Hoa Kỳ dẫn đầu về điều tra và áp dụng phòng vệ thương mại với hàng Việt
Kiện phòng vệ thương mại tăng nhanh, hàng Việt đối mặt 207 vụ việc | |
Hoa Kỳ không ban hành biện pháp hạn chế thương mại nào với hàng Việt |
Các sản phẩm xuất khẩu bị điều tra phòng vệ thương mại hiện nay mở rộng ra nhiều sản phẩm mới như: Gạch ốp lát, đệm mút, ghế ngồi, dây đồng, nhựa… Nguồn: Internet |
Cụ thể, tính đến nay, Hoa Kỳ là quốc gia điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, với tổng số 41 vụ việc bao gồm: 21 vụ điều tra chống bán phá giá, 8 vụ điều tra chống trợ cấp, 10 vụ điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại và 2 vụ điều tra tự vệ.
Đáng chú ý, tính riêng năm 2020, Hoa Kỳ đã khởi xướng điều tra 8 vụ việc phòng vệ thương mại với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, cao nhất từ trước tới nay, tăng gần 3 lần so với năm 2019.
Các mặt hàng bị Hoa Kỳ điều tra cũng tương đối đa dạng.
Bên cạnh các mặt hàng vẫn đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như cá tra, cá basa, tôm nước ấm, các sản phẩm thép, Hoa Kỳ cũng điều tra một số sản phẩm mới như máy cắt cỏ, lốp xe, đệm mút.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ năm 2020 đạt hơn 77 tỷ USD, chiếm 27,27% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, kim ngạch bị ảnh hưởng bởi các vụ kiện phòng vệ thương mại khởi xướng mới hoặc rà soát năm 2020 khoảng 1,39 tỷ USD.
Về kiện phòng vệ thương mại nói chung, Bộ Công Thương thông tin, tính đến hết tháng 7/2021, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã là đối tượng của 207 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài. Trong đó, đáng chú ý, số vụ việc điều tra từ năm 2011 đến nay lên tới 160, chiếm tỷ lệ 77%.
Đại diện Cục Phòng vệ thương mại lưu ý: “Riêng trong năm 2020 ghi nhận số lượng vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam tăng kỷ lục với tổng số 39 vụ việc. Con số này cao gấp 2,5 lần so với 16 vụ việc của năm 2019 và bằng gần 20% tổng số vụ việc tính từ năm 1995 đến nay”.
Bên cạnh sự gia tăng về số lượng, tính chất của các vụ việc mới cũng đa dạng và phức tạp hơn thời gian trước đây. Các sản phẩm không chỉ giới hạn ở kim loại cơ bản như sắt, thép mà mở rộng ra nhiều sản phẩm mới như: Gạch ốp lát, đệm mút, ghế ngồi, dây đồng, nhựa, giấy cuốn thuốc lá…
Đặc biệt, các nước trước đây ít tiến hành điều tra nay cũng bắt đầu tiến hành hoặc gia tăng nhanh chóng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam như Australia, Pakistan… Nhiều nước thay đổi phương pháp tiếp cận, có xu hướng tự khởi xướng hay giảm thiểu thời gian điều tra để nhanh chóng áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, bà Phạm Châu Giang, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại phân tích, trái ngược với tình trạng số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại tăng kỷ lục trong năm 2020, năm 2021 lại chứng kiến điều ngược lại.
Sự đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá sản xuất toàn cầu, giá của nhiều mặt hàng cơ bản như sắt thép, phân bón, nhựa, cao su… tăng cao, dẫn đến tình trạng các nền kinh tế trên thế giới hầu như không điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Với Việt Nam đến thời điểm này, hàng hoá xuất khẩu mới bị các nước điều tra, áp dụng khoảng 10 vụ phòng vệ thương mại.
“Tuy nhiên, diễn biến như vậy là trong ngắn hạn, không bền, rất khó dự đoán được xu hướng của năm 2022 sẽ như thế nào. Chúng tôi luôn phải theo sát tình hình diễn biến giá cả, cung ứng sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của những mặt hàng trong các ngành công nghiệp nền tảng của Việt Nam để có định hướng dự đoán về xu hướng phòng vệ thương mại trong thời gian tới”, bà Giang nói.
Lãnh đạo Cục Phòng vệ thương mại khuyến cáo, để tránh bị các thị trường điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, đầu tiên là doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật của Việt Nam cũng như thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, doanh nghiệp không nên cạnh tranh quá mạnh về giá, tăng “nóng” xuất khẩu trong thời gian ngắn…
Ngoài Hoa Kỳ, EU là thị trường điển hình điều tra phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tính đến nay, EU đã điều tra 14 vụ việc phòng vệ thương mại với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam bao gồm: 6 vụ điều tra chống bán phá giá, 1 vụ điều tra chống trợ cấp, 6 vụ điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại và 1 vụ điều tra tự vệ. Các mặt hàng EU điều tra tương đối đa đạng bao gồm: Giày dép, sản phẩm thép, đèn huỳnh quang, vòng khuyên kim loại, bật lửa ga... |
Tin liên quan
Tránh bất lợi cho hàng Việt xuất khẩu từ những đòn phòng vệ mới
07:15 | 18/08/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi bị Hoa Kỳ điều tra phòng vệ thương mại?
09:42 | 08/08/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoa Kỳ rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá lần hai đối với mật ong từ Việt Nam
14:51 | 01/08/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics