Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi): Doanh nghiệp lo tăng chi phí
Nhìn thẳng vào thực tế hoạt động hiện nay của DN, với quy định tính luỹ tiến tiền lương làm thêm giờ, DN sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đẩy chi phí nhân công lên cao... Ảnh: Hương Dịu. |
Cùng chung mối lo ngại
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và 6 Hiệp hội gồm Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO), Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) và Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã lần đầu tiên cùng nhau kiến nghị về một số quy định trong Dự thảo luật và lo ngại nếu các quy định này được áp dụng sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
VCCI và các Hiệp hội đại diện cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị xem xét tăng mức thời giờ làm thêm tối đa hàng năm từ 200 giờ lên 300 giờ (đối với các ngành nghề bình thường). Riêng đối với một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có thể tăng số giờ làm thêm từ 400 giờ lên 500 giờ với điều kiện là có nhu cầu kinh doanh chính đáng như các ngành nghề phục vụ xuất khẩu, phục vụ đơn hàng… và được sự đồng ý của người lao động đối với công việc làm thêm giờ. Về tiền lương làm thêm giờ, doanh nghiệp kiến nghị không quy định trả lương lũy tiến làm thêm giờ để có thể đảm bảo tính cạnh tranh với các quốc gia khác.
Về quy định giờ làm việc trong tuần, các doanh nghiệp kiến nghị không giảm thời giờ làm việc xuống 44 giờ/tuần, giữ nguyên số giờ làm việc tiêu chuẩn như hiện nay là 48 giờ/tuần.
Về thời hạn của Giấy phép lao động tối đa 2 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 2 năm, các doanh nghiệp xin kiến nghị giữ nguyên quy định như Luật hiện hành, không hạn chế số lần gia hạn Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài như trong dự thảo. Đồng thời nâng thời hạn cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài từ 2 năm lên 3 năm.
Các doanh nghiệp cũng kiến nghị giữ nguyên định nghĩa về tiền lương như quy định tại Bộ luật hiện hành, là "khoản tiền" mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Đồng thời, bỏ quy định "doanh nghiệp bố trí cho toàn bộ công nhân viên nghỉ 1, 2 ngày để thực hiện quyền công đoàn" vào trong Dự thảo luật.
Đội chi phí lên hàng tỷ đồng
Cho ý kiến về vấn đề làm thêm giờ và tiền làm thêm giờ, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, nhìn thẳng vào thực tế hoạt động hiện nay của doanh nghiệp, với quy định tính lũy tiến lương làm thêm giờ như dự thảo đề xuất, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đẩy chi phí nhân công lên cao, giá thành sản phẩm theo đó cũng tăng vọt. Bởi nếu tính lũy tiến tiền lương làm thêm giờ, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm 90% tổng số doanh nghiệp hiện nay) sẽ là những đối tượng chịu tác động trực tiếp, làm cho năng lực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước giảm mạnh. Trong đó, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, điện tử, tác động sẽ nhiều nhất. Chính vì vậy, nên giữ nguyên quy định về tiền lương làm thêm giờ như hiện nay.
Cũng đồng tình với ý kiến của đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, theo tính toán của VASEP, nếu giảm giờ làm việc như hiện nay từ 48 giờ xuống còn 44 giờ/tuần, các doanh nghiệp sẽ phải tăng thêm chi phí cho 4 giờ/tuần từ thời gian làm việc bình thường sang trả lương theo giờ làm thêm. Với mức, trả lương giờ làm thêm là 150% với làm thêm ngày thường, 200% với ngày nghỉ và 300% ngày lễ, Tết ước tính, một doanh nghiệp thuỷ sản quy mô 2.000 lao động sẽ phải trả thêm khoảng 5 tỷ đồng/năm. Trong khi đó, giờ làm việc trong khoảng 40 - 44 giờ/tuần đa phần thuộc các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Singapore, còn các nước đang phát triển và phần lớn các quốc gia mới nổi đều quy định giờ làm việc ở mức 48 giờ/tuần.
“Tính chất hoạt động của doanh nghiệp thuỷ sản là sản xuất phụ thuộc vào nguồn tài nguyên khai thác từ ngư dân, có tính mùa vụ và sản phẩm về nhà máy là phải chế biến ngay, thậm chí, có doanh nghiệp còn vi phạm quy định về giờ làm thêm để có thể giao hàng đúng hạn, tránh bị phạt hợp đồng hoặc phải giao hàng bằng máy bay. Do đó, không thể tháng nào cũng như tháng nào mà áp trần giờ làm việc bình thường 44 giờ/tuần, mức trần làm thêm giờ theo tháng là 40 giờ/tháng, và áp cả khung giờ làm thêm là 400 giờ/năm (đối với những ngành nghề đặc biệt). Như vậy, việc Dự thảo luật đưa ra ba mức trần giờ làm thêm là làm khó nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thâm dụng nhiều lao động, khiến doanh nghiệp Việt không khác gì cảnh chịu cảnh “một cổ ba tròng’”, đại diện VASEP nêu quan điểm.
Bà Đỗ Thuý Hương, Hiệp hội Điện tử Việt Nam: Bản thân các doanh nghiệp không hề có mong muốn tăng ca, làm thêm giờ vì tiền trả lên đến hơn 200- 300% lương, nhưng do lĩnh vực điện tử yêu cầu lao động phải có tay nghề, do đó khó tuyển lao động, bắt buộc phải tăng giờ làm thêm. Với cách tính luỹ tiến như Dự thảo luật sẽ làm thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Điều này không phù hợp với ý nghĩa của việc sửa đổi Bộ luật Lao động là hài hòa các mối quan hệ, chưa có sự công bằng giữa người lao động và chủ sử dụng lao động. Đáng chú ý, trong quá trình tuyển dụng lao động có đến 99% công nhân ở khu công nghiệp có nguyện vọng làm thêm giờ. Hầu hết công nhân đến tuyển dụng đều hỏi có được làm thêm giờ không, nếu doanh nghiệp không làm thêm giờ thì họ sẽ không ứng tuyển, bởi nhu cầu lao động của họ cao và có nhu cầu kiếm thêm tiền, vì lương hiện nay vẫn còn thấp. Bà Đào Thị Thu Huyền, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam: Thực tế hiện nay, tại một số nhà máy, bộ phận bảo trì, sửa chữa máy móc nhà xưởng bắt buộc phải làm việc vào cuối tuần để ngày thường công nhân sản xuất. Do đó, nếu tính mức lương lũy tiến lên đến 400%, doanh nghiệp sẽ không chịu nổi. Nếu quy định giảm thời gian làm việc từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần, bắt buộc 56 doanh nghiệp thành viên trong Hiệp hội sẽ phải tuyển 30.000 lao động để bù đắp cho giờ làm giảm từ 44 giờ. Trong khi đó, để tuyển dụng được 1 lao động có tay nghề đã khó khăn, nếu phải tuyển dụng đến 30.000 lao động là điều không thể. Xuân Thảo (ghi) |
Tin liên quan
Nâng vị thế, tạo cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp qua các hoạt động của ASEAN BAC
21:07 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp tận dụng thời cơ vàng để ứng dụng khoa học công nghệ
19:42 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG
14:04 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cải thiện môi trường kinh doanh, khơi thông tiềm năng cho doanh nghiệp
14:00 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
May Tiền Tiến được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
10:28 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chế độ doanh nghiệp ưu tiên là sự hỗ trợ tuyệt vời đối với hoạt động XNK của Phúc Sinh
09:30 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiểm soát cổ đông lớn tại các ngân hàng
07:40 | 08/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TCIT- Hành trình 15 năm khẳng định tầm vóc cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
09:27 | 07/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng Standard Chartered bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên tại Việt Nam
15:23 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VietinBank tiếp tục lọt Top 20 cổ phiếu có chỉ số phát triển bền vững tốt nhất thị trường
09:28 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể
20:39 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Soi loạt doanh nghiệp có giám đốc vừa bị hoãn xuất cảnh
16:08 | 05/09/2024 An ninh XNK
Kwong Lung Meko được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
08:55 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hợp tác quốc tế là chìa khóa để mở thị trường carbon Việt Nam
19:55 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chia thêm room tín dụng, động lực cho các ngân hàng cạnh tranh
15:37 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics