Các thể chế tài chính quốc tế cảnh báo dịch Covid-19 gây ra thách thức lớn đối với kinh tế toàn cầu
Nền kinh tế thế giới đối mặt với thách thức mang tên Covid-19. |
Chỉ số chứng khoán của các nền kinh tế lớn Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), châu Á liên tục sụt giảm; giá dầu thế giới giảm 26% xuống mức thấp nhất trong 18 năm qua; nhiều ngành kinh tế chủ chốt như xuất - nhập khẩu, du lịch chịu thiệt hại nặng; hoạt động sản xuất và dịch vụ tại nhiều nước bị “tê liệt”, có thể làm hàng chục triệu người mất việc làm....
Mới đây, Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva cảnh báo dịch Covid-19 đã đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng suy thoái tồi tệ tương tự hoặc thậm chí hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009. Song không giống như giai đoạn phục hồi chậm chạp sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, bà Georgieva nói rằng kinh tế thế giới vào năm 2021 có thể ghi nhận "sự phục hồi đáng kể", song kịch bản này chỉ xảy ra khi các nước thành công kiểm soát sự lây lan dịch bệnh. Theo Tổng giám đốc IMF, điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra đối với nhiều thị trường mới nổi. Dù họ chưa trực tiếp chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch Covid-19, các nước này đang hứng chịu tình trạng thoái vốn, nhu cầu về hàng xuất khẩu của họ giảm trong khi giá hàng hóa cũng giảm mạnh.
Còn Ngân hàng Thế giới (WB) trong báo cáo kinh tế cập nhật công bố mới đây, đã nhận định dịch Covid-19 sẽ khiến tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á và Thái Bình Dương cũng như Trung Quốc chậm lại đáng kể, trong đó kinh tế Trung Quốc có thể đình trệ.
Theo nhà kinh tế trưởng của WB, Aaditya Mattoo, dịch bệnh đang gây ra một cú sốc chưa từng có trên toàn cầu, có thể dừng đà tăng trưởng kinh tế và làm gia tăng số người nghèo.
Theo WB, việc đưa ra các dự báo chính xác là điều khó khăn, do tình hình dịch bệnh diễn biến nhanh, nhưng tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực sẽ giảm xuống 2,1% năm 2020 theo kịch bản lạc quan nhất và xuống -0,5% theo kịch bản bi quan hơn, so với mức tăng 5,8% ghi nhận trong năm 2019. Nếu không bao gồm Trung Quốc, khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 1,3% và -2,8% theo hai kịch bản. Tại Trung Quốc, nơi dịch khởi phát hồi tháng 12 năm ngoái, mức tăng trưởng được dự báo giảm xuống 2,3% trong năm nay trong kịch bản lạc quan nhất hoặc có thể xuống đến 0,1% trong tình huống xấu hơn, so với mức tăng trưởng 6,1% năm 2019.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 chỉ ở mức 2,4%, giảm 0,5% so với dự báo trước đó. Theo Bloomberg, trong kịch bản xấu nhất, GDP toàn cầu có thể giảm về 0% năm 2020. Ước tính, cần tới 26.000 tỷ USD, tương đương 30% GDP toàn cầu, để khôi phục kinh tế thế giới.
Lo ngại trước những tác động do Covid-19 gây ra, Chính phủ nhiều nước trên thế giới đã công bố các gói cứu trợ nhằm làm giảm tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế. Ví dụ, Mỹ thông qua gói hỗ trợ kinh tế 2.000 tỷ USD; Pháp với gói hỗ trợ 45 tỷ euro (50,22 tỷ USD), Tây Ban Nha 200 tỷ euro (khoảng 219 tỷ USD), Nhật Bản với gói kích thích kinh tế khẩn cấp 989 tỷ USD...Bên cạnh đó, IMF và WB cam kết hỗ trợ các quốc gia giải quyết tác động kinh tế do dịch bệnh, đồng thời kêu gọi Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) giảm nợ cho các nước nghèo nhất nhằm giúp các nướcc này đối phó với các thách thức do dịch Covid-19 gây ra đồng thời có thêm thời gian để đánh giá tác động khủng hoảng cũng như nhu cầu tài chính của mình.
Tin liên quan
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
Vai trò khó thay thế của "công xưởng" Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu
09:45 | 14/08/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tiến tới trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào năm 2030
08:51 | 07/08/2024 Nhìn ra thế giới
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
08:02 | 20/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục Dự trữ liên bang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
08:09 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn
Hé lộ Range Rover Velar mới
MSB dành 1.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp ảnh hưởng bởi bão số 3
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform