Hàng Việt “đổ bộ” châu Phi
Việt Nam ủng hộ Chiến lược của LHQ nhằm hỗ trợ khu vực Các hồ Lớn châu Phi | |
Thép Hòa Phát lần đầu xuất khẩu đi châu Phi | |
Cẩn trọng khi giao dịch với đối tác châu Phi |
Giá mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam tại nhiều nước khu vực châu Phi hiện đang rất cạnh tranh. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Nhiều cơ hội cho Gạo, tiêu, thuỷ sản, da giày
Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với tất cả 54 quốc gia ở khu vực châu Phi. Những năm qua, trao đổi thương mại hai chiều ghi nhận mức tăng trưởng khả quan.
“Với lợi thế địa lý có diện tích rộng trên 30 triệu km2, dân số khoảng 1,3 tỷ người và có nhu cầu cao NK nhiều loại mặt hàng phù hợp với hàng XK chủ lực của Việt Nam, châu Phi thực sự là thị trường đa dạng cơ hội cho DN Việt Nam”, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại đánh giá.
Ở góc độ ngành hàng, hiện nay, mặt hàng XK lớn nhất của Việt Nam sang châu Phi là gạo (chiếm 20% tổng kim ngạch XK của Việt Nam sang châu Phi). Vấn đề an ninh lương thực vốn được các nước châu Phi quan tâm và càng được quan tâm hơn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành. Trong khi đó, sản xuất gạo của các nước châu Phi chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của khu vực này. Do vậy, gạo Việt Nam có thể đẩy mạnh XK sang các nước châu Phi, đặc biệt là Bờ Biển Ngà, Ghana, Mozambique.
Ngoài gạo, châu Phi cũng có nhu cầu lớn về mặt hàng cà phê và hạt tiêu. Hàng năm, châu Phi dành khoảng 750 triệu USD để NK cà phê. Trong đó, Việt Nam là 1 trong 5 thị trường cung ứng chính. Đáng chú ý, ngoài XK thô, một số thương hiệu cà phê chế biến của Việt Nam như Trung Nguyên, King Coffee cũng được quan tâm tại khu vực này. Ngoài ra, các nước châu Phi, nhất là Nam Phi, Nigeria, Kenya cũng có nhu cầu lớn về hàng dệt may, giày dép, do người dân nơi đây ngày càng quan tâm chăm sóc vẻ bề ngoài, tăng nhu cầu ăn mặc…
Đi sâu phân tích kỹ hơn thị trường Ai Cập, ông Nguyễn Duy Hưng, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập cho biết, mặc dù là nước XK nông sản nhưng hiện Ai Cập đang giảm sản xuất cây trồng tiêu tốn nguồn nước nên họ phải NK nhiều nông sản như gạo, rau. Ngoài ra, thị trường này cũng có nhu cầu lớn với những loại hạt chưa chế biến như hạt tiêu, hạt điều…
Tương tự, ở thị trường Algeria, ông Hoàng Đức Nhuận, Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Algeria chia sẻ, nước này NK nhiều hàng lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, nông sản (gạo, gia vị các loại, trong đó có hạt tiêu, hạt điều nhân…), thủy hải sản (cá tra, cá basa phi lê, cá ngừ nguyên liệu). Giá cả các mặt hàng thủy, hải sản ở thị trường này đắt nên giá của Việt Nam khá cạnh tranh. Ngoài ra, những mặt hàng vật liệu xây dựng, vải, sợi, giày dép cũng có triển vọng tại thị trường này.
Vượt qua thách thức ngôn ngữ
Nhiều năm qua, không ít mặt hàng XK của Việt Nam quá lệ thuộc vào một số thị trường lớn, truyền thống là một hạn chế trong XK, đặt ra rủi ro cao khi “bỏ trứng vào 1 giỏ”. Làm thế nào để đa dạng hoá thị trường XK, giảm thiểu rủi ro nhất là khi kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới được các chuyên gia kinh tế quan tâm. Lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại cho rằng, ở thời điểm hiện tại việc mở rộng và phát triển hợp tác thương mại với các thị trường mới giàu tiềm năng tại khu vực châu Phi là một trong những giải pháp Việt Nam cần hướng đến mạnh mẽ hơn.
Ở góc độ lợi thế của thị trường châu Phi, bà Nguyễn Minh Phương, đại diện Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương) phân tích thêm, nguồn nguyên liệu và lao động của châu Phi dồi dào, có nhiều FTA đã được ký. Bên cạnh đó, các nước châu Phi đang thu hút đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài nên chính sách thông thoáng. “Đây là những điều kiện thuận lợi để DN Việt Nam đẩy mạnh hợp tác kinh doanh với thị trường này. Ngoài ra, các DN Việt Nam có nhiều lợi thế khi XK sang châu Phi do hai bên có mối quan hệ chính trị truyền thống tốt đẹp, người dân châu Phi ưu ái sử dụng hàng Việt”, bà Phương nói.
Nhiều cơ hội, song muốn thúc đẩy XK vào thị trường châu Phi cũng không dễ dàng. Các DN phải chuẩn bị tâm thế vượt qua nhiều thách thức khá điển hình. Thực tế suốt thời gian qua cho thấy, tình trạng lừa đảo trong giao dịch thương mại ở các nước châu Phi khá phổ biến. Gần đây nhất là những vụ lừa đảo thông qua hình thức đấu thầu. Đối tượng dễ đồng ý mua hàng Việt Nam với giá cao, đề nghị DN Việt Nam gửi tiền để lo thủ tục hoặc đối tượng chào bán hàng cho DN Việt Nam với giá thấp, yêu cầu DN Việt Nam đặt cọc… Sau khi nhận được tiền từ phía DN Việt Nam, đối tượng sẽ đóng website và bỏ trốn.
Bên cạnh đó, một trong những vấn đề nổi cộm khi muốn tăng tốc XK vào thị trường châu Phi là hàng Việt phải cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của nhiều nước châu Á khác như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… Ngoài ra, thuế NK ở một số nước cũng tương đối cao. “Tại Algeria, thuế NK vào nước này bình quân trên 30%. Ngoài ra, Algeria còn áp dụng thuế phòng vệ bổ sung, nhất là với những mặt hàng trong nước sản xuất được”, ông Hoàng Đức Nhuận thông tin.
Ngôn ngữ cũng là một rào cản không thể không thể tới. Nhiều nước châu Phi chủ yếu giao tiếp bằng tiếng Ả rập. Do đó, DN Việt Nam cần ghi những thông tin trên nhãn mác bằng 2 thứ tiếng là tiếng Ả rập và tiếng Pháp hoặc tiếng Anh. Mặt khác, các nước châu Phi chủ yếu theo đạo Hồi, vì vậy, những sản phẩm vào thị trường này cũng cần quan tâm đến giấy chứng nhận Halal...
Tin liên quan
Hải quan Hải Phòng: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 12,7 tỷ USD trong tháng 8
16:31 | 07/09/2024 Hải quan
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Dư nợ cho vay nhà ở xã hội tại TPHCM tăng trưởng 78%
19:12 | 05/09/2024 Kinh tế
Phát triển trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu để gỡ nút thắt ngành dệt may, da giày
16:43 | 05/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40,08 tỷ USD
16:04 | 05/09/2024 Kinh tế
Thủy sản nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa kiểm dịch thế nào?
10:05 | 05/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó
Thông tin về đề xuất bỏ quy định miễn thuế GTGT đối với hàng hóa có trị giá nhỏ
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics