Hành trình phục hồi đầy gian nan của kinh tế thế giới hậu đại dịch
Dịch bệnh khiến các nước nghèo phải vay nợ nhiều và khó phục hồi kinh tế |
Đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới, Arab News dự đoán GDP của Mỹ giảm tới 19%, bất chấp các gói kích thích mà Washington đang triển khai. Trong khi đó, mặc dù Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng những hạn chế, song các hoạt động kinh tế và động lực tăng trưởng chủ chốt của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới như du lịch, giao thông, chế tạo và chi tiêu tiêu dùng vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn.
Đối với phần còn lại của thế giới, tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi nhiều Chính phủ thiếu các công cụ và nguồn lực cần thiết để tăng cường mạng lưới an sinh xã hội, cũng như cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hàng loạt nền kinh tế đang phát triển áp dụng chính sách đóng cửa biên giới, ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động xuất khẩu, đe dọa nguồn thu thuế và dòng đầu tư nước ngoài, vốn là những tác nhân rất cần thiết đối với sự phục hồi kinh tế. Để khôi phục nền kinh tế, nhiều quốc gia không còn giải pháp nào khác là phải vay nợ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính rằng nợ công tại các quốc gia phát triển có thể tăng thêm 60.000 tỷ USD, tương đương khoảng 15% tổng GDP, một con số mà thế giới chưa từng chứng kiến kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trong kịch bản các ngân hàng trung ương duy trì lãi suất thấp bằng cách tăng lượng mua vào trái phiếu, những lo ngại về tình trạng lạm phát sẽ càng lớn bên cạnh sự sụp đổ chưa từng thấy về nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ. Ở chiều ngược lại, những nền tảng này sẽ thay đổi trong trường hợp giá dầu mỏ dần phục hồi khi thế giới mở cửa trở lại. Nguy cơ lạm phát sẽ buộc một số ngân hàng trung ương giảm mua trái phiếu, khiến lãi suất tăng sớm và các khoản nợ trở nên đắt đỏ hơn.
Sự gián đoạn hiện tại đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, thương mại và thị trường hàng hóa đồng nghĩa các nền kinh tế theo định hướng xuất khẩu phải chuẩn bị cho giai đoạn suy giảm kéo dài hoặc tăng trưởng chậm chạp. Các dự báo tăng trưởng trong tương lai dựa trên nhu cầu phục hồi nhanh chóng dường như đã không còn phù hợp khi thế giới dần trở nên thích nghi với tình trạng phong tỏa. Trong một thế giới hậu đại dịch, nhiều quốc gia có thể sẽ ưu tiên cho thương mại song phương hơn là đa phương.
Điều này sẽ làm hạn chế nghiêm trọng khả năng và nguồn lực của các Chính phủ trong dài hạn, đặc biệt là ở các quốc gia nghèo. Trong bối cảnh đó, các Chính phủ sẽ phải xem xét cẩn trọng giải pháp cân bằng ngân sách và kích thích nền kinh tế, để không lặp lại những sai lầm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Tin liên quan
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
Hải quan TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng doanh nghiệp đưa đầu tàu kinh tế của cả nước không ngừng phát triển
20:03 | 10/09/2024 Hải quan
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Quản trị doanh nghiệp theo ESG như thế nào để thành công?
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
Vượt khó, đồng hành qua bão lũ
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform