Đón cách mạng công nghiệp 4.0: Doanh nghiệp lớn đã sẵn sàng
Xin ông cho biết việc tiếp nhận thành quả của CMCN 4.0 của các DN, các ngành hiện đang như thế nào?
Có thể nói, tinh thần đón nhận CMCN 4.0 của Chính phủ đã rất rõ ràng và nỗ lực. Các ngành nhìn chung cũng háo hức đón nhận thành quả của CMCN 4.0, một số còn lo lắng về việc “nhỡ tàu” nếu không theo kịp. Đối với các DN- động lực chính phát triển nền kinh tế- việc tiếp nhận khoa học công nghệ lại tùy từng ngành khác nhau, có ngành có khả năng đầu tư, ứng dụng những thành tựu của công nghiệp 4.0, trong khi có những ngành còn hạn chế.
Từ thực tế cung cấp các giải pháp ứng dụng công nghệ của CMC cho thấy, nếu như trước đây, khi trao đổi về ứng dụng phần mềm quản lý nhà máy thông minh với các DN thì bị cho là“xa xỉ”, nhưng hiện nay, giá thành đã được DN chấp nhận. Các phần mềm nhà máy thông minh đã được ứng dụng tại nhiều nhà máy sản xuất. Về cơ bản, quản lý nhà máy thông minh nghĩa là thu thập được thông tin của tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, sau đó tập trung lại để người điều hành DN có thể trực tiếp nắm thông tin và điều phối, xử lý sự cố, quản lý, điều phối kho nguyên vật liệu và bán thành phẩm một cách tối ưu, giảm tồn kho…
Một ứng dụng nữa là từ thông tin thu thập được trong lịch sử quá trình sản xuất, hệ thống còn có khả năng dự báo về máy móc nào đó sắp hỏng… Hiện nay, CMC đang triển khai phần mềm này cho 200 nhà máy là đối tác của Samsung. Tuy đây chưa phải là đại diện cho ngành kinh tế Việt Nam nhưng trong quá trình triển khai, có nhiều DN của Việt Nam cũng rất quan tâm tới phần mềm này như SABECO, Tân Hiệp Phát, Thaco…
Ông đánh giá như thế nào về sự sẵn sàng của các DN trong CMCN 4.0?
Nhìn chung, việc ứng dụng các phần mềm thông minh quản lý DN đã được áp dụng nhiều tại các nhà máy công nghiệp, chế biến… Theo quan sát của chúng tôi, DN ngành khai thác thủy hải sản, nông nghiệp cũng đang có những ứng dụng và chuyển biến mạnh mẽ trong vấn đề này. Nhiều DN đang cung ứng các dịch vụ về nông nghiệp thông minh, giúp nâng cao năng suất từ 2 đến 3 lần trên cùng một diện tích canh tác. Như vậy, các DN trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp đều đang có thay đổi rất nhanh chóng trong vấn đề ứng dụng công nghệ.
Với các DN trong ngành ngân hàng, đây là một ngành tương đối sẵn sàng cho CMCN 4.0 (vì họ có hệ thống dữ liệu tốt) và CMC cũng hỗ trợ họ trong việc phân tích thông tin để phát hiện ra các giao dịch bất thường, chống gian lận, chống rửa tiền và phát hiện ra những vấn đề về xu thế để khai thác, cung cấp cho các đối tác ngân hàng, từ đó giúp họ có chiến lược kinh doanh tốt hơn.
Cá nhân tôi cho rằng, tinh thần sẵn sàng đầu tư cho CMCN 4.0 rõ nét ở những doanh nghiệp công nghệ lớn như CMC, Viettel, FPT, VNPT…, trong đó riêng với Tập đoàn CMC, chúng tôi đã thể hiện quyết tâm với khẩu hiệu “4.0 Ready” làm định hướng phát triển các giải pháp, dịch vụ công nghệ mới. Tập đoàn VinGroup cũng mới thành lập Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn và Viện Nghiên cứu công nghệ cao Vin Hi-Tech… Tuy chúng ta rất nỗ lực nhưng thực tế là ngoài những DN lớn, chưa có nhiều ngành hay doanh nghiệp thực sự có những hướng đi rõ ràng. Đa số các DN vẫn đang còn lúng túng.
Xin ông cho biết đâu là những khó khăn trong việc tiếp cận CMCN 4.0?
Trong Chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam quy tụ hơn 100 chuyên gia, nhà khoa học người Việt tiêu biểu ở nước ngoài vừa qua, có nhiều ý kiến rất lạc quan về vấn đề này, song có một nhà khoa học cho rằng, Việt Nam rất nhiệt tình đón nhận CMCN 4.0 nhưng chưa sẵn sàng, cụ thể là về nền tảng dữ liệu, nhân lực và cả môi trường để ứng dụng các thành tựu công nghệ. Bên cạnh đó, khá nhiều DN của Việt Nam vẫn chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ. Nhiều DN nhận thức được nhưng khả năng tài chính hạn hẹp, chưa cho phép đầu tư vào công nghệ. Một khó khăn khác đến từ chính các DN cung cấp công nghệ, đó là khả năng của giới công nghệ đang “đuối” so với nhu cầu của các DN trên thị trường, chưa thể đưa ra các giải pháp vừa tốt vừa rẻ. Nếu giải pháp tốt thì giá thành thường đắt, nếu rẻ thì chất lượng chưa đạt yêu cầu.
Vậy phải làm thế nào để có thể khắc phục được những điểm yếu, giúp kinh tế Việt Nam nói chung và các DN nói riêng có thể tiếp nhận được các thành tựu của CMCN 4.0, thưa ông?
Với vấn đề nguồn nhân lực, hệ thống đào tạo đang có chuyển biến nhanh. Hiện đang có những sáng kiến xây dựng những trung tâm về trí tuệ nhân tạo tại các trường đại học, các viện nghiên cứu và cả tại các DN lớn như tôi đã nói ở trên. Đây là những tiền đề rất tốt để có thể đào tạo ra những nhân lực có thể phát minh, tiếp nhận được công nghệ hiện đại.
Đối với vấn đề dữ liệu, điều này trước hết phụ thuộc vào từng ngành và phụ thuộc vào bản thân DN. Họ phải nhìn nhận về mặt chiến lược cho việc tích lũy các dữ liệu của DN mình, ngành mình, hoặc ở cấp cao hơn (các cơ quan quản lý nhà nước). Dưới góc độ này, các cơ quan quản lý nhà nước phải đưa ra các chính sách để tập hợp dữ liệu nhằm hỗ trợ cho các DN. Ví dụ, trong lĩnh vực bảo hiểm, hiện nay phí bảo hiểm thân vỏ xe ô tô của Việt Nam được cho là rất cao, lý do là có những người hay bị va quệt và cơ quan bảo hiểm phải mất nhiều chi phí để chi trả, vì thế họ đưa ra mức đóng phí cao để bù vào. Ở nước ngoài, cơ quan quản lý sẽ có đủ dữ liệu của tất cả các vụ bồi thường của tất cả các DN bảo hiểm, từ kho dữ liệu này, mức bảo hiểm của từng người sẽ khác nhau chứ không cào bằng ở mức cao như ở Việt Nam.
Về môi trường ứng dụng công nghệ, sẽ có những DN có ý thức về hình thành quy trình, tích lũy dữ liệu, chỉ khi nào có được điều này thì họ mới có cơ hội ứng dụng 4.0, cải tiến quy trình theo tự động hóa và ngược lại.
Một trong những khó khăn trong tiếp nhận CMCN 4.0 là do hạn chế của các DN công nghệ, ở chỗ chưa đưa ra được nhiều giải pháp công nghệ có giá thành phù hợp. Đây cũng là trách nhiệm của DN công nghệ làm sao đưa ra được những giải pháp có tính năng, chất lượng và giá thành phù hợp hơn. Bản thân chúng tôi đã có thêm giải pháp khác, đó là với những DN không có nhân lực đủ trình độ để tiếp nhận dịch vụ công nghệ hiện đại thì các DN đó có thể thuê hệ thống và cả nhân lực của chúng tôi và chúng tôi sẽ xử lý cho họ bài toán đó.
Tuy nhiên, như tôi đã nói ở trên, có những vấn đề mà bản thân DN dù có ý thức cũng không làm được thì cần có sự hỗ trợ, vào cuộc của Chính phủ để đấu nối thông tin và điều tiết, quản lý. Chính phủ cần tập trung giải quyết các bài toán mà DN không làm được.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics