Du lịch Việt Nam đón sóng 4.0
Cơ hội vàng
Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, trong năm 2016, du lịch Việt Nam đón 10 triệu lượt khách quốc tế, tăng 26% so với năm 2015; phục vụ 62 triệu lượt khách nội địa, tăng 8,8%; tổng thu từ khách du lịch ước đạt trên 400.000 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã đón được 6,2 triệu lượt khách quốc tế, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2016. |
Bên cạnh đó, với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cũng đã làm thay đổi nhận thức của xã hội về việc tham gia vào sử dụng các dịch vụ du lịch trực tuyến, qua đó các công ty du lịch cũng phải thay đổi cách kinh doanh từ việc bán tour tại văn phòng hay phải đi đến tận nơi thì bây giờ sẽ thông qua… các trang web. Khách hàng bây giờ chỉ cần thông qua một click chuột là có thể đặt phòng, đặt vé máy bay, đặt tour…
Trên thực tế, xu hướng sử dụng dịch vụ trên internet để quyết định cho các chuyến đi và nội dung hoạt động du lịch ngày càng tăng. Tại Việt Nam, nhiều người đã có thói quen tra cứu thông tin du lịch qua mạng, các thông tin được tìm kiếm thường liên quan đến điểm đến, khách sạn, nhà hàng, kinh nghiệm du lịch...
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tiến Tùng, Phó Giám đốc Công ty Du lịch Trans Travel, hầu hết các công ty du lịch hiện nay đều có trang web riêng của mình để giới thiệu các tour và các chương trình khuyến mại, nhưng cũng phải xác định rằng các công ty du lịch Việt Nam vẫn ở thế yếu so với các công ty du lịch nước ngoài, yếu cả về vốn và cả về công nghệ. Làm thế nào để xuất hiện trong thói quen lướt web của khách hàng, để tăng các tiện ích tương tác, cung cấp thông tin theo đúng nhu cầu tìm kiếm của khách hàng vẫn là điều các công ty du lịch chưa thể làm được. Đặc biệt, việc xây dựng website ứng dụng trên di động, tích hợp các phương thức thanh toán trực tuyến, liên kết thương mại điện tử vẫn là nút thắt của các công ty du lịch.
Nhu cầu đang tăng nhanh
Đáng chú ý, các công ty du lịch Việt Nam gần như yếu thế hơn hẳn so với các công ty du lịch nước ngoài cả ở mảng đặt phòng cả ở trong và ngoài nước. Theo thống kê hiện hai trang web Agoda và Booking đang chiếm đến 80% thị phần đặt phòng ở Việt Nam, đây cũng đều là hai thương hiệu có tiếng trên thế giới và được khách hàng quốc tế đánh giá rất cao. Cụ thể, hiện Agoda có hơn 7.600 khách sạn đối tác ở Việt Nam, còn Booking cũng có hơn 6.000 khách sạn đối tác. Với nguồn vốn dồi dào, có lượng phòng dự trữ sẵn nên dù ở trong mùa cao điểm, trên hai website này phòng vẫn luôn có sẵn, đồng thời luôn có nhiều chương trình giảm giá, khuyến mại đi kèm. Không chỉ có Agoda và Booking, cuộc đấu giành thị phần đặt phòng khách sạn trực tuyến còn có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp tiếng tăm như Traveloka, Trivago, Expedia... Giá phòng tốt, nhiều khuyến mại và đặc biệt là phương thức thanh toán tiện lợi là cách các doanh nghiệp ngoại chinh phục khách hàng.
Nhận định về cơ hội và thách thức đối với các công ty du lịch trong thời đại du lịch trực tuyến, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, du lịch Việt Nam đang đi sau quá nhiều trong lĩnh vực thương mại điện tử. Bởi 20 năm trước khi khai trương website du lịch đầu tiên ở Việt Nam, ông đã kỳ vọng rất nhiều vào website này. Nhưng bởi các hệ thống thanh toán điện tử hồi đó vẫn chưa phát triển thì việc kinh doanh thông qua website này là điều không thể. Website này chỉ đảm nhận được một nhiệm vụ là cung cấp thông tin cho các công ty du lịch xây dựng tour. Việc tích hợp giữa thương mại điện tử vào trang web vẫn đi sau rất nhiều.
Trong 5 năm trở lại đây, nhu cầu tìm kiếm các thông tin về du lịch trên mạng tại Việt Nam tăng hơn 32 lần. Trong đó, mỗi tháng có hơn 5 triệu lượt tìm kiếm bằng tiếng Việt về các sản phẩm du lịch như tour trong nước, tour nước ngoài, đặt phòng khách sạn, các loại hình du lịch… Vào những tháng du lịch hè cao điểm, số lượt tìm kiếm có thể lên đến 8 triệu lượt. Qua các năm, tỉ lệ này vẫn đang tiếp tục tăng khả quan. Những yếu tố này là nền tảng thuận lợi để du lịch Việt Nam phát triển trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. "Du lịch trực tuyến có bùng nổ ở Việt Nam được hay không hoàn toàn tùy thuộc sự thay đổi của các doanh nghiệp", ông Vũ Thế Bình nhận định.
Để có thể đuổi kịp và giành lại thị phần, theo ông Bình, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu nhu cầu thực tế của khách hàng, đồng thời đầu tư xây dựng website du lịch đáp ứng được 3 tiêu chí: Thân thiện với giao diện di động, tốc độ tải nhanh, cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng. Bên cạnh đó, việc kết nối giữa các nhà cung cấp, từ đó kết nối thanh toán trực tuyến giữa các bên cũng là điều mà các công ty du lịch cần tập trung phát triển, bởi không chỉ cần đầu tư vào marketting online, giờ đây khách hàng còn muốn tự mình lên tour, tự đặt vé và tự đặt phòng, vì vậy việc kết nối thương mại điện tử là rất cần thiết.
Hiện các công ty du lịch Việt Nam đang dần chủ động hơn trong việc tiếp cận và ứng dụng về công nghệ thông tin để nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ thị phần. Nhiều công ty đã bắt đầu thông qua các ứng dụng công nghệ để triển khai cổng thanh toán điện tử, tăng tương tác với khách hàng. Đây là những tín hiệu vui đối với ngành du lịch Việt Nam và đánh dấu sự chuyển mình của các công ty du lịch trước làn sóng 4.0.
Tin liên quan
Trải nghiệm các món ẩm thực đặc sắc tại miền đất nắng gió Ninh Thuận
10:43 | 31/12/2020 Ẩm thực
Vẻ đẹp kiến trúc di tích lịch sử quốc gia thành cổ Diên Khánh
09:57 | 30/12/2020 Điểm đến
Bánh thắng dền – Món ăn dung dị nơi cao nguyên đá
13:15 | 29/12/2020 Ẩm thực
5.000 suất du lịch khám phá TPHCM dành cho thiếu nhi, hộ nghèo
16:08 | 26/12/2020 Du lịch
Núi Fajing - Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của "Thành phố Bầu Trời"
13:20 | 24/12/2020 Điểm đến
Giòn, thơm củ cải khô Đầm Hà
09:00 | 23/12/2020 Ẩm thực
Nét đặc trưng kiến trúc cổ nhà thờ Domain de Marie
11:59 | 21/12/2020 Điểm đến
Canh thưng mồng tơi
09:07 | 18/12/2020 Ẩm thực
Chinh phục Tà Chì Nhù - thiên đường mây và hoa tím
07:41 | 16/12/2020 Điểm đến
Đặc sản vùng đất Hậu Giang
14:13 | 11/12/2020 Ẩm thực
Ra mắt chuỗi khách sạn SOJO Hotels
14:07 | 11/12/2020 Tour - KS
Khám phá 13 thành phố rực rỡ sắc màu nhất trên thế giới
07:44 | 11/12/2020 Điểm đến
Google ra mắt công cụ hỗ trợ phục hồi ngành du lịch Việt Nam
13:21 | 09/12/2020 Du lịch
Tin mới
Nhập khẩu hơn 8.000 ô tô trong nửa đầu tháng 9
Nghệ An: Hải quan – Biên phòng phối hợp bắt giữ 104 vụ vi phạm
Hiệu quả công tác phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng với Hải quan BR-VT và Đồng Nai
Tạm hoãn xuất cảnh một giám đốc người nước ngoài
Đối phó với tình hình kinh tế bất ổn, vàng được hưởng lợi?
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform