Đường Thái “đè bẹp” đường nội
Để phát triển trong tình hình mới, ngành mía đường cần phải cơ cấu lại, nâng cao năng suất, đầu tư hiệu quả giảm giá thành. Ảnh: N.Thanh |
Điều tra áp dụng biện pháp chống phá giá và chống trợ cấp đối với đường Thái
Nhập khẩu tăng đột biến
Việt Nam bắt đầu thực hiện cam kết ATIGA đối với ngành đường từ ngày 1/1/2020 bằng cách không giới hạn lượng đường NK từ các nước ASEAN và mức thuế chỉ 5%.
Ông Nguyễn Văn Lộc, quyền Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, thực hiện cam kết ATIGA, ngay lập tức một khối lượng đường kỷ lục đã tràn vào thị trường Việt Nam. Cụ thể, trong 10 tháng năm 2020, lượng đường NK vào Việt Nam gia tăng đột biến, sau khi trừ đi lượng đường đã xuất theo loại hình sản xuất XK, số lượng đường NK thâm nhập vào thị trường trong nước lên đến hơn 884,2 nghìn tấn, còn lớn hơn cả lượng đường sản xuất từ mía trong nước. Trong đó, lượng đường mía NK trực tiếp từ Thái Lan vào Việt Nam chiếm tỷ lệ chủ yếu (87,67%).
Không những thế, lượng đường NK từ các nước Malaysia, Campuchia, Indonesia, Myanma đều có xuất xứ từ Thái Lan (vì bản thân các nước này không đủ mía để sản xuất cho nhu cầu nội địa và đều NK từ Thái Lan để có cơ sở phát chứng thư CO form D) khiến tổng đường NK có nguồn gốc Thái Lan là hơn 1 triệu tấn, chiếm 97,7%. Sau 11 tháng, lượng đường nhập từ Thái Lan vào Việt Nam đã lên tới 1,3 triệu tấn. Đáng chú ý, theo dữ liệu trên giá XK, bình quân đường thô và luyện từ Thái Lan vào Việt Nam chỉ có 334 USD/tấn.
"Giá bán đường XK nêu trên rõ ràng không chỉ cao hơn hẳn giá đường bán trong thị trường nội địa Thái Lan mà còn thấp hơn cả chi phí mía trong đường (niên vụ 2019-2020 chỉ tiêu chế biến của ngành đường Thái Lan là 9,13 mía/đường – chi phí mía trong đường là 410 USD/tấn). Điều này càng làm nổi rõ hơn tính chất phá giá của loại đường Thái Lan khi tràn vào thị trường Việt Nam. Rõ ràng là có sự không công bằng trong cạnh tranh trong ngành mía đường", ông Lộc nhấn mạnh.
Hiệp hội Mía đường Việt Nam nhận định, một khối lượng đường kỷ lục với giá rẻ đã tràn vào và hoàn toàn làm chủ thị trường. Dưới tác động này, giá đường thị trường nội địa của Việt Nam đã bị dìm xuống mức thấp nhất trong khu vực, thấp hơn giá thành sản xuất. Đường sản xuất từ mía hầu như không tiêu thụ được.
Từ góc độ DN, ông Trần Ngọc Hiếu, Tổng giám đốc Công ty Mía đường Sóc Trăng cho biết, hiện tại thực trạng vùng nguyên liệu sản xuất mía đường ở Sóc Trăng đang ngày càng giảm mạnh. Cụ thể, năm 2017 là 8.400 ha, đến năm 2018 là 7.000 ha, đến năm 2019 là 4.800 ha. Năm nay, hiện tại chỉ còn khoảng 2.400 ha và dự kiến năm 2021 chỉ còn dưới 2.000 ha...
Nguyên nhân chủ yếu khiến diện tích, số lượng thu mua mía đường ngày càng giảm được ông Trần Ngọc Hiếu chỉ ra là do đường Thái Lan nhập chính ngạch với giá thấp cạnh tranh không lành mạnh với đường của Việt Nam. Bên cạnh đó, ông Hiếu cũng đề cập tới góc độ có những chi phí không thể thay đổi "một sớm một chiều" được, phần lớn vùng nguyên liệu còn nhỏ lẻ, manh mún.
“Ánh sáng cuối đường hầm”
Trước thực tế khó khăn kể trên của ngành mía đường, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 28/CT-TTg ngày 14/7/2020 về triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới nhằm đảm bảo điều kiện cạnh tranh công bằng cho ngành đường và nông dân trồng mía. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường NK từ Thái Lan. "Động thái này ngay lập tức đã có tác động tích cực, giá đường trong nước dần hồi phục. Bộ Công Thương mới khỏi xướng điều tra thôi nhưng cũng đã mang lại "ánh sáng cuối đường hầm" đối với ngành mía đường Việt Nam", ông Lộc nhấn mạnh.
Chia sẻ sâu hơn về vấn đề này, ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngành sản xuất trong nước đã cung cấp các thông tin, bằng chứng cho thấy sản phẩm đường mía NK từ Thái Lan đang bị bán phá giá vào Việt Nam và Chính phủ Thái Lan đã và đang duy trì một số chính sách trợ cấp cho hoạt động trồng mía của người nông dân và ngành sản xuất mía đường.
Tháng 9/2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2466/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. Trước đó, tháng 6/2020, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Quyết định số 1715/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô (còn gọi là HFCS) có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Về dài lâu, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh bày tỏ quan điểm ngành mía đường cần phải cơ cấu lại, nâng cao năng suất, đầu tư hiệu quả giảm giá thành nhằm cạnh tranh sòng phẳng. Cả khâu đầu tư gieo trồng lẫn chế biến của ngành mía đường đều phải tái cơ cấu lại.
"Nếu chúng ta chế biến tốt, rỉ đường và bã mía có thể làm ra sản phẩm được để kinh doanh có lãi và hạ giá thành. Các nước khác đều làm như vậy và kinh doanh rất tốt. Hội nhập là điều tất yếu. Chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế thì phải sống cùng quốc tế, phải chấp nhận cạnh tranh để phát triển. Không nên nghĩ rằng, các quy định nghiêm ngặt về chất lượng, tiêu chuẩn, môi trường trở thành rào cản hạn chế XK hay những chính sách ưu đãi đối với hàng NK lại là rào cản đối với hàng nội địa. DN phải xem đây là áp lực để tự thay đổi, tự lớn mạnh lên", ông Doanh nói.
Tin liên quan
Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể
20:39 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Xây dựng nền kinh tế vững mạnh, hùng cường trong một thế giới đầy biến động
18:08 | 02/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Ấn Độ tăng 102%
10:57 | 27/08/2024 Xuất nhập khẩu
3 nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 100 tỷ USD
09:08 | 24/08/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu đạt hơn 473 tỷ USD tính đến trung tuần tháng 8
13:46 | 23/08/2024 Xuất nhập khẩu
TPHCM: Hàng hóa XNK tăng hơn 6 tỷ USD
13:45 | 23/08/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tôm đạt kỷ lục trong tháng 7
17:06 | 20/08/2024 Xuất nhập khẩu
Sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc cần đảm bảo những quy định gì?
10:36 | 20/08/2024 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng đạt hơn 440 tỷ USD
18:56 | 16/08/2024 Xuất nhập khẩu
Lần đầu tiên xuất nhập khẩu đạt hơn 70 tỷ USD/tháng trong năm 2024
14:21 | 12/08/2024 Xuất nhập khẩu
Campuchia là thị trường xuất khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam
14:18 | 12/08/2024 Xuất nhập khẩu
3 nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch tăng thêm hơn 16 tỷ USD
15:44 | 05/08/2024 Xuất nhập khẩu
4 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm hơn 17 tỷ USD
09:10 | 02/08/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu ổn định sau bão Yagi
Hải quan nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3, thông quan thông suốt tại Hải Phòng, Quảng Ninh
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics