Hải quan tiên phong thực hiện và áp dụng quản lý rủi ro- Bài học kinh nghiệm tốt để các bộ, ngành áp dụng
Quản lý rủi ro nên được áp dụng ở nhiều lĩnh vực | |
Ứng dụng hệ thống thông minh để quản lý rủi ro hải quan |
Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. |
Bà đánh giá như thế nào về những kết quả đạt được sau 5 năm triển khai dự án trong việc tạo hiệu ứng lan tỏa đối với công tác cải cách thủ tục hành chính tại Việt Nam?
Khi Dự án TFP triển khai đã đặt ra mục tiêu tạo sự đột phá cho hoạt động kiểm tra chuyên ngành nói chung và công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng. Tham vọng hơn của dự án là hướng đến sự kết nối chia sẻ dữ liệu với các bộ quản lý chuyên ngành trong thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa. Trong đó bao gồm cả thủ tục hải quan và các thủ tục kiểm tra chuyên ngành của các bộ, ngành liên quan.
Theo đó, sau 5 năm đi vào triển khai thực hiện, hiệu quả dễ thấy nhất mà TFP mang lại chính là hiệu ứng của việc áp dụng khoa học, công nghệ thông tin (CNTT) vào quá trình quản lý. Đưa ra một con số cụ thể để đánh giá kết quả đạt được của dự án thật sự không dễ dàng. Tuy nhiên, kết quả thấy rõ là sự nỗ lực vượt bậc trong cải cách thủ tục hành chính của cơ quan Hải quan kể từ khi tham gia dự án. Trong đó, thể hiện rõ nhất hệ thống CNTT được áp dụng mạnh mẽ nhằm đơn giản thủ tục hải quan, tạo điều kiện tối đa cho DN, cũng như áp dụng quản lý rủi ro một cách triệt để trong tất cả các khâu nghiệp vụ.
Tôi thấy rằng, chặng đường 5 năm triển khai TFP, kết quả được đánh giá cao phải kể đến là vai trò, nỗ lực của cơ quan Hải quan. Ngoài ra, những thay đổi trong lĩnh vực hải quan là bài học kinh nghiệm, tạo áp lực cho các bộ, ngành trong việc thay đổi mô hình quản lý nội tại, trong đó có việc ứng dụng CNTT và áp dụng mô hình quản lý rủi ro. Sự nỗ lực của cơ quan Hải quan được xem là hiệu ứng lan tỏa cũng như tác động lớn và có tính chất lâu dài, mang yếu tố bền vững.
Ngoài hiệu quả từ công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, một điểm nổi bật khác mà TFP mang lại đó là sự kết nối giữa cộng đồng DN và các cơ quan quản lý. Dự án TFP đã đi từ thực tiễn, hơi thở cuộc sống để thúc đẩy sự chia sẻ từ DN, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật. Có thể nói đây là một trong những điểm nổi bật mà TFP đã thực hiện một cách thành công. Bởi thông qua Dự án TFP, sự kết nối vững chắc từ phía DN với các cơ quan quản lý nhà nước đã có sự hài hòa, nhịp nhàng từ các bên.
Theo bà, vai trò của Tổng cục Hải quan cũng như hiệu quả từ công tác cải cách trong lĩnh vực hải quan của Dự án TFP như thế nào?
Tại dự án, Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối và cụ thể Tổng cục Hải quan là cơ quan chủ trì trực tiếp triển khai thực hiện các hoạt động. Để tạo nên thành công của dự án thì sự chủ động phối hợp chặt chẽ của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan với đơn vị tài trợ dự án và các bên liên quan là vô cùng quan trọng.
Kết quả dự án mang lại cho thấy sự quan tâm đặc biệt từ phía lãnh đạo Tổng cục Hải quan trong công tác chỉ đạo, điều hành sát sao, thậm chí tạo áp lực lớn hơn cả sự kỳ vọng lúc đầu mà dự án đặt ra.
Theo tôi, ở bất cứ lĩnh vực nào, muốn cải cách thành công thì sự quan tâm và chỉ đạo xuyên suốt từ người đứng đầu cơ quan thực thi là vai trò nòng cốt để đi đến thành công. Đối với Dự án TFP, dù còn nhiều vấn đề chúng ta chưa giải quyết được, nhưng ít nhất sự kết nối giữa các bên đã được thực hiện, đặc biệt, các bộ, ngành đã thể hiện mức độ coi trọng đối với những vấn đề mà cơ quan Hải quan nêu lên. Đây là một trong những điểm tích cực đánh giá vai trò của cơ quan Hải quan tại dự án này. Tôi cho rằng, sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Hải quan trong việc kết nối các bộ, ngành, cộng đồng DN sẵn sàng hợp tác, tham gia, đóng góp để công tác xây dựng văn bản chính sách pháp luật ngày càng hoàn thiện thật sự có ý nghĩa lớn.
Việc áp dụng mô hình quản lý rủi ro trong quá trình triển khai dự án từ cơ quan Hải quan, theo bà, đây có thể được xem là những kinh nghiệm quý cho các bộ, ngành khác tham khảo, học tập không, thưa bà?
Tại Việt Nam, cho đến thời điểm này, Hải quan được đánh giá là ngành đi tiên phong trong công tác cải cách thủ tục hành chính, ngành đầu tiên thực hiện và áp dụng mô hình quản lý rủi ro trong quy trình nghiệp vụ.
Khi triển khai Dự án TFP, cơ quan Hải quan đã học hỏi kinh nghiệm quốc tế và đưa nhiều ý tưởng nhằm thể chế hóa việc quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm để tạo thuận lợi hơn cho hoạt động thông quan. Tuy nhiên, những nỗ lực trong hoạt động cải cách thật sự là một quá trình khó khăn, đòi hỏi phải được triển khai liên tục và cần sự tâm huyết rất nhiều từ phía các bộ, ngành.
Mặc dù hiện nay, nước ta nhiều bộ, ngành đã từng bước áp dụng mô hình quản lý rủi ro trong công tác quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, tuy nhiên, cách thức và mức độ áp dụng khác nhau giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành chưa được đồng nhất. Do đó, việc cơ quan Hải quan tiên phong thực hiện và áp dụng quản lý rủi ro khi tham gia Dự án TFP được kỳ vọng sẽ là những bài học kinh nghiệm nhằm lan tỏa sang các bộ, ngành, lĩnh vực khác. Đặc biệt, sẽ là bài học, kinh nghiệm tốt để các bộ, ngành áp dụng trong lĩnh vực về quản lý chuyên ngành, chất lượng, an toàn thực phẩm.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 77 phát hành ngày 24/9/2024
20:04 | 23/09/2024 Thông báo
Hải quan-Biên phòng Quảng Bình phối hợp xử lý 51 vụ, thu giữ trên 270kg ma túy các loại
20:26 | 22/09/2024 An ninh XNK
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
16:30 | 20/09/2024 Tài chính
Thực hiện Hải quan số là xu thế tất yếu
14:32 | 13/08/2024 Hiện đại hóa hải quan
Sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan
09:58 | 01/07/2024 Hiện đại hóa hải quan
Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số liên quan đến nghiệp vụ hải quan
09:25 | 12/06/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan thực hiện 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình
11:12 | 09/05/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan
13:57 | 18/04/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan TPHCM chủ động ứng dụng CNTT trong công tác giám sát hải quan
21:01 | 15/04/2024 Hiện đại hóa hải quan
Yêu cầu hiện đại hóa hệ thống thủ tục hải quan cho thương mại nông sản
13:25 | 07/02/2024 Hiện đại hóa hải quan
Đẩy mạnh số hóa và ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu
08:37 | 12/01/2024 Hiện đại hóa hải quan
Công nghệ thông tin hải quan giúp khơi thông dòng chảy hàng hóa xuất nhập khẩu
08:29 | 02/01/2024 Hiện đại hóa hải quan
Ngân hàng ICHC Hà Nội chính thức triển khai nộp thuế điện tử và thông quan 24/7
14:44 | 28/12/2023 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan Đồng Nai muốn được đi đầu thí điểm triển khai Hải quan số
18:19 | 25/12/2023 Hiện đại hóa hải quan
Xây dựng Mô hình cửa khẩu thông minh: Hai vấn đề cần nghiên cứu sâu khi phối hợp
07:54 | 25/12/2023 Hiện đại hóa hải quan
Bộ Công Thương: Hơn 300.000 hồ sơ thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia
15:18 | 21/12/2023 Hiện đại hóa hải quan
Tin mới
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 77 phát hành ngày 24/9/2024
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
Phối hợp chống buôn lậu trên vùng biển Hải Phòng, Thái Bình
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform