng không thể bởi năng lực không đủ. Tại sao có những doanh nghiệp làm được đơn hàng nhưng có doanh nghiệp không? Bởi vì có những doanh nghiệp đã theo đuổi hệ thống quản trị quyết liệt, những tiêu chuẩn quốc tế với chi phí rất cao. Họ đã bỏ tiền để đầu tư thì bây giờ sẽ được nhận lại thành quả. Hiệp hội đã có những nhóm thực hiện các dự án để làm cụm linh kiện hoàn chỉnh nhưng chúng ta thiếu rất nhiều linh kiện trong các hệ sinh thái để hoàn thành cụm với giá thành đáp ứng được yêu cầu của người mua. Rất nhiều linh kiện phải nhập từ nước ngoài và như thế chi phí cao, bị phụ thuộc vào nước ngoài. Trong khi đó để doanh nghiệp Việt Nam có thể phát triển được những phần linh kiện đó thì đòi hỏi thời gian. Một mảng mà chúng ta rất yếu liên quan đến điện và điện tử, phần vì hàm lượng công nghệ cao và phần là các công ty FDI hay nắm giữ nên các doanh nghiệp trong nước ít đầu tư vào. Ngay cả chuyện đầu tư mới, những công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ dù rất ít thì hầu hết vẫn là trong lĩnh vực cơ khí, còn khu vực điện và điện tử là hầu như không có. Đến nay những doanh nghiệp điện, điện tử Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu chưa được 10 doanh nghiệp. Trong bối cảnh hiện nay, Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ có kiến nghị gì để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có thể đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm? Vấn đề cốt lõi nhất là làm thế nào để doanh nghiệp cắt giảm được chi phí sản xuất. Nếu như doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí sản xuất thì chắc chắn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ tiến bộ vượt bậc. Hiện nay doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam về chất lượng hầu hết đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng rồi. Muốn cắt giảm được chi phí sản xuất thì đầu tiên là phải bù lãi suất vay ngân hàng. Có như thế doanh nghiệp mới có vốn đầu tư máy móc, thiết bị, vật tư, nguồn lực, kể cả những hệ thống quản trị hay tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay dù Ngân hàng Nhà nước rất cố gắng để để giảm lãi suất thì vẫn rất cao so với việc sản xuất kinh doanh. Bởi biên lợi nhuận của ngành sản xuất chế tạo rất là thấp, nhất là ngành cơ khí. Thứ hai phải giảm tất cả các chi phí liên quan đến đến doanh nghiệp. Những chương trình hỗ trợ của Chính phủ phải được đánh giá hàng năm, xem hiệu quả đến đâu và cần phải thay đổi như thế nào. Việc tiếp cận với thị trường quốc tế cũng vậy. Trung Quốc hay Ấn Độ có những hội chợ quốc tế có sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp và được miễn phí gian hàng. Trong khi doanh nghiệp Việt Nam thì không có những chương trình như thế, hoặc nếu có thì phải có những đơn vị đứng ra để tổ chức, chẳng hạn như hiệp hội, thủ tục rất phức tạp và sự hỗ trợ cũng hạn hẹp. Xin cảm ơn bà! Ngọc Linh (thực hiện) |
Tin liên quan
“Siêu” cảng giúp thúc đẩy kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Nam
08:44 | 20/09/2024 Kinh tế
Thị trường khả quan, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất
09:26 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hơn 73% doanh nghiệp gián đoạn chuỗi cung ứng sau bão Yagi
14:34 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nguồn lực phục hồi từ giá trị và vị thế của doanh nghiệp
06:30 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Alena Energy cùng nhiều sản phẩm công nghệ xanh được giới thiệu tại GRECO 2024
20:43 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khó thu hồi, tỷ lệ nợ xấu khối ngân hàng tư nhân lên tới 7,77%
20:32 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lãnh đạo các ngân hàng lớn kiến nghị giải pháp giảm áp lực dòng vốn trung và dài hạn
20:28 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ tịch VinGroup, Thaco, Sun Group, Sovico… hiến kế cho phát triển kinh tế
15:00 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
MSB dành 1.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp ảnh hưởng bởi bão số 3
09:08 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng
09:01 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VNVC triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết phục vụ người dân Việt Nam
17:05 | 20/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
7 doanh nghiệp được phân giao hạn ngạch nhập khẩu 121.000 tấn đường
16:21 | 20/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt “Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì” đầu tiên tại Việt Nam
19:29 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan trao tặng nhà đại đoàn kết và học bổng cho học sinh
15:47 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo động lực tăng trưởng bền vững
09:17 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel khôi phục hoàn toàn kết nối vùng biển đảo bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
07:54 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Sửa đổi 3 chính sách quan trọng trong Luật Ngân sách nhà nước
Muối, gạo và lương
Nguồn lực phục hồi từ giá trị và vị thế của doanh nghiệp
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform