G20-Cầu nối cho sự phục hồi hậu Covid-19
Cần tận dụng tốt sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu | |
Toyota Việt Nam hỗ trợ trang thiết bị y tế phòng chống Covid cho Vĩnh Phúc | |
[Infographics] Nội dung thảo luận chính tại Hội nghị thượng đỉnh G20 |
Trong bối cảnh đó, G20 hướng tới mục tiêu trở thành cầu nối cho các nỗ lực duy trì sự phục hồi nhọc nhằn này, thông qua việc tìm ra các giải pháp chung nhằm đảm bảo sức khỏe là một lợi ích chung toàn cầu và tăng cường khả năng chuẩn bị đối phó với các đại dịch; thúc đẩy môi trường quốc tế thuận lợi cho đầu tư và tăng trưởng; duy trì sự ổn định tài chính toàn cầu; hỗ trợ các nền kinh tế dễ bị tổn thương và củng cố cấu trúc tài chính quốc tế; làm cho hệ thống thuế quốc tế trở nên công bằng và minh bạch hơn; và bảo vệ hành tinh trong khi cải thiện điều kiện sống cho tất cả mọi người.
Khi tiếp tục cung cấp các biện pháp kích thích tài chính để hỗ trợ sự phục hồi toàn cầu và thực hiện các khoản đầu tư mang tính chuyển đổi để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và bình đẳng thu nhập, các bộ trưởng tài chính G20 đã ủng hộ một sáng kiến của IMF để tăng cường viện trợ cho những quốc gia dễ bị tổn thương nhất thông qua việc phân bổ 650 tỷ USD quyền rút vốn đặc biệt (SDR), tài sản dự trữ quốc tế do IMF tạo ra để cung cấp thêm thanh khoản cho các quốc gia. Tuyên bố của hội nghị kêu gọi "sự đóng góp của tất cả các quốc gia có khả năng nhằm đạt được mục tiêu đầy tham vọng trong hỗ trợ của các quốc gia dễ bị tổn thương".
Trong khi nhấn mạnh ủng hộ việc "chia sẻ vắc xin công bằng trên toàn cầu", đã không đề xuất các biện pháp cụ thể, mà chỉ ghi nhận khuyến nghị lập quỹ mới tài trợ cho vắc xin trị giá 50 tỷ USD mà IMF, Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đưa ra. Sự khác biệt về tỷ lệ tiêm chủng giữa nước giàu và nước nghèo trên thế giới vẫn rất lớn. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã chỉ rõ sự khác biệt này đang làm suy yếu những nỗ lực lớn hơn để hạn chế sự lây lan của virus. Trong khi một số quốc gia giàu nhất hiện đã tiêm cho hơn 2/3 công dân của họ ít nhất một mũi vắc xin, thì con số này giảm xuống dưới 5% ở nhiều quốc gia châu Phi.
Một nội dung đáng chú ý nữa là lần đầu tiên trong thông cáo chính thức ngày 10/7, các bộ trưởng tài chính G20 đã công nhận thuế carbon là một công cụ tiềm năng để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Việc đánh thuế carbon nằm trong bộ công cụ mà các quốc gia cần phối hợp để giảm phát thải khí nhà kính. Các công cụ này bao gồm đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững và công nghệ mới để thúc đẩy quá trình khử cacbon và năng lượng sạch", hợp lý hóa và loại bỏ dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả và nếu thích hợp, sử dụng các cơ chế và sáng kiến đánh thuế carbon, trong khi cung cấp các khoản hỗ trợ có mục tiêu cho những người nghèo và dễ bị tổn thương nhất.
Có thể nói, với những thỏa thuận đạt được trong các vấn đề kinh tế, tài khóa và tiền tệ toàn cầu tại hội nghị cấp bộ trưởng lần này, G20 đã phần nào "truyền cảm hứng" để các nhà hoạch định chính sách toàn cầu tiếp tục nỗ lực vượt qua đại dịch, thúc đẩy sự phục hồi bền vững, cân bằng và bao trùm, đồng thời đảm bảo rằng thế giới sẽ được chuẩn bị tốt hơn để đối phó với những cú sốc không thể lường trước, góp phần phát triển tầm nhìn chung nhằm định hình một tương lai tươi sáng hơn cho tất cả mọi người.
Tin liên quan
Ngân hàng Thế giới: G20 cần xem xét lại cơ chế giảm nợ cho nước nghèo
08:38 | 22/04/2024 Nhìn ra thế giới
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 ở Brazil không đưa ra được tuyên bố chung
10:15 | 01/03/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Putin: Định dạng G20 là cấu trúc quan trọng trong quản trị kinh tế
07:53 | 23/11/2023 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) mở rộng chương trình tạo thuận lợi cho hàng hóa trung chuyển
19:36 | 03/09/2024 Hải quan thế giới
Tại sao đồng NDT không thể “soán ngôi” của USD?
14:41 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những dấu hiệu đáng ngại về triển vọng chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ
12:17 | 02/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics