Doanh nghiệp đánh giá sự hỗ trợ của cơ quan Hải quan là kịp thời và hiệu quả
Doanh nghiệp tra cứu thông tin tờ khai tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư (Cục Hải quan TPHCM). |
Chính sách thường xuyên thay đổi gây khó cho thủ tục thông quan
Nhận xét về kết quả khảo sát Báo cáo “Mức độ hài lòng của doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu: Kết quả khảo sát năm 2020”, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, đây là điều tra hoàn toàn khách quan, độc lập, dựa trên kết quả phản hồi từ 3.657 doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên toàn quốc, với sự hỗ trợ của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam.
Các kết quả cho thấy, doanh nghiệp đang sử dụng ngày một đa dạng các phương thức tiếp cận thông tin thủ tục hành chính xuất nhập khẩu. Những phương thức cung cấp thông tin trực tuyến được đánh giá cao hơn các phương thức cung cấp thông tin truyền thống.
Gần 80% doanh nghiệp hài lòng với thông tin cung cấp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan. Các kênh thông tin Cổng thông tin điện tử của các Cục Hải quan tỉnh/thành phố và Cổng thông tin thương mại quốc gia cũng đạt được tỷ lệ hài lòng của doanh nghiệp trên 70%.
Khi gặp khó khăn, đa số doanh nghiệp thường tìm sự trợ giúp trước tiên từ các Chi cục Hải quan, sau đó là Cục Hải quan tỉnh/thành phố, Tổng cục Hải quan và các đơn vị khác.
Nguồn: VCCI |
Mức độ thuận lợi của doanh nghiệp khi tuân thủ các TTHC hải quan tương đối khác biệt. Hai thủ tục “khai hải quan (nhóm thủ tục thông quan)” và “nộp thuế (nhóm thủ tục quản lý thuế)” được nhiều doanh nghiệp đánh giá là thuận lợi hơn khi tuân thủ. Trong khi đó, “kiểm tra hồ sơ (nhóm thủ tục thông quan)", "hoàn thuế/không thu thuế (nhóm thủ tục quản lý thuế)" và "kiểm tra thực tế hàng hóa (nhóm thủ tục thông quan)" lần lượt là ba nhóm thủ tục doanh nghiệp thường gặp khó khăn nhất.Tình trạng quy định hoặc chính sách pháp luật thường xuyên thay đổi gây nhiều khó khăn nhất cho doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục thông quan.
Cụ thể, 24,2% doanh nghiệp từng thực hiện thủ tục kiểm tra hồ sơ và 10,3% doanh nghiệp thực hiện thủ tục kiểm tra thực tế hàng hóa cho biết gặp tình trạng này. Vấn đề này được phản ánh nhiều hơn bởi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ logistics hoặc đại lý hải quan.
Các khó khăn phổ biến khác khi doanh nghiệp làm thủ tục kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa là “phải in và nộp tờ khai, giấy tờ khác thuộc hồ sơ hải quan,” “sự phối hợp chưa đồng bộ giữa cơ quan Hải quan và các cơ quan liên quan,” và “thời gian xử lý hồ sơ lâu hơn quy định.”
Dù vậy, điểm rất tích cực là tỷ lệ doanh nghiệp gặp các khó khăn kể trên đều giảm đáng kể trong khảo sát năm 2020 so với kết quả khảo sát năm 2018.
Cũng như với các thủ tục thông quan, doanh nghiệp tiếp tục phản ánh tình trạng các quy định hay thay đổi là trở ngại khi tuân thủ các quy định về quản lý thuế. 9,8% doanh nghiệp phản ánh vấn đề này với các quy định về nộp thuế và 12,4% doanh nghiệp đề cập tới khi xem xét thủ tục hoàn thuế.
Doanh nghiệp còn gặp tương đối nhiều khó khăn khi xác định mã số HS hoặc tuân thủ thủ tục tham vấn xác định trị giá hải quan. Doanh nghiệp còn gặp tương đối nhiều khó khăn khi xác định mã số HS hoặc tuân thủ thủ tục tham vấn xác định trị giá hải quan.
Khoảng 2/3 số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết không phải thực hiện quá 1 lượt kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu qua máy soi container mỗi tháng và việc tuân thủ thủ tục kiểm tra thực tế hàng hóa qua máy soi container nhìn chung không quá khó khăn.
62,9% doanh nghiệp cho rằng việc tuân thủ là “bình thường,” và chỉ 4,3% doanh nghiệp từng gặp khó khăn trên thực tế.
Cơ quan Hải quan đã hỗ trợ kịp thời
Liên quan đến các thủ tục hành chính hải quan kể trên, 87,2% doanh nghiệp cho rằng sự hỗ trợ của cơ quan Hải quan có tính hiệu quả, trong khi khoảng 85,3% đánh giá cơ quan Hải quan đã hỗ trợ kịp thời. Kết quả này nhìn chung cũng có xu hướng chuyển biến tích cực theo thời gian khi 2020 là năm có kết quả tích cực nhất trong giai đoạn từ 2015 đến thời điểm điều tra.
Khảo sát năm 2020 tìm hiểu đánh giá của doanh nghiệp về mức độ thực hiện kỷ cương, sự am hiểu chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng giải quyết công việc của công chức hải quan tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp thường thực hiện thủ tục.
Đối với khía cạnh kỷ cương của công chức hải quan, doanh nghiệp đánh giá cao nhất công chức hải quan về tiêu chí văn minh, lịch sự khi tiếp xúc (53% doanh nghiệp đánh giá cao), thực hiện đúng thẩm quyền (51%), công tâm, tận tuỵ khi thi hành công vụ (47%), coi doanh nghiệp là đối tác hợp tác (46%), cuối cùng là nhanh chóng, chính xác khi giải quyết công việc (45%). Các kết quả này đều cải thiện so với đánh giá trong khảo sát năm 2018.
Đối với khía cạnh về chuyên môn nghiệp vụ của công chức hải quan, doanh nghiệp đánh giá mức độ am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ hải quan cao nhất trong kiểm tra hồ sơ (thủ tục thông quan), kế đến là trong Nộp thuế (Thủ tục quản lý thuế) và Kiểm tra thực tế hàng hoá (thủ tục thông quan). Một số lĩnh vực khác vốn khó nhận được những đánh giá tích cực của doanh nghiệp như Xử lý vi phạm hành chính và Giải quyết khiếu nại, vẫn lần lượt có 58% và 54% doanh nghiệp đánh giá mức độ am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ hải quan ở những khâu này ở mức Tốt/Khá.
Kết quả khảo sát cho thấy hoạt động quản lý và kiểm tra chuyên ngành cũng có cải thiện trong 2 năm vừa qua. Hầu hết các chỉ tiêu đánh giá đều có kết quả tích cực hơn so với năm 2018.
So với năm 2018, tỷ lệ doanh nghiệp không trả chi phí ngoài quy định đã tăng nhẹ từ mức 55,6% lên mức 56,1%. Khoảng 22,6% doanh nghiệp thẳng thắn thừa nhận đã từng thực hiện hành vi trả chi phí ngoài quy định và 21,3% doanh nghiệp từ chối cung cấp thông tin.
Hỗ trợ nhiều hơn
Từ những kết quả khảo sát này, cộng đồng doanh nghiệp đề nghị các cơ quan Hải quan đơn giản hóa các loại chứng từ, hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn với các thủ tục xác định mã HS và tham vấn xác định trị giá hải quan.
Doanh nghiệp cũng đề xuất áp dụng hồ sơ điện tử triệt để hơn, tránh tình trạng doanh nghiệp phải đến làm thủ tục thông quan trực tiếp tại các chi cục. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp mong muốn việc cung cấp thông tin, hướng dẫn giải đáp thắc mắc cho doanh nghiệp được chú trọng hơn và thực hiện hiệu quả hơn với đội ngũ chuyên trách để tư vấn và cập nhật thường xuyên thông tin.
Doanh nghiệp kỳ vọng trong tương lai, đa số các thủ tục có thể thực hiện qua mạng internet một cách hoàn toàn chứ không phải vừa làm trên giấy, vừa làm trên mạng như hiện nay. Các chi cục Hải quan cũng nên có một cơ chế kết nối, chia sẻ chung về lịch sử kiểm tra thực tế hàng hóa của doanh nghiệp để tránh kiểm tra trùng lặp.
Để giảm thiểu chi phí không chính thức, doanh nghiệp mong muốn cơ quan Hải quan có các cơ chế giám sát thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, công vụ và minh bạch trong xử lý cán bộ vi phạm, đồng thời có các cơ chế hiệu quả, thực chất để doanh nghiệp kiến nghị và khiếu nại hành vi sách nhiễu, gây phiền hà.
Tin liên quan
Hải quan Yên Bái túc trực thực hiện thủ tục hải quan kịp thời cho doanh nghiệp
14:53 | 11/09/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS): Quá trình công tác của tân Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan Trương Thị Thúy Vinh
14:48 | 11/09/2024 Infographics
Lào Cai: Cửa khẩu Kim Thành thông quan trở lại từ 11 giờ ngày 11/9
13:48 | 11/09/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
Hải quan TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng doanh nghiệp đưa đầu tàu kinh tế của cả nước không ngừng phát triển
20:03 | 10/09/2024 Hải quan
Vinh danh tập thể, cá nhân trong phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp
19:22 | 10/09/2024 Hải quan
Ngành Hải quan không ngừng đổi mới, cải cách, hiện đại hóa
19:15 | 10/09/2024 Hải quan
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng: Xây dựng niềm tin trong mối quan hệ Hải quan-Doanh nghiệp
19:14 | 10/09/2024 Hải quan
Điều động, bổ nhiệm lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Tổng cục Hải quan
18:17 | 10/09/2024 Hải quan
Khách nước ngoài mua hàng hóa khi xuất cảnh trị giá gần 1.000 tỷ đồng
15:58 | 10/09/2024 Hải quan
“Vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn đề xuất 6 nội dung để nâng chất lượng đối tác Hải quan – Doanh nghiệp
15:32 | 10/09/2024 Hải quan
Nỗi niềm công chức Hải quan tại sân bay quốc tế Liên Khương
15:21 | 10/09/2024 Hải quan
Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Lấy sự hài lòng của doanh nghiệp là tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan Hải quan
10:21 | 10/09/2024 Hải quan
Khai mạc Diễn đàn Hải quan-Doanh nghiệp 2024: “10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp”
09:42 | 10/09/2024 Hải quan
bawns cas h5
Tin mới
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
Hải quan Yên Bái túc trực thực hiện thủ tục hải quan kịp thời cho doanh nghiệp
(INFOGRAPHICS): Quá trình công tác của tân Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan Trương Thị Thúy Vinh
Bổ sung quy định trách nhiệm của công chức thuế trong giải quyết hồ sơ thuế
Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics