G20 ủng hộ giảm thời gian phát triển vaccine trong trường hợp khẩn cấp
Công nhân làm việc trong dây chuyền sản xuất vaccine tại cơ sở của Tập đoàn y tế Australia CSL ở Melbourne. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cam kết ủng hộ cắt giảm khoảng thời gian cần thiết để phát triển vaccine, thuốc điều trị và xét nghiệm mới trong đại dịch, từ 300 ngày xuống còn 100 ngày.
Thông thường, việc phát triển vaccine có thể mất tới hơn 10 năm nhưng đại dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng với những tác động khôn lường trong thời gian ngắn đã khiến công tác nghiên cứu, thử nghiệm và các quy trình kiểm duyệt cũng phải được đẩy nhanh. Kết quả là thế giới đã tìm ra những loại vaccine phòng bệnh trong chưa đầy một năm.
Trong dự thảo Tuyên bố chung được chuẩn bị để thông qua vào cuối tuần này tại Hội nghị thượng đỉnh ở Rome (Italy), mà các lãnh đạo G20 khẳng định sẽ ủng hộ (dựa trên cơ sở khoa học) việc rút ngắn thời gian phát triển vaccine, các phương pháp điều trị, chẩn đoán an toàn và hiệu quả từ 300 ngày xuống còn 100 ngày trong các trường hợp y tế khẩn cấp do đại dịch.
Nội dung dự thảo có thể sẽ thay đổi vào phút cuối nhưng các quan chức cho biết cam kết này nhiều khả năng sẽ không thay đổi.
Một trong những biện pháp tối quan trọng giúp giảm thời gian cần thiết để phát triển vaccine và thuốc điều trị là rút ngắn thời gian thử nghiệm, thiết lập cơ sở đăng ký tình nguyện viên rộng rãi và mời các cơ quan quản lý tham gia sâu sát hơn vào quá trình thử nghiệm.
Ví dụ, Liên minh châu Âu (EU) đã tìm cách củng cố các mạng lưới thử nghiệm lâm sàng vaccine và các phương pháp điều trị để kết nối những bên chịu trách nhiệm thiết kế và triển khai các thử nghiệm.
Khuyến khích chia sẻ dữ liệu cũng để đẩy nhanh công tác nghiên cứu. Các công nghệ mới, như RNA, cũng đã chỉ ra là có thể giúp việc phát triển vaccine mới nhanh hơn.
Bên cạnh đó, dự thảo tuyên bố chung cũng có đoạn nêu rõ G20 cũng sẽ ủng hộ mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là đến giữa năm 2022, khoảng 70% dân số đủ điều kiện tại mỗi quốc gia trên thế giới sẽ được tiêm vaccine phòng COVID-19.
Điều này sẽ giúp thu hẹp khoảng cách lớn đang tồn tại giữa các nước về tỷ lệ tiêm chủng.
Trong khi nhiều nước giàu có đã đạt mục tiêu tiêm cho 70% dân số thì có những nước nghèo còn chưa tiêm được cho 5% dân số.
Các nhà lãnh đạo G20 cũng hoan nghênh các nỗ lực đa phương nhằm hỗ trợ và tăng cường công tác chuẩn bị và ứng phó với đại dịch, trong đó có việc xem xét khả năng thiết lập một công cụ hoặc một thỏa thuận quốc tế - ví dụ như một hiệp ước quốc tế về đại dịch./.
Tin liên quan
Ngân hàng Thế giới: G20 cần xem xét lại cơ chế giảm nợ cho nước nghèo
08:38 | 22/04/2024 Nhìn ra thế giới
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 ở Brazil không đưa ra được tuyên bố chung
10:15 | 01/03/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Putin: Định dạng G20 là cấu trúc quan trọng trong quản trị kinh tế
07:53 | 23/11/2023 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan và VASEP: Cốt lõi niềm tin trong thỏa thuận hợp tác
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics