Hãng tàu Việt tiến ra thị trường quốc tế
Hãng tàu đầu tiên tại Việt Nam cam kết không tăng giá cước vận tải container | |
Đội tàu biển Việt Nam mạnh mẽ vươn ra thị trường quốc tế |
Liên doanh ZIM- Hải An sẽ mở ra cánh cửa cho hãng tàu Hải An vươn mạnh ra thị trường quốc tế. Ảnh: ST |
“Gót chân Asin” của XNK Việt Nam
Tính đến cuối năm 2021, Việt Nam có 10 công ty tham gia kinh doanh, khai thác tàu container, bao gồm 45 tàu, có sức chở từ 240 TEU đến 1.794 TEU. Trong đó, phần lớn là các tàu cũ (chiếm 73%), từ 15-20 tuổi, nhiều tàu trên 20 tuổi, là nhóm sắp đến thời hạn phải ngừng hoạt động.
Trong khi đó, đa phần các công ty vận tải container Việt Nam có quy mô nhỏ, không có tiềm lực tài chính mạnh, cộng với hiệu quả khai thác trên các tuyến nội địa những năm qua không cao nên rất ít công ty có kế hoạch đầu tư, đổi mới và phát triển đội tàu, đầu tư vỏ container, các trang thiết bị cũng như đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, chuyên viên, thuyền viên đủ sức tiếp thu công nghệ, kỹ thuật… Ngoài ra, khả năng kết nối của các DN vận tải biển Việt Nam với mạng lưới quốc tế cũng rất hạn chế. Điều này sẽ gây cản trở rất lớn khi DN vận tải biển Việt Nam muốn mở rộng tuyến dịch vụ ra các thị trường khu vực và quốc tế.
Hải An đã thảo luận với hãng tàu ZIM Integrated Shipping Services Ltđ để thành lập Công ty liên doanh vận tải container ZIM - Hải An nhằm đầu tư tàu container, vỏ container, tiếp thu công nghệ và tận dụng mạng lưới của đối tác để đầu tư phát triển đội tàu container của Việt Nam. Cùng với đó, mở các tuyến vận tải container đi Trung Quốc, Đông Bắc Á và Đông Nam Á, từng bước vững chắc mở rộng ra các khu vực Nam Á, Trung Đông, Úc, Mỹ và châu Âu trong tương lai, phục vụ trực tiếp hoạt động XNK của Việt Nam. Theo Hải An, ZIM là hãng tàu container đứng thứ 10 thế giới, hiện đang khai thác hơn 100 tàu container với tổng trọng tải gần 438.000 TEU, có kinh nghiệm khai thác nhiều tuyến container trên thế giới. |
Với thực tế đó, trong các năm tới, khi nhiều tàu hết hạn hoạt động và các DN không đầu tư mua, đóng mới thì năng lực vận tải container đường biển của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm mạnh, không đáp ứng được nhu cầu trong nước và không đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội. Điều này sẽ tiếp tục hạn chế cơ hội mở rộng, vươn ra khu vực và quốc tế, khiến cho DN XNK Việt Nam phải lệ thuộc vào các hãng tàu nước ngoài, không thể tham gia bình ổn giá cước vận tải container quốc tế như chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành.
Hiện nay hàng hóa XNK của Việt Nam được vận chuyển chủ yếu bằng container đường biển, trong đó đi châu Mỹ khoảng 25%, đi châu Âu khoảng 15%, đi Trung Quốc và Đông Bắc Á khoảng 50%, còn lại đi Đông Nam Á - Ấn Độ khoảng 10%. Số lượng hàng hóa tiếp tục tăng trưởng tốt, đặc biệt là một số khu vực luôn đạt mức tăng trưởng hai con số trong nhiều năm gần đây như Cái Mép, Hải Phòng. Trong đó trên 95% lượng hàng đang được vận chuyển thông qua các hãng tàu quốc tế do Việt Nam chưa có đội tàu container thích hợp, đủ lớn.
Đặc biệt, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, gián đoạn đã ảnh hưởng lớn đến thị trường vận tải container đường biển quốc tế nên trong năm 2021, mức cước vận chuyển đã tăng lên rất nhiều lần. Có tuyến tăng từ mức dưới 2.000 USD/container lên trên 20.000 USD/container nhưng DN Việt Nam vẫn không thể có đủ chỗ trên tàu và cả vỏ container để vận chuyển. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực tới XNK của các DN cũng như sự phát triển của kinh tế, làm giảm bớt hiệu quả của các FTA mà Việt Nam đã ký kết với các đối tác quốc tế trong thời gian qua.
Tiến ra quốc tế
Để bù đắp cho sự thiếu hụt năng lực vận tải như trên, việc nâng cao năng lực vận tải biển của đội tàu Việt Nam, mở rộng tuyến dịch vụ vận chuyển của đội tàu container Việt Nam, kết nối Việt Nam với các nước trong khu vực là mong muốn của nhiều DN vận tải biển Việt Nam. Mới đây, Công ty CP Vận tải biển Hải An đã công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông năm 2022, trong đó có tờ trình về phương án thành lập và khai thác kinh doanh của Công ty liên doanh vận tải container ZIM – Haian.
Theo tờ trình, sau khi được phép thành lập, công ty sẽ mở hai tuyến vận tải container: Việt Nam - Đông Nam Á và Việt Nam – Trung Quốc. Với việc vận hành 2 tuyến vận tải này, hàng hóa XNK của các DN Việt Nam sẽ được vận chuyển trực tiếp tới các thị trường Malaysia, Trung Quốc với cam kết chỗ trên tàu và cả vỏ container. Ngoài ra, từ các trung tâm chuyển tải này, hàng hóa XNK của Việt Nam có thể kết nối lên các tuyến quốc tế khác của ZIM Lines đi Nam Á, Trung Đông, Địa Trung Hải, Australia, Mỹ một cách nhanh chóng, thuận tiện.
Liên doanh ngoài thừa hưởng mạng lưới quốc tế và kinh nghiệm quản lý của ZIM Lines thì cũng được cam kết hỗ trợ tài chính từ ZIM Lines để tiếp tục mua, đóng mới các tàu container có tải trọng phù hợp cho việc phát triển các tuyến quốc tế khác trong những năm tới.
Cùng có tầm nhìn chiến lược, nhiều kế hoạch nâng cấp đội tàu, tiến ra thị trường quốc tế cũng được các DN vận tải biển Việt Nam đẩy mạnh triển khai. Điển hình như Công ty CP Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) đang tích cực bán các tàu có tuổi đời cao, kém hiệu quả, đồng thời tích cực tìm kiếm và thuê tàu bên ngoài để tăng năng lực vận chuyển, sản lượng, doanh thu và hiệu quả của công ty. Hiện đội tàu của VOSCO có 11 chiếc gồm 7 tàu hàng khô, 2 tàu chở dầu và 2 tàu container. Ngoài ra, VOSCO cũng có thuê định hạn một số tàu nên số lượng khai thác thường xuyên khoảng 12-14 tàu. Công ty đang định hướng đưa thêm tàu khai thác tại những thị trường có đòi hỏi cao như Atlantic, Nhật Bản, châu Âu, Australia…
Đầu năm 2021, Tập đoàn Hoà Phát cũng bắt đầu đặt chận vào lĩnh vực vận tải biển bằng việc hoàn thành mua và tiếp nhận 2 tàu biển chở hàng cỡ lớn với trọng tải 90.000 tấn để đáp ứng nhu cầu vận chuyển nội bộ và tiếp nhận đơn hàng thương mại ngoài thị trường. Đến cuối năm 2021, Hòa Phát tiếp tục mua thêm một tàu dòng kamsarmax có trọng tải hơn 80.000 tấn, nâng đội tàu của công ty lên 3 chiếc. Hiện con tàu này đang thực hiện hải trình vận chuyển hàng hóa cho một đối tác bên ngoài Tập đoàn Hòa Phát.
Trong lĩnh vực vận chuyển hàng lỏng, trong năm 2021, Gas Shipping đã tiếp nhận tàu Shamrock Jupiter tại cảng Santos – Brazil. Tàu Shamrock Jupiter có trọng tải 19.387 DWT với rất nhiều tính năng hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của ngành hàng hải và các khách hàng lớn trên thế giới. Theo đó, tàu đã được đưa vào khai thác ngay tại thị trường châu Mỹ. Hiện tại, đội tàu của Gas Shipping gồm 7 tàu, có tổng trọng tải trên 37.000 DWT, chủ yếu hoạt động tuyến Đông Nam Á – Nam Trung Quốc và nội địa.
Cuối năm, 2021, PVTrans cũng đã tiếp nhận thêm tàu chở dầu, hóa chất PVT Oriana có trọng tải 13.056 DWT được đóng tại Hàn Quốc và đưa vào khai thác tuyến quốc tế. Hiện đội tàu của PVTrans gồm 36 chiếc, trong đó khoảng 80% đang hoạt động tại khu vực Trung Đông, châu Á – Thái Bình Dương và đã tham gia vào các thị trường có tiêu chuẩn cao như châu Âu, Bắc Mỹ.
Tin liên quan
Việt Nam – Australia chia sẻ kinh nghiệm xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon
20:17 | 10/10/2024 Tài chính
Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản
16:54 | 10/10/2024 Kinh tế
Vedan Việt Nam trao nhà cho gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin
14:40 | 10/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
EVN lỗ hơn 21.800 tỷ đồng từ sản xuất điện năm 2023
14:20 | 10/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái T&T Group hỗ trợ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại do bão lũ
10:27 | 10/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank: Ưu đãi lãi suất vay từ 4,0%/năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh
10:08 | 10/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Rào cản thể chế sẽ tác động bất lợi đến sản xuất kinh doanh
17:00 | 09/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
BAC A BANK đồng hành cùng Ngày thẻ Việt Nam 2024
16:04 | 09/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tổng lỗ luỹ kế đến năm 2023 của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là 53,4 nghìn tỷ đồng
14:54 | 09/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp xứ Basque tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
19:51 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Techcombank và Manulife Việt Nam ngừng hợp tác độc quyền
17:11 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
“Gọi tên” các thách thức lớn nhất doanh nghiệp đang đối mặt
15:29 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
EuroCham: Dù còn trở ngại, các kế hoạch mở rộng kinh doanh vẫn đầy tiềm năng
14:42 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lợi nhuận 9 tháng của khối doanh nghiệp trung ương tăng
11:26 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xoá “khoảng cách” giữa nghiên cứu và triển khai cho đổi mới sáng tạo
09:10 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Kiên Giang có tân nữ Phó Cục trưởng
Công an TPHCM điều tra vụ tàng trữ thuốc lá lậu quy mô lớn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 82 phát hành ngày 11/10/2024
Việt Nam – Australia chia sẻ kinh nghiệm xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon
Sửa đổi các vấn đề cần thiết, cấp bách trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics