Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tăng tốc nhưng vẫn khó khăn
Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thêm nỗi lo về IUU | |
Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần kiểm soát chặt chẽ vệ sinh khử khuẩn |
Thủy sản Việt Nam hấp dẫn nhiều khách nước ngoài tại triển lãm thủy sản quốc tế tổ chức cuối năm 2022. Ảnh: T.H |
Thay đổi chiến lược
Xuất khẩu (XK) thủy sản đã bắt đầu bật tăng từ tháng 2/2023, sau đà giảm liên tiếp từ cuối năm 2022 đến tháng 1/2023. Nhiều danh nghiệp XK thủy sản quy mô lớn đã thay đổi chiến lược XK, như: xuất khẩu vào thị trường ngách; thay đổi sản phẩm XK có giá tốt, phù hợp trong tình hình lạm phát... nên bước đầu đã thu được kết quả khả quan. Mặc dù kết quả kinh doanh tháng 2/2023 tuy chưa bằng cùng kỳ năm trước, nhưng so với những tháng trước đó, doanh thu XK của doanh nghiệp đã đạt cao hơn. Chẳng hạn, trong tháng 2, Công ty CP Vĩnh Hoàn đạt doanh thu XK 758 tỷ đồng, thấp hơn 29% so với cùng kỳ, song tăng 69% so với tháng 1/2023. Tất cả thị trường XK của Vĩnh Hoàn sang Mỹ, Trung Quốc, châu Âu hay thị trường nội địa đều phục hồi so với tháng trước, với mức tăng từ hai đến ba con số. Tuy nhiên, nếu so với quý 2/2022, doanh thu XK vào thị trường Mỹ của Vĩnh Hoàn giảm tới 69%; thị trường Trung Quốc và thị trường nội địa cũng đi xuống từ 2-3%. Tuy nhiên, doanh thu từ thị trường châu Âu lại có cải thiện.
Tương tự, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT, Công ty CP Thực phẩm Sao Ta cho biết, công ty cũng có những chiến lược sản xuất, XK trong bối cảnh mới. Năm 2022 việc nuôi tôm gặp khó vì dịch bệnh, tôm thương phẩm đội giá thế giới. Nhiều doanh nghiệp tôm tìm cách trữ nguyên liệu cho tiêu thụ cao điểm cuối năm như mua tôm thương phẩm lúc giá còn mềm, nhập khẩu tôm giá rẻ từ các nước. Bất ngờ tôm các nước cung quá nhiều, trong khi lạm phát suy thoái khiến sức mua không như dự kiến. Đầu năm 2023, tồn kho các nhà phân phối, nhà máy chế biến. Áp lực cuối quý 1/2023, giá tôm thế giới đang mức thấp và tôm thương phẩm của Việt Nam đang ở giá cao nhất lịch sử vì khan hiếm. "Bây giờ doanh nghiệp tôm đứng trước bài toán hàng tồn kho và nợ ngân hàng và nhất là sức tiêu thụ thấp, giá đang ở đáy. Cho nên doanh nghiệp đành bán giá thấp theo giá thế giới, tuy là điều không mong muốn, nhưng không thể không làm, hy vọng vượt thách thức đang diễn ra"- ông Hồ Quốc Lực chia sẻ.
Theo bà Nguyễn Hà, chuyên gia thị trường cá ngừ của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện sự chênh lệch tỷ giá đang khiến cho các sản phẩm của Việt Nam đang có giá cao hơn so với các nước đối thủ tại các thị trường nhập khẩu lớn như EU, Mỹ… Bên cạnh đó, giá cá ngừ nguyên liệu trên thị trường thế giới từ cuối năm ngoái tới nay đang có xu hướng ngày càng tăng cao, khiến cho các nhà nhập khẩu trì hoãn các đơn hàng để chờ giá giảm. Tất cả các điều này đang khiến cho XK cá ngừ của Việt Nam sang các thị trường giảm so với cùng kỳ. Tại Mỹ, XK cá ngừ của Việt Nam vẫn tiếp tục sụt giảm mạnh, giảm 45% trong tháng 2/2023, đạt hơn 20 triệu USD. Bù lại khoản giảm này, các doanh nghiệp chuyển hướng sang thị trường nhỏ, xuất khẩu sang thị trường Đức, Hà Lan và Tây Ban Nha đều tăng trưởng cao lần lượt là 77%, 372% và 58%.
Xuất khẩu sang thị trường chính giảm, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng sang thị trường ngách, đang có xu hướng thay đổi tiêu dùng do lạm phát. Điển hình là doanh nghiệp XK cá tra. Trong khi xuất khẩu cá tra sang top 10 thị trường đều giảm từ 8% - 60% so với cùng kỳ, riêng Đức - thị trường đứng thứ 9 vẫn giữ được tăng trưởng 81%. Tính đến hết tháng 2/2023, XK cá tra sang thị trường Đức đạt hơn 6,2 triệu USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm 2022 và chiếm 2,6% tổng giá trị XK cá tra Việt Nam sang các thị trường. Lạm phát cũng làm thay đổi xu hướng tiêu thụ thủy sản của đất nước có nền kinh tế lớn nhất châu Âu này. Thay vì tiêu thụ nhiều thủy sản tươi, ướp lạnh, người dân Đức gia tăng tiêu thụ thủy sản đông lạnh, nên các doanh nghiệp XK đã thay đổi sản phẩm cho phù hợp.
Nhiều kiến nghị gỡ vướng cho doanh nghiệp
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết, hiện nay, giá nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản tăng cao kỷ lục và không ổn định, dẫn đến giá thành sản xuất thức ăn thủy sản và sản phẩm thủy sản đều cao. Ngành nuôi trồng thủy sản đang loay hoay với bài toán giá thành và năng lực cạnh tranh. Cụ thể như, giá nguyên liệu tôm của Việt Nam đang cao hơn 20-30% so với giá tôm cùng loại của Ấn Độ và Ecuador. Trong đó, chi phí cho thức ăn chăn nuôi là một chi phí đầu vào có tính chi phối đối với giá thành sản phẩm thủy sản nuôi. Thực tế hiện nay, khô đậu tương là mặt hàng nguyên liệu chính, chiếm 80-90% giá thành thức ăn nuôi thủy sản và thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, mặt hàng này đang có giá nhập khẩu cao và không được hưởng cơ chế giảm thuế nhập khẩu như lúa mì và ngô, theo như Nghị định 101/2021/NĐ-CP ngày 15/11/2021 của Chính phủ.
Ngành sản xuất thức ăn thủy sản nói riêng, thức ăn chăn nuôi nói chung đang đứng trước nguy cơ giảm mạnh về sản lượng, giá bán tăng cao, giảm sức cạnh tranh, ảnh hưởng đến sản xuất, XK hàng hóa của doanh nghiệp, VASEP kiến nghị Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu khô đậu tương từ mức 2% về mức 0%, giúp các doanh nghiệp trong ngành mạnh dạn đầu tư sản xuất, xuất khẩu.
Theo ông Trương Đình Hòe, thực hiện “Kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, chuẩn bị làm việc với Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) lần thứ 4” của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp đã gặp bất cập trong công tác cấp giấy xác nhận nguyên liệu và giấy chứng thư an toàn thực phẩm phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu hải sản sang EU. Hiện VASEP đã báo cáo cơ quan chức năng, kiến nghị xem xét có chỉ đạo tháo gỡ các bất cập nêu trên để vừa thực hiện tốt quy định hiện hành vừa khơi thông cho chuỗi khai thác, chế biến và xuất khẩu hải sản sang EU.
Ngoài ra, liên quan đến thị trường Hàn Quốc – thị trường xuất khẩu lớn của thủy sản Việt Nam, trong đó có ngành hàng tôm cũng đang gặp khó khăn, ông Trương Đình Hòe cho biết, hiện Việt Nam là nguồn cung cấp tôm số 1 cho Hàn Quốc, mỗi năm XK chiếm hơn 50% trong số 100.000 tấn tôm nhập khẩu của Hàn Quốc. Hiệp định FTA giữa Việt Nam với Hàn Quốc thực thi từ năm 2015 đến nay, tưởng như tạo thuận lợi về thương mại và thuế quan nhập khẩu cho sản phẩm tôm Việt Nam. Tuy nhiên, theo thông tin chi tiết từ các doanh nghiệp hội viên VASEP, thì sản phẩm tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc đang bị Chính phủ nước này yêu cầu đấu giá mua hạn ngạch nhập khẩu tôm từ Việt Nam với giá 14-16% giá trị nhập khẩu. Nếu ngoài hạn ngạch thì mức thuế nhập khẩu là 20%. Như vậy, nhập khẩu tôm Việt Nam của Hàn Quốc chịu mức thuế 14-20% là chưa đúng tinh thần của của FTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Đặc biệt thấy rõ sự phân biệt đối xử khi so với FTA Hàn Quốc-Peru, vì tôm nhập từ Peru không có hạn ngạch và được hưởng mức thuế 0%. Từ bất cập này, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, VASEP báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ, Bộ Ngoại giao rà soát và kiến nghị với phía Hàn Quốc xem xét việc bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu tôm từ Việt Nam.
Tin liên quan
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Nâng vị thế, tạo cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp qua các hoạt động của ASEAN BAC
21:07 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Kiểm soát cổ đông lớn tại các ngân hàng
07:40 | 08/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TCIT- Hành trình 15 năm khẳng định tầm vóc cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
09:27 | 07/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng Standard Chartered bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên tại Việt Nam
15:23 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VietinBank tiếp tục lọt Top 20 cổ phiếu có chỉ số phát triển bền vững tốt nhất thị trường
09:28 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể
20:39 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Soi loạt doanh nghiệp có giám đốc vừa bị hoãn xuất cảnh
16:08 | 05/09/2024 An ninh XNK
Kwong Lung Meko được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
08:55 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hợp tác quốc tế là chìa khóa để mở thị trường carbon Việt Nam
19:55 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chia thêm room tín dụng, động lực cho các ngân hàng cạnh tranh
15:37 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
U&I Logistics cung cấp giải pháp phục vụ cho thị trường chuỗi cung ứng lạnh tại Đồng bằng sông Cửu Long
14:59 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp rút khỏi thị trường vẫn chiếm tỷ lệ cao
14:53 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đội trực thăng Super Puma của Tổng công ty Trực thăng Việt Nam đạt 75.000 giờ bay
14:50 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan Việt Nam chung tay phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết
13:41 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga
Kiểm soát cổ đông lớn tại các ngân hàng
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
Bão Yagi làm 1 người chết, 3 người bị thương, 2.500 cây đổ, 17 trạm bơm mất điện tại Hà Nội
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics