Gánh nặng suy dinh dưỡng của trẻ em Việt
Bổ sung vi chất dinh dưỡng là biện pháp quan trọng nhằm giảm tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em Việt. Ảnh: Phương Thúy |
Còn đó nhiều nỗi lo
Thống kê của Viện Dinh dưỡng cho thấy, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân như tỷ lệ SDD trẻ em đã giảm nhanh và bền vững (SDD thể nhẹ cân giảm từ 30,1% năm 2000 xuống còn 14,1% năm 2015 và năm 2018 tỷ lệ SDD nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi là 12,8%).
Tuy vậy, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức như tỷ lệ SDD thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm giảm 1%, nhưng vẫn còn ở mức cao (23,2% năm 2018) và có sự chênh lệch giữa các vùng nhất là vùng núi, vùng khó khăn và nông thôn với thành phố, đồng bằng.
Tỷ lệ này ở miền núi phía Bắc là 28,4% và Tây Nguyên là 32,7%. SDD thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng (VCDD) là những nguyên nhân chính dẫn tới chiều cao thấp ở thanh niên Việt Nam.
Ông Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết, SDD thấp còi và thiếu VCDD là những nguyên nhân chính dẫn tới chiều cao thấp ở thanh niên Việt Nam. Ngoài ra, thiếu VCDD còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em và khả năng sinh sản cũng như năng suất lao động của người lớn. Trong khi đó việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chế độ dinh dưỡng học đường, dinh dưỡng cho người lao động mới chỉ đạt kết quả bước đầu.
Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam Trương Hồng Sơn lo ngại tình trạng thiếu vitamin A, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu kẽm, thiếu iode rất phổ biến ở trẻ em học đường. Đây là những yếu tố nguy cơ liên quan với tăng trưởng chiều cao chậm, SDD thấp còi ở trẻ học đường, trẻ vị thành niên cũng như người trưởng thành Việt Nam.
Bổ sung vi chất dinh dưỡng
Để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em Việt, các chuyên gia cho rằng, giai đoạn 1.000 ngày đầu đời kể từ khi người mẹ bắt đầu mang thai cho đến khi trẻ tròn 2 tuổi là thời điểm vàng quyết định sự phát triển tối ưu về thể chất và trí tuệ của trẻ nếu có chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Theo Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, VCDD gồm nhóm vitamin (A, B, C, D, E...) và nhóm các nguyên tố khoáng (canxi, photpho, sắt, kẽm, iod, selen, đồng...). Những chất này có nhiều trong thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật rất phong phú và đa dạng ở Việt Nam.
Tuy nhiên, rất nhiều bà mẹ do chưa hiểu biết đúng về vai trò cũng như là nhu cầu của VCDD nên đã cho trẻ uống bổ sung không đúng và nếu thừa cũng có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo ông Lê Danh Tuyên, chiến lược phòng chống thiếu VCDD gồm các giải pháp đồng bộ như bổ sung VCDD cho các đối tượng có nguy cơ cao là một giải pháp cần thiết để khắc phục nhanh chóng, kịp thời tình trạng thiếu VCDD. Tăng cường VCDD vào thực phẩm là giải pháp trung hạn. Đa dạng hoá bữa ăn là biện pháp cải thiện tình trạng thiếu VCDD một cách lâu dài và bền vững.
Tăng cường VCDD vào các thực phẩm thiết yếu là biện pháp đơn giản, có hiệu quả và dễ đạt độ bao phủ cao có tính bền vững để giảm thiểu sự thiếu hụt các VCDD trong bữa ăn hàng ngày, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân.
Liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng và khẩu phần ăn của trẻ em lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở PGS.TS. Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết, khẩu phần ăn của học sinh tiểu học hiện nay đáp ứng cao hơn nhu cầu khuyến nghị về năng lượng và protein, trong khi đó khẩu phần ăn của học sinh trung học cơ sở lại chưa đạt so với nhu cầu khuyến nghị về năng lượng, mức khẩu phần canxi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin nhóm B và vitamin C.
Vì vậy, chuyên gia này khuyến nghị chế độ ăn cần quan tâm đến bữa ăn học đường, tăng cường rau quả, chất xơ, các thực phẩm giàu VCDD hoặc thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng để nâng cao chất lượng bữa ăn.
“Ngoài ra, hoạt động truyền thông giáo dục và phòng chống SDD ở vùng nông thôn và thừa cân béo phì tại thành thị cần được đẩy mạnh nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng và tầm vóc cho học sinh. Các can thiệp cần ưu tiên cho giải quyết gánh nặng kép về dinh dưỡng và đặc thù cho từng vùng”, bà Mai nêu.
Tin liên quan
Đột kích cơ sở kinh doanh hơn 20 tấn mỹ phẩm, kem đánh răng quá hạn sử dụng
09:59 | 10/07/2024 An ninh XNK
Vinamilk: Nỗ lực nhiều hơn để mọi trẻ em được uống sữa
16:24 | 14/05/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thanh niên Hải quan Lào Cai góp sức xây dựng sân chơi cho trẻ em vùng cao
14:51 | 25/03/2024 Hải quan
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
20:19 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:41 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3
15:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
20:13 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hơn 320 người chết, mất tích do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ
20:08 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Toàn bộ tiền bán vé chương trình “BOND Live In Vietnam” sẽ dành ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
19:50 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội tiếp tục báo động lũ cấp 1 trên sông Đà, cấp 2 trên sông Hồng
19:45 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70 đoạn Hà Đông do ngập sâu
13:49 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Báo động lũ cấp II trên sông Hồng
13:47 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 74 phát hành ngày 13/9/2024
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics