Doanh nghiệp đối diện khó khăn khi phục hồi sản xuất
Dự báo, trong 3 tháng cuối năm 2021, ngành dệt may, da giày đều sẽ phải đối diện với vấn đề thiếu lao động trầm trọng. Ảnh: N.Thanh |
Khó từ thiếu lao động...
Để đưa ra đánh giá tình hình toàn cảnh khi DN phục hồi sản xuất trở lại, tháng 9/2021, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) và Hiệp hội Da-Giày-Túi xách Việt Nam (Lefaso) đã thực hiện khảo sát với với 256 DN dệt may, giày dép và 300 công nhân 2 ngành này. Kết quả cho thấy, trong bối cảnh giãn cách kéo dài, người lao động đã bị những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý, sức khỏe, kinh tế gần như kiệt quệ. “Trên 60% người lao động di cư muốn về quê hoặc đã về quê. Tuy nhiên, phần lớn họ xác định muốn về quê trong một thời gian ngắn để phục hồi sức khỏe và cuộc sống cho bản thân, con cái”, bà Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Lao động nói.
Theo Bộ Công Thương, tính chung 9 tháng năm 2021, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,05%, đóng góp 1,53 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục đóng góp chính vào tăng trưởng XK chung của cả nước khi chiếm tỷ trọng 86,27% trong tổng kim ngạch XK. |
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch thường trực Vitas phân tích rõ hơn: Tâm lý lo sợ lây nhiễm dịch cùng với đời sống khó khăn do không đi làm, không có thu nhập đã khiến hàng triệu người lao động rời bỏ TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai… về quê, không ít trong số đó là công nhân dệt may, da giày. Chuỗi cung ứng dệt may, da giày một lần nữa có nguy cơ đứt gãy không phải do yếu tố cung - cầu bên ngoài mà do chính yếu tố trong nội tại. Việc khan hiếm lao động là một nguyên nhân chính.
“Đây là bài toán khó cho các DN dệt may, da giày khi bước vào giai đoạn phục hồi sản xuất. Dự báo, trong 3 tháng cuối năm 2021, ngành dệt may, da giày đều sẽ phải đối diện với vấn đề thiếu lao động trầm trọng. Kéo theo đó là nguy cơ không thể đạt được mục tiêu XK đã đề ra như dự kiến trước đó”, ông Trương Văn Cẩm nhấn mạnh.
Bên cạnh dệt may, da giày, thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho thấy, tuần cuối tháng 9/2021, nhiều tỉnh, thành phố từng bước mở cửa kinh tế trở lại nên các DN ngành gỗ cũng bắt đầu khôi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh. Triển vọng XK gỗ và sản phẩm gỗ trong những tháng cuối năm 2021 dự báo sẽ tăng trưởng khả quan do nhiều DN hiện đã có đơn hàng đến hết năm và thậm chí đến hết quý 1/2022.
Triển vọng là thế, song từ góc độ DN XK cụ thể, ông Nguyễn Liêm, Giám đốc Công ty Lâm Việt (Bình Dương) cho biết, đã có khoảng 20% lao động rời Bình Dương trở về quê. Sắp tới nhu cầu nhân lực cho sản xuất, chế biến, XK gỗ rất lớn, nguy cơ thiếu hụt nếu các DN tăng tốc sản xuất.
Ông Lê Văn Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (Bifa) chia sẻ, DN đang rất lo lắng mất công nhân; khách hàng không kiên nhẫn chờ thêm, chỉ lỡ giao 1-2 đơn hàng là khách có thể chuyển sang thị trường khác. “DN hiện nay đang rất quan tâm đến lộ trình tiêm vắc xin cho công nhân, khi nào phủ vắc xin mới có thể nói đến việc mở cửa sản xuất rộng hơn”, ông Minh nhấn mạnh.
Vị Phó Chủ tịch Bifa cho rằng, để người lao động quay trở lại đầu tiên là phải cho người lao động cảm thấy an toàn. “Lãnh đạo tỉnh cần cùng DN phối hợp có lộ trình rõ ràng, minh bạch trong vấn đề này, ví dụ lộ trình tiêm vắc xin mũi 2 cho công nhân… Bên cạnh đó, DN nên kết nối chặt chẽ với chính quyền để có chính sách hợp lý khi đón công nhân trở lại; có lộ trình tuyển dụng lại công nhân không ồ ạt, chính sách đãi ngộ phù hợp…”, ông Minh nói.
... Và khó từ quy định ngặt nghèo
Bên cạnh nỗi lo hàng đầu là thiếu lao động, theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Lefaso, vấn đề điển hình mà các DN ngành dệt may, da giày đang phải đối mặt là việc mở cửa sản xuất có quá nhiều điều kiện phức tạp.
“Hiện, những tỉnh tập trung nhà máy da giày được phủ vắc xin Covid-19 lên tới 80 - 90%, nhưng những quy định ngặt nghèo để mở cửa sản xuất trở lại đã khiến DN gặp nhiều khó khăn. Như tôi được biết, có những DN đi đến “đường cùng”, họ chấp nhận mở cửa sản xuất rồi chịu phạt sau vì nếu tiếp tục đóng cửa thì nhiều DN sẽ phá sản. Ngoài ra, vấn đề lưu thông giữa các địa phương cũng là cản trở lớn. Lực lượng lao động của 2 ngành dệt may, da giày nằm rải rác ở các tỉnh, trong khi việc đi lại vấp phải hàng loạt điều kiện khác nhau giữa các tỉnh”, bà Xuân nói.
Với ngành chế biến, XK gỗ, ông Lê Văn Minh đặc biệt nhấn mạnh mong muốn không áp dụng cơ chế xin-cho khi DN phục hồi sản xuất trở lại. “Bình Dương hiện có khoảng 55.000 DN, trong số đó có khoảng 30.000 DN có nhu cầu quay trở lại sản xuất. Nếu áp dụng phương án xin phép thì khâu xét duyệt đơn, xuống hiện trường nhà máy kiểm tra sẽ mất khá nhiều thời gian. Cần có cơ chế hợp lý hơn để vừa linh động cho DN, chính quyền cũng đỡ phải huy động nguồn lực lớn. Ngoài ra, các DN cũng đề xuất thống nhất điều kiện cho phép lưu thông giữa các địa phương trong tỉnh cũng như có sự thống nhất giữa Bình Dương và những địa phương lân cận như TPHCM, Đồng Nai…, tạo điều kiện cho DN dễ dàng tiếp cận các chính sách hỗ trợ của ngân hàng”, ông Minh nói.
Nhìn lại những khó khăn, tổn thất thời gian qua do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, không ít chuyên gia kinh tế cho rằng trong chặng đường phục hồi sản xuất và phát triển sau đó, các DN cần có phương án phòng ngừa rủi ro, xây dựng quỹ phòng ngừa vì bất cứ tình huống gì cũng có thể xảy ra. Nếu không có quỹ này thì DN có thể phải đối mặt nhanh chóng với việc phá sản. Ngoài yếu tố nêu trên, bà Phan Thị Thanh Xuân đặc biệt nhấn mạnh: “Cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà máy, khách hàng để cùng tồn tại phát triển, chia sẻ trong những lúc khó khăn”.
Tin liên quan
Bộ Công Thương khuyến cáo người dân dự trữ nhu yếu phẩm đủ dùng
13:45 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát triển trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu để gỡ nút thắt ngành dệt may, da giày
16:43 | 05/09/2024 Kinh tế
Thuế GTGT đối với mặt hàng quạt trần công nghiệp
07:55 | 29/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
Cục Hải quan TPHCM: Trao trên 700 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
TP Hồ Chí Minh: Thanh tra, xử phạt 3 doanh nghiệp thực phẩm
Ngành Hải quan đã nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc
Thiết lập các kênh thông tin trao đổi giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics