Doanh nghiệp logistics phải tự đứng trên “đôi chân” của mình
Thời gian qua, các DN FDI ngày càng tiến sâu vào thị trường Việt Nam, xu thế mua bán và sáp nhập (M&A) DN diễn ra khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Bà đánh giá như thế nào về xu thế này ở lĩnh vực logistics?
Đối với DN Việt Nam nói chung chứ không riêng gì DN logistics, đặc biệt là những ngành mà Việt Nam mở cửa để DN 100% vốn nước ngoài vào thì bao giờ DN FDI cũng có ưu thế hơn về vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý. Thời gian qua, xu thế M&A diễn ra tình trạng DN nhỏ nội địa bị DN nước ngoài mua lại hoặc các DN lớn trong nước mua lại.
Xu hướng này sẽ không có nhiều thay đổi thời gian tới. Sẽ đến thời điểm các DN nhỏ không thể tồn tại nữa. Theo chủ quan của tôi, trong khoảng 8-10 năm tới, điều này sẽ được biểu hiện rất rõ nét. Những DN logisitcs quá nhỏ sẽ không còn, hoặc DN đó sáp nhập với DN lớn hoặc chuyển sang kinh doanh lĩnh vực khác. Những DN nhỏ chỉ tồn tại được khi có một chiến lược làm việc bài bản, chuyên nghiệp với chất lượng dịch vụ tốt, có liên kết tốt với các DN khác trong cùng ngành cũng như ngoài ngành.
Nhìn vào “bức tranh” ngành logistics, các DN nội địa đang “lép vế” khi bị DN FDI chiếm phần lớn thị phần. Theo bà, trong “cuộc đua” không cân sức này, các DN nội địa có thể học hỏi gì từ DN FDI để dần “lớn lên”?
Thông thường, khi DN FDI vào Việt Nam sẽ không chiếm lĩnh thị phần ngay mà thời gian đầu sẽ thuê ngoài các DN Việt Nam để làm mảng nội địa. Đây là giai đoạn DN ngoại làm quen thị trường thông qua các công ty logistics Việt Nam. Nếu các công ty logistics Việt Nam có thể có chiến lược thể tận dụng được công nghệ, đặc biệt là kỹ năng quản lý của DN FDI thì sẽ rất tốt. Ngoài ra, DN logistics nội địa còn có thể học tập về cách thức áp dụng công nghệ thông tin của DN ngoại. Trên thực tế, thời gian qua, vẫn có những DN logistics Việt Nam có thể học hỏi và phát triển lớn mạnh.
Ngoài ra, cần phải lưu ý rằng, khi các DN FDI vào Việt Nam, còn đang loay hoay trên thị trường, DN logistics nội địa cần thấy được những khoảng trống trên thị trường để lấp đầy. Logicstic gắn nhiều với hoạt động sản xuất và thương mại nên có thể có logisitics ngành ô tô, dệt may, y tế, thủy hải sản… DN nên tập trung ở mảng thế mạnh, làm có chất lượng thay vì cứ cái gì dễ, đến tay thì làm mà không có sự chọn lọc như hiện nay. DN cần hoạch định lại rất kỹ về chiến lược phát triển của mình.
Trên thế giới, trong lĩnh vực logistics nhìn thấy khá rõ sự phân chia thị phần của các DN. Ví dụ, logistics mảng hàng tiêu dùng nhanh, mảng hàng dệt may, mảng hàng đông lạnh… đều có những DN lớn. DN logistics Việt Nam dù nhỏ nhưng cũng có thể phân chia thị phần như vậy. Nếu làm được, đó sẽ là thế mạnh của DN Việt Nam khi tham gia cùng một DN logistics lớn. Khi DN FDI vào Việt Nam, thấy DN nội địa chuyên sâu thì DN FDI cũng không mất công đầu tư mà lấy luôn DN Việt Nam đó tham gia vào chuỗi.
Bà đánh giá như thế nào về việc triển khai “Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ giữa tháng 2/2017?
Với cơ quan đầu mối triển khai là Bộ Công Thương, trong Kế hoạch hành động nêu trên có 60 nhiệm vụ, liên quan tới các bộ, ngành khác nhau. Từ các bộ cho đến các tỉnh, hiệp hội, thậm chí các trường đại học… đều chung tay vào thực hiện làm sao để ngành logisitcs phát triển đúng với tiềm năng. Từ trước tới nay chưa từng có một Kế hoạch hành động nào như vậy.
Trong hơn một năm qua, Bộ Công Thương đã rất nỗ lực trong hỗ trợ các tỉnh, sở, ban, ngành trong thực hiện Kế hoạch hành động này. Có thể nói, Kế hoạch có sự khởi động đến hiện tại khá tốt nhưng kết quả thế nào thì chưa thể đánh giá ngay được. Kết quả đó sẽ thực hiện ở từng mảng như cơ sở hạ tầng, chính sách pháp luật, đào tạo… Tất cả là một “bức tranh” phong phú, phức tạp, cần đánh giá theo giai đoạn. Hiện tại đang là thời điểm phù hợp để rà soát lại xem những việc đã làm trong thời gian vừa qua còn tồn tại ở đâu để điều chỉnh tiếp.
Theo bà, để Kế hoạch này thu được “trái ngọt” như mong đợi, đâu là giải pháp quan trọng?
Có thể nói 60 nhiệm vụ nêu ra trong Kế hoạch hành động khá hoàn hảo, bao phủ hết các mảng tổng hợp của logistics. Trong trường hợp lý tưởng, nếu toàn bộ nội dung của Kế hoạch triển khai hiệu quả, sức cạnh tranh của DN logistics Việt sẽ được cải thiện đáng kể, đồng thời lỗ hổng làm sao để DN logistics Việt Nam liên minh được với DN sản xuất, DN XNK cũng sẽ được giải quyết.
Tuy nhiên, việc làm tốt Kế hoạch này không hề đơn giản ở chỗ khâu phối hợp giữa các cơ quan, bộ ngành và các tỉnh còn hạn chế. Ví dụ, trong Kế hoạch có nói tới phát triển các trung tâm logistics. Tỉnh Quảng Ninh cũng phát triển trung tâm, TP. Hải Phòng hay Hà Nội, Bắc Ninh cũng phát triển trung tâm logistics... Nhìn vào “bức tranh” tổng thể sẽ thấy, các trung tâm logistics Bắc Ninh có thể sát với trung tâm của Bắc Giang, của Hà Nội…, gây ra sự lãng phí.
Bộ Công Thương với vai trò là đầu mối triển khai cần phải theo sát Kế hoạch hành động thì mới có kết quả như mong muốn. Điều này rất cần sự ủng hộ của Chính phủ, cần có cơ chế phối hợp rõ ràng, hiệu quả hơn.
Một số ý kiến cho rằng, cần có những cơ chế hỗ trợ đặc biệt cho các DN logistics nội địa để DN dần lớn mạnh, đủ sức cạnh tranh, tận dụng tối đa lợi thế có được trong thời buổi hội nhập. Quan điểm của bà như thế nào?
Tôi không hoàn toàn ủng hộ cơ chế hỗ trợ cho DN logistics nội địa. Việt Nam mở cửa từ năm 1986, đến nay đã hội nhập kinh tế khá sâu. Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 thì tới năm 2014 đã phải mở cửa hoàn toàn dịch vụ logistics để các DN ngoại vào. Khoảng 7 năm đó là thời gian để DN logistics Việt Nam chuẩn bị nhưng DN lại không hề chuẩn bị. Hiện tại, chính sách của Nhà nước đã rất hỗ trợ, tạo điều kiện cho ngành logistics. Các DN phải tự đứng trên “đôi chân” của mình.
Xin cảm ơn bà!
Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB): Cần có lộ trình rõ ràng về cải cách nếu muốn nâng cao chất lượng dịch vụ logistics Việt Nam là nền kinh tế đang phụ thuộc nhiều vào khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và XK. Bởi vậy, hoạt động logistics và kết nối hiệu quả, tối ưu là yếu tố quan trọng bảo đảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực cũng như trên thế giới. Chính phủ cũng như khối kinh tế tư nhân cần có lộ trình rõ ràng về cải cách nếu muốn nâng cao chất lượng dịch vụ logistics theo những đòi hỏi tăng lên của một nền kinh tế ngày càng hiện đại. Trong nhiều lĩnh vực sẽ cần có những nhóm giải pháp để bổ sung cho việc tăng cường đáng kể đầu tư vào hạ tầng cơ sở. Trong đó, trước hết Việt Nam phải tăng cường kết nối. Mặc dù Việt Nam có những nỗ lực lớn trong đầu tư công vào hệ thống giao thông, song hạ tầng có liên quan đến thương mại chưa bắt kịp được với mức độ tăng trưởng XK và sự gia tăng nhanh chóng về lưu lượng hàng hóa. Đầu tư của Việt Nam vẫn chưa đồng bộ, tập trung chủ yếu vào đường bộ hơn là các loại hình vận tải đa phương thức khác. Việt Nam nên thay đổi việc phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư công. Chuyển dịch sang khu vực tư nhân và thiết lập ưu tiên rõ ràng cho đầu tư thiết yếu là chìa khóa để có kết nối tốt hơn. Ông Lê Quang Trung, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines): Chính phủ cần có cơ chế, chính sách ưu đãi cho đội tàu cũng như các nhà logistics Việt Nam được giành một phần hàng hóa Quan điểm chiến lược của Vinalines trong phát triển logistics là tiến tới xây dựng một chuỗi logistics tích hợp trên cơ sở những điểm mạnh của DN về hạ tầng, con người, quy mô ở phạm vi toàn quốc, kết nối ba điểm mạnh trong lĩnh vực vận tải, cảng và logistics nhằm mang lại cho khách hàng một giải pháp về logistics tổng thể với chi phí logistics thấp nhất. Hiện nay, các DN XNK của Việt Nam, đặc biệt trong các mặt hàng chiến lược như than, quặng,… đa số vẫn có tập quán nhập hàng theo hình thức CIF. Điều này có nghĩa là, quyền vận tải chủ yếu rơi vào tay người bán. Người bán đa số là người nước ngoài nên quyền vận tải rơi vào tay nhà vận tải nước ngoài. Vì vậy, trong điều kiện hiện tại, Chính phủ rất cần có cơ chế, chính sách ưu đãi cho đội tàu cũng như các nhà logistics Việt Nam được giành một phần hàng hóa, ví dụ 20-30% lượng hàng XNK dành cho đội tàu của Việt Nam; đồng thời dùng tổ chức đấu thầu trong nước thay vì đấu thầu quốc tế vì đấu thầu quốc tế thì năng lực cạnh tranh của Việt Nam chưa cao. Điều này hoàn toàn phù hợp với Luật DN và không trái với quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Uyển Như (ghi) |
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics