Giảm tác động tiêu cực từ thiên tai bằng hành động từ doanh nghiệp
Hơn 73% doanh nghiệp gián đoạn chuỗi cung ứng sau bão Yagi Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3 |
Cẩu 300 tấn bị bão Yagi quật đổ sập, phá nát nhà xưởng của Công ty đóng tàu Hạ Long. Ảnh: thanhnien.vn |
Thiên tai “cuốn trôi” hàng nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp
Tại Quảng Ninh, sau khi bão đi qua là hàng loạt cơ ngơi, nhà xưởng, thiết bị… đổ nát, tan hoang. Là một hộ kinh doanh nuôi trồng thuỷ sản, bà Ngô Thị Thuý (xã Tân An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) cho biết, gia đình đầu tư 60 ô nuôi cá, mỗi ô có khoảng 500 con tại Cẩm Phả và 45 ô cá tại bến Giang, nên cơn bão đi qua đã “cuốn trôi” khối tài sản lên tới 12 tỷ đồng, những gì còn lại chỉ là ít cá con giữ được tại lồng. Tương tự, hộ kinh doanh của ông Vũ Văn Cường cũng bày tỏ, 3 bè cá thiệt hại gần 14 tỷ đồng; những gia đình bên cạnh bị thiệt hại lên tới 20-30 tỷ đồng.
Về phía doanh nghiệp, bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây lũ lụt đã làm hỏng nhiều nhà xưởng, vật tư... Chẳng hạn, 60 cửa hàng xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tại tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng bị thiệt hại do bay diềm mái che, đổ bảng giá, vỡ cửa kính; trang thiết bị, nhà kho, một số cẩu của cảng Hải Phòng bị trật ray, biến dạng kết cấu do sức gió quá lớn; nhiều kho hàng, văn phòng bị thiệt hại nặng…
Theo thống kê tại Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 của Chính phủ vào ngày 15/9, các cơ sở hạ tầng về điện, viễn thông, đô thị, kết cấu khu công nghiệp thiệt hại nghiêm trọng. Lĩnh vực nông nghiệp cũng thiệt hại nặng nề với hơn 190.000 ha lúa, 48.00 ha hoa màu, 31.000 ha cây ăn quả bị ngập úng; hơn 3.000 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi; hơn 21.000 gia súc và trên 2,6 triệu gia cầm bị chết. Tổng thiệt hại ước tính sơ bộ đến nay của Quảng Ninh là 23.770 tỷ đồng, chiếm hơn một nửa số thiệt hại của các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng bão và hoàn lưu sau bão (thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng).
Những con số trên cho thấy thiên tai luôn gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) 2024 với chủ đề “Net Zero 2050: Bồi đắp niềm tin - Kiến tạo chuyển đổi” vừa qua, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng nêu, cơn bão số 3 là minh chứng nữa cho thấy sự nóng lên của trái đất. Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ gây ra những hiện tượng thời tiết ngày càng cực đoan, tác động nghiêm trọng đến hoạt động của loài người, nên trong bối cảnh đó, phát triển bền vững là mục tiêu, là yêu cầu chiến lược đối với tất cả doanh nghiệp hiện nay.
Sự chủ động từ doanh nghiệp
Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đặt mục tiêu về giảm lượng khí thải nhà kính, tiến tới Net Zero vào năm 2050. Điều này cần sự chuyển đổi đồng bộ, từ nhận thức, hành động, tư duy của các cơ quan quản lý cho đến cộng đồng doanh nghiệp.
Thông tin về các cơ chế và chính sách từ phía Nhà nước, ông Lê Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy thử nghiệm cơ chế, chính sách đặc thù; chuyển đổi tư duy hoạch định xây dựng chính sách, tư duy quản lý, tư duy giám sát... nhằm tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp theo đuổi thực hành kinh doanh có trách nhiệm; đồng thời thúc đẩy phát triển “tín dụng xanh”, “ngân hàng xanh”, tăng tỷ trọng vốn tín dụng đầu tư vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít carbon…
Nhưng thực tế cho thấy, vấn đề về phát triển bền vững đã được nói đến nhiều năm nay, nên để thực sự hiệu quả thì cần tăng cường nhận thức của các doanh nghiệp. Ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam nhấn mạnh, các doanh nghiệp cần nhìn nhận phát triển bền vững là động lực tạo giá trị, không phải gánh nặng cho doanh nghiệp, bởi nếu phát triển bền vững đúng cách sẽ gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp về lâu dài.
Ông Binu Jacob cho biết, ngày càng có nhiều người tiêu dùng lựa chọn lối sống xanh và lựa chọn sản phẩm xanh dựa trên phát triển bền vững. Theo đó, có tới 97% người tiêu dùng toàn cầu mong muốn có một lối sống xanh bền vững, 80% người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm dựa trên tiêu chí phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong số này chỉ có 17% người tiêu dùng có thể thực hiện được và tại Việt Nam tỷ lệ này là 2% nhưng có tới 29% người tiêu dùng sẵn sàng và đánh giá cao phát triển bền vững và trong thời gian tới, tỷ lệ này không chỉ dừng lại ở 29% mà có thể tăng lên đến 50%.
Đồng quan điểm, bà Nguyễn Trà My, Giám đốc điều hành Tập đoàn PAN cho hay, hiện nay, Tập đoàn đã gia tăng giá trị cho nhiều nông sản xuất khẩu như gạo, hạt điều… thay vì xuất thô. Tuy nhiên, con đường phát triển bền vững đã gặp không ít thách thức do nhiều công ty thành viên có quy mô sản xuất khác nhau và chênh lệch về doanh thu… Do đó, theo bà My, ý chí của lãnh đạo, tăng cường truyền thông nội bộ đã được đẩy mạnh để thấm nhuần tư tưởng, quan điểm phát triển bền vững đến đội ngũ nhân viên.
Ngoài ra, với nhiều doanh nghiệp, trách nhiệm với môi trường là trọng tâm của các chiến lược kinh doanh nên đã nỗ lực để giảm lượng khí thải carbon và giảm thiểu chất thải thông qua nhiều sáng kiến khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp được khuyến nghị nâng cao chất lượng quản trị, xây dựng văn hoá kinh doanh cũng như chuỗi cung ứng toàn diện, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Không để đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 vào ngày 15/9/2024, cùng với các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó, nhóm các giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh, Thủ tướng yêu cầu rà soát, thống kê thiệt hại các cơ sở sản xuất kinh doanh để khôi phục trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là chính sách về tín dụng, hỗ trợ giống cây con, phân bón cho nông nghiệp, hỗ trợ khôi phục các loại hình dịch vụ, khôi phục sản xuất công nghiệp, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, có phương án tăng cường các loại hình giao thông, giảm giá cước vận tải, khôi phục các kho bãi tập kết hàng hóa; điều hòa các công trình thủy điện, thủy lợi trong xả lũ và tích nước. Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng nghiên cứu chính sách giãn, hoãn, khoanh nợ, chính sách tín chấp, gói lãi suất 0 đồng...; Bộ Tài chính nghiên cứu giảm, giãn, hoãn thuế, phí, lệ phí; Bộ Công Thương bảo đảm vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất kinh doanh; Ngân hàng Chính sách xã hội có phương án cho vay các hộ gia đình; ngành bảo hiểm thanh toán kịp thời cho các thiệt hại của doanh nghiệp, người dân... Về nhóm các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, Thủ tướng yêu cầu phải đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm thu ngân sách, cung ứng xăng dầu, điện nước; sử dụng hiệu quả tiền hỗ trợ khắc phục hậu quả, chống tham nhũng, lãng phí, trục lợi; cung ứng đủ hàng hóa, nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh; kiểm soát giá cả, không để găm hàng, đội giá, tranh thủ lúc khó khăn để trục lợi; tập trung làm mới 3 động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tái cơ cấu sản xuất kinh doanh phù hợp tình hình địa phương; tiếp tục đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng. Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan xây dựng, triển khai chương trình khắc phục hậu quả bão lũ, khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định để thực hiện. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đề án chống hạn mặn, sạt lở, sụt lún tại ĐBSCL. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng đề án khảo sát, đánh giá, phòng chống sạt lở trên cả nước. Các cơ quan xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích một số ngành, lĩnh vực có thể phát triển bứt phá, tăng tốc như các ngành chíp bán dẫn, khu thương mại tự do, trung tâm tài chính... PV |
Tin liên quan
Nhóm Truyền cảm hứng ủng hộ, tặng quà học sinh vùng bão lũ
17:59 | 16/09/2024 Hải quan
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ về CBAM
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là nhiệm vụ cấp bách của doanh nghiệp cảng biển
09:19 | 17/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
10:41 | 15/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
bawns cas h5
Tin mới
Giảm tác động tiêu cực từ thiên tai bằng hành động từ doanh nghiệp
Doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ về CBAM
Cục Hải quan Thừa Thiên Huế có tân Phó Cục trưởng
Hải quan Quảng Ninh siết quản lý hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất
Hải quan Cao Bằng: Thu ngân sách về đích sớm
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform