Đừng mong “hạ cánh an toàn” khi đã tham nhũng
Xung quanh vấn đề xử lý cán bộ tham nhũng, tiêu cực liệu có hay không “vùng cấm” trong việc xử lý và đặc biệt là việc thu hồi tài sản sau tham nhũng? Báo Hải quan đã trao đổi với PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Ông có nhận xét gì về công tác chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước ta thực hiện trong thời gian vừa qua? Và thông qua việc xử lý, theo ông quyết tâm “không có vùng cấm trong chống tham nhũng” đã thực sự đi vào thực chất chưa?
Theo tôi, liên tiếp các vụ án về tham nhũng, tiêu cực, hàng loạt cán bộ từ cấp thấp đến cấp cao, thậm chí có cả một Ủy viên Bộ Chính trị liên quan đến các sai phạm bị xử lý mới đây..., là những chỉ dấu cho thấy quyết tâm lớn của Đảng trong cuộc chiến với tham nhũng. Cùng với đó, hàng loạt cán bộ cấp cao bị xử lý kỷ luật mới đây cho thấy đã có những bước chuyển quan trọng trong công tác đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực.
Đặc biệt là từ vụ việc của ông Nguyễn Xuân Anh - Bí thư Thành ủy TP. Đà Nẵng mới đây và trước đó là vụ việc của ông Vũ Huy Hoàng và bà Hồ Thị Kim Thoa đã một lần nữa khẳng định việc xử lý kỷ luật cán bộ cấp cao diễn ra công khai và “không có vùng cấm”. Rồi đây, những người đã về hưu và nghĩ đã “hạ cánh an toàn” sẽ phải suy nghĩ lại về điều này bởi khi đã tham nhũng thì đừng mong chạy thoát.
Việc thể hiện quyết tâm “không có vùng cấm trong chống tham nhũng” sẽ khiến các cán bộ đang đương chức cần xem xét suy nghĩ lại trước khi nghĩ đến việc tham nhũng. Điều này cũng trấn an được nỗi lo lắng của người dân, đồng thời khiến người dân dần có niềm tin hơn vào công cuộc phòng chống tham nhũng trong thời gian tới.
Hầu hết các vụ việc tham nhũng vừa qua được phanh phui là do báo chí và người dân thông tin, hoặc sau khi cán bộ về hưu rồi mới lộ ra hàng loạt tài sản ngầm. Nhiều ý kiến cho rằng, công tác giám sát, kiểm tra của các cơ quan có chức năng đang không phát huy được vai trò của mình. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Hàng năm việc kê khai tài sản của các cán bộ, công chức đều được thực hiện. Tôi thấy, hầu như các cấp lãnh đạo đều kê khai tài sản theo đúng quy định nhưng có công khai tài sản đó và việc kê khai có trung thực không lại là chuyện khác.
Cơ chế nào để kiểm tra, giám sát được khối tài sản của cán bộ, công chức lại là cả một vấn đề. Việc thực hiện kê khai phải đi đôi với công khai và có cơ chế giám sát, từ đó phải kiểm soát được nguồn tiền hay dòng tài sản của không chỉ cán bộ, công chức mà còn cả người thân của những người đó. Từ xưa đến nay, tôi chưa hề thấy có hình thức xử lý pháp luật nào đối với các hành vi kê khai không đúng, không trung thực về nguồn tài sản của mình. Vì vậy, theo tôi cần bỏ hoặc thay đổi cách kiểm tra giám sát tài sản của cán bộ, công chức vì điều này chỉ mang tính hình thức không hề có tác dụng thực tế nào.
Việc xử lý các hành vi tham nhũng thường chỉ xử lý kỉ luật theo quy trình còn việc bồi hoàn số tiền tham nhũng gần như là rất ít. Để khắc phục những hạn chế trong việc thu hồi tài sản tham nhũng, theo ông cần phải có những giải pháp gì?
Nhiều cán bộ, công chức khi tham nhũng đã tính trước việc cần phải tẩu tán tài sản một cách tinh vi như nhờ họ hàng, người quen đứng tên hộ, không bao giờ để tiền mặt, vàng trong nhà, hoặc gửi tiền ở các ngân hàng nước ngoài vì vậy đến khi vụ việc bị phanh phui ra thì việc thu hồi tài sản là rất khó khăn. Bởi pháp luật chỉ thu hồi những tài sản do người phạm tội đứng tên, việc xác định mối liên hệ giữa tài sản do người khác đứng tên và người phạm tội là rất khó khăn.
Vì vậy, trong việc thu hồi tài sản tham nhũng cần phải có những chế tài quy định mạnh hơn, rõ ràng hơn về cưỡng chế, kê biên, phong tỏa tài khoản. Tức là biện pháp ngăn chặn. Khi phát hiện dấu hiệu tham nhũng thì lập tức kê biên toàn bộ tài sản, phong tỏa tài khoản. Thậm chí, theo tôi cần giao thêm quyền cho cơ quan thanh tra, để họ có quyền giám sát và đốc thúc việc bồi hoàn tài sản tham nhũng.
Ông có cho rằng căn nguyên của căn bệnh tham nhũng là do có kẽ hở trong công tác cán bộ?
Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên. Chúng ta phải khẳng định rằng có sơ hở trong công tác cán bộ khi đánh giá, lựa chọn, đưa vào quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đưa cán bộ vào bộ máy quyền lực. Tuy nhiên, từ thực tế vừa qua cũng cho thấy công tác cán bộ, đánh giá con người là rất khó. Bởi có thể lúc quy hoạch anh ta tốt, không có biểu hiện này khác, nhưng khi họ được bổ nhiệm, có quyền lực trong tay thì có thể do đạo đức chính trị quá yếu, bản lĩnh còn non kém nên dễ bị lôi kéo, sa ngã vào con đường tham nhũng. Vì vậy cũng cần nghiêm khắc đánh giá để thấy công tác cán bộ còn có những kẻ hở.
Trong thời gian tới, trong công tác cán bộ cần chọn người vừa có tài có đức vào bộ máy chính quyền. Phải lựa chọn những cán bộ đã trải qua thực tiễn, được rèn luyện, giáo dục, bồi dưỡng căn bản. Nhưng quan trọng nhất là khi đã giao quyền thì chúng ta phải kiểm tra kiểm soát chặt chẽ, xây dựng hàng rào, “barie” để cán bộ đi đúng hướng, không bị lôi kéo hay bị lợi ích làm lu mờ tâm trí.
Tham nhũng có nhiều loại khác nhau, thậm chí công chức đi muộn về sớm cũng là “tham nhũng” thời gian. Theo ông, loại tham nhũng nào nguy hiểm nhất và cần phải chống quyết liệt đầu tiên?
Theo tôi việc tham nhũng về quyền lợi còn nguy hiểm hơn nhiều so với tham nhũng về tiền bạc, bởi sau đó khi vào cương vị lãnh đạo có những biểu hiện trục lợi, dùng quyền lực của mình, vị trí chức trách của mình để có nhà, có đất, có xe hoặc tạo dựng liên kết, lợi ích nhóm . Như vậy là anh đã dùng quyền lực, vị trí của mình để trục lợi, thể hiện sự lạm quyền vì lợi ích riêng của mình.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics