Dự báo lạm phát cho cả năm 2021 cơ bản được kiểm soát ở mức thấp
Giữ ổn định giá cả hàng hóa, bảo đảm kiểm soát lạm phát | |
9 tháng năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng có mức tăng thấp nhất sau 5 năm | |
Nếu không có yếu tố đột biến, CPI năm 2021 vẫn ở mức khoảng 4% |
Dự báo giá thực phẩm cơ bản ổn định do các hoạt động sản xuất, chăn nuôi được phục hồi khả quan. Ảnh: Thu Dịu. |
Giá cả thị trường tăng - giảm đan xen
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 9 tăng 2,06%; CPI bình quân 9 tháng đầu năm 2021 tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản 9 tháng tăng 0,88%. CPI tháng 10/2021 ước giảm 0,1 – 0,15%; bình quân 10 tháng đầu năm ước tăng 1,81%-1,83% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản 10 tháng ước tăng 0,82%-0,86%. Từ đầu năm đến nay, mặt bằng giá cả thị trường tăng - giảm đan xen, một số mặt hàng có mức tăng cao do chịu tác động từ các yếu tố cung cầu trong nước và giá thế giới.
Cục Quản lý giá nhận định, có một số nguyên nhân gây áp lực lên mặt bằng giá như: một số mặt hàng thiết yếu có biến động tăng giá do ảnh hưởng từ chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí vận chuyển logistics tăng như thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật liệu xây dựng; giá mặt hàng xăng dầu, LPG trong nước tăng do tác động từ giá thế giới tăng mạnh khi nhu cầu chung trên thế giới tăng; giá gạo trong nước có xu hướng tăng theo giá gạo xuất khẩu trong một số thời điểm đầu năm; giá một số mặt hàng thực phẩm tăng cục bộ vào thời điểm lễ, Tết theo quy luật nhưng sớm trở lại bình thường sau Tết, nhu cầu tiêu dùng điện, nước của người dân tại một số thời điểm nắng nóng và phải giãn cách xã hội cũng tăng cao làm tăng mức chi trả bình quân theo mức tiêu thụ lũy tiến.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân làm giảm áp lực lên mặt bằng giá như: tổng cầu nền kinh tế vẫn chưa hồi phục trong bối cảnh quý 1 và quý 2 chịu tác động rất lớn bởi tình hình dịch bệnh; một số lĩnh vực vẫn chịu tác động mạnh của dịch bệnh như dịch vụ văn hóa, giải trí du lịch giảm mạnh, tiêu dùng cơ bản ở mức thấp, giá các mặt hàng thực phẩm cơ bản ổn định, trong đó có thịt lợn giảm so với cùng kỳ năm trước do nguồn cung trong nước dồi dào, các nhóm hàng trong danh mục nhà nước định giá được giữ ổn định hoặc có các chính sách giảm giá phù hợp...
Theo Cục Quản lý giá, diễn biến khủng hoảng năng lượng toàn cầu chưa tạo áp lực lớn cho các tháng cuối năm 2021 nhưng sẽ tạo áp lực rõ ràng lên kinh tế Việt Nam trong các năm 2022 khi giá nguyên, nhiên vật liệu ở mức cao chịu ảnh hưởng từ giá thế giới; nhu cầu tiêu dùng theo quy luật tăng trong dịp Tết Nguyên đán cũng như tổng cầu nền kinh tế sẽ có những hồi phục khi dịch bệnh được kiểm soát.
Cục cũng đưa ra dự báo, giá xăng dầu trên thế giới sẽ tiếp tục ở mức cao và không loại trừ khả năng tiếp tục tăng khi nhu cầu của các nước vẫn ở mức cao trong quá trình tái hồi phục kinh tế; giá một số mặt hàng nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh tiếp tục ở mức cao như sắt thép, phân bón, thức ăn chăn nuôi do nhu cầu thế giới vẫn ở mức cao và nguồn cung chưa đáp ứng; giá gạo dự báo có thể tăng nhẹ trong các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022; giá lợn hơi hiện ở mức rất thấp và dự báo khó có thể giảm sâu hơn...
Bên cạnh đó, cũng có những yếu tố tạo thuận lợi cho công tác kiểm soát lạm phát như: các cân đối lớn của nền kinh tế (nợ công, thâm hụt ngân sách, cán cân xuất nhập khẩu...) vẫn được điều hành đảm bảo. Dự báo giá thực phẩm cơ bản ổn định do các hoạt động sản xuất, chăn nuôi được phục hồi khả quan; nguồn cung hàng hóa dồi dào trong khi sức mua, tổng cầu nền kinh tế vẫn chưa hồi phục. Cùng với đó giá một số mặt hàng thuộc diện nhà nước quản lý nhiều khả năng được tiếp tục điều phải giữ ổn định hoặc kiềm chế mức tăng giá.
Lạm phát năm 2021 đảm bảo chỉ tiêu đã đề ra
Trong năm 2021, trên cơ sở việc đánh giá dự báo xu hướng các mặt hàng quan trọng thiết yếu, kết hợp với đánh giá về lạm phát cơ bản của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính đưa ra dự báo về lạm phát cho cả năm 2021 cơ bản được kiểm soát ở mức thấp, đảm bảo chỉ tiêu do Quốc hội đã đề ra. Theo đó, dự báo CPI bình quân năm 2021 so năm 2020 tăng khoảng 2,07 – 2,18%. CPI tháng 12/2021 so với tháng 12/2020 tăng khoảng 3,02 – 3,28%.
Còn trong năm 2022, Cục Quản lý giá nhận định, từ việc đánh giá áp lực lạm phát tăng cao ngay từ đầu năm, việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu do Quốc hội đặt ra (tiếp tục ở mức khoảng 4%) sẽ gặp rất nhiều thách thức, khó khăn. Nhiều dự báo của các cơ quan chuyên môn nhận định CPI năm 2022 có thể vượt mức 4% nếu diễn biến chung trên thị trường thế giới có nhiều bất lợi nếu khủng hoảng năng lượng tiếp tục leo thang.
"Việc kiểm soát lạm phát năm 2022 sẽ chỉ đạt mục tiêu khi các phương hướng, giải pháp về quản lý, điều hành giá tiếp tục được triển khai quyết liệt, hiệu quả để hạn chế tác động từ diễn biến giá cả thế giới có thể tác động", Cục Quản lý giá nhận định.
Do đó, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và đầu tư để đánh giá chi tiết, dự báo các yếu tố tác động và đề ra kịch bản lạm phát cho năm 2022 vào cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá cuối năm để đề ra phương hướng kiểm soát lạm phát cho cả năm 2022.
Tin liên quan
Đã chấn chỉnh, đơn giản hóa thủ tục về bảo hiểm bắt buộc của chủ xe cơ giới
16:45 | 06/09/2024 Tài chính
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
Bộ Tài chính tuyển dụng nhân viên lễ tân và lái xe
20:33 | 05/09/2024 Tài chính
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga
09:01 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão Yagi làm 1 người chết, 3 người bị thương, 2.500 cây đổ, 17 trạm bơm mất điện tại Hà Nội
07:29 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, gây thiệt hại nặng nề
05:37 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 hoành hành, gây nhiều thiệt hại tại Quảng Ninh và Hải Phòng
05:35 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3: Bốn người tử vong, 78 người bị thương
20:01 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
19:52 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kéo dài thêm thời gian tạm đóng cửa 3 sân bay do bão số 3
19:48 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 mạnh nhất trong 30 năm qua, Quảng Ninh thiệt hại rất nặng nề
19:46 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh rủi ro thiên tai
16:26 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài đảm bảo thủ tục hải quan thông suốt sau bão số 3
Sôi nổi Hội thao của 5 Cục Hải quan Cụm thi đua số 1
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics