Học hết trung học phổ thông vẫn khó sử dụng ngoại ngữ
Dạy và học: Thiếu và yếu
Sau khi kết thúc kỳ thi THPT quốc gia 2015 phổ điểm của Bộ Giáo dục- Đào tạo cho thấy, 74.151 thí sinh đạt 2,25 điểm môn thi Tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.
Trao đổi cùng phóng viên báo Hải quan, ông Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo kể lại: “Tôi đưa đề thi THPT quốc gia môn Tiếng Anh năm nay cho một học sinh lớp 3 của Singapore, em đã làm đúng gần hết câu hỏi của đề bài. Trong khi đó, học sinh Việt Nam học Tiếng Anh từ lớp 3 đến hết THPT nhưng phổ điểm của môn này lại thấp, tình trạng này rất đáng lo ngại. Qua phổ điểm cũng phản ánh đúng thực trạng dạy học ngoại ngữ trong các nhà trường hiện nay”.
Ông Nguyễn Lân Trung- nguyên Phó Hiệu trưởng Trường đại học Ngoại ngữ (Đại học quốc gia Hà Nội) cho biết: Theo đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân đến năm 2020, giáo viên dạy ngoại ngữ phải đạt B2 đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở, C1 đối với bậc trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp theo Khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung Châu Âu. Đồng thời, đến 2018 tất cả trường phổ thông của Việt Nam đều dạy Tiếng Anh từ lớp 3. Đây là một thách thức rất lớn đối với các trường phổ thông, trong đó, việc đào tạo giáo viên rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện có trên 60% giáo viên giảng dạy trong các nhà trường chưa được đào tạo ngoại ngữ.
Ngoài ra, hiện Việt Nam có khoảng 18.000 trường tiểu học mà mới chỉ có 7.000 giáo viên trong biên chế. “Như vậy, các trường đang thiếu giáo viên ngoại ngữ nói chung và giáo viên Tiếng Anh cho tiểu học nói riêng. Trong khi đó, giáo viên dạy môn Tiếng Anh tiểu học chủ yếu đi thuê bên ngoài nên không ổn định đã làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy trong các trường”, ông Trung nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Trung Tuyên, Học viện Quản lý giáo dục cũng nhận định: Mặc dù, học sinh Việt Nam học ngoại ngữ từ lớp 3 nhưng không có môi trường giao tiếp để sử dụng và phát triển ngôn ngữ nên dẫn đến tình trạng yếu kém ngoại ngữ. Ngoài ra, năm 1996 Bộ Giáo dục- Đào tạo triển khai việc dạy ngoại ngữ trong nhà trường nhưng lại thiếu đội ngũ giáo viên, tại thời điểm đó đã có nhiều giáo viên dạy môn Địa lý, Lịch sử… được các trường đưa đi học đào tạo từ xa, tại chức để về dạy… ngoại ngữ. Từ đó, dẫn đến chất lượng giảng dạy ngoại ngữ trong nhà trường không đạt yêu cầu. Chất lượng giảng dạy trong các trường yếu, kém nên nhiều học sinh, sinh viên học với hình thức đối phó nên không có khả năng sử dụng ngoại ngữ.
Mất cơ hội việc làm
Có một thực trạng rằng khi học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng, sinh viên Việt Nam giỏi hơn về ngữ pháp nhưng lại yếu kém khi giao tiếp khiến nhiều sinh viên bỏ lỡ cơ hội làm việc tại môi trường quốc tế.
Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, ngày càng nhiều các tập đoàn lớn, công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để mở rộng thị trường. Đồng thời, khi Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, lao động Việt Nam phải cạnh tranh với lao động các nước ASEAN. Ngoài năng lực chuyên môn, ngoại ngữ trở thành một công cụ để người lao động khẳng định năng lực của bản thân. Tuy nhiên, nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam lại đang bị hạn chế bởi năng lực ngoại ngữ yếu kém mặc dù có một quá trình học ngoại ngữ rất dài.
Theo ông Nhĩ, lao động Việt Nam ra nước ngoài, nếu không có ngoại ngữ, lương chỉ bằng 1/3 - 1/4 người có ngoại ngữ tốt. "Nếu kém ngoại ngữ, Việt Nam không thể thu hút nguồn nhân lực, du học sinh từ nước ngoài, trong khi học sinh tiềm năng, tài giỏi của Việt Nam lại ra nước ngoài học tập. Từ đó, dẫn đến tình trạng “chảy máu ngoại tệ” khi du học”, ông Nhĩ cho biết.
Ông Lê Quốc Phong, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam cũng nhấn mạnh: Trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, ngoại ngữ chính là một trong những công cụ quan trọng và hữu ích giúp sinh viên Việt Nam có được lợi thế trong tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng.
Ông Trần Đình Châu, Chánh Văn phòng Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực cho biết: Để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế đất nước phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đào tạo từ mầm non, phổ thông đến cao đẳng, đại học. Vì thế, nâng cao trình độ tiếng Anh cho các cấp học là điều cần thiết phải làm ngay. Singapore phát triển một phần vì biết dùng tiếng Anh làm công cụ giao tiếp phổ biến; Chính phủ mới của Hàn Quốc cũng đưa ra mục tiêu trở thành quốc gia sử dụng tiếng Anh hàng đầu châu Á.
Ông Nguyễn Lân Trung cũng chỉ ra thực tế: Hiện Việt Nam chỉ chú trọng đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên chuyên ngữ mà quên 2,2 triệu sinh viên đang học tập trong các trường đại học, cao đẳng rất cần ngoại ngữ. Theo ông Trung, để nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên Việt Nam cũng như người lao động cần tạo ra một cộng đồng cùng học tập ngoại ngữ. Cần xây dựng các câu lạc bộ ngoại ngữ ở trong trường học, tổ dân phố… để mọi người có môi trường sử dụng ngoại ngữ từ đó nâng cao khả năng giao tiếp. “Nhiều em nhỏ, người già ở khu du lịch Sa Pa có thể nói được Tiếng Anh do có môi trường được giao tiếp với người nước ngoài”, ông Trung cho biết.
Để cải thiện tình trạng học ngoại ngữ, ông Nhĩ đề xuất, nên cho các em học sinh học ngoại ngữ ngay từ bậc mầm non. Thực tế, học sinh hiện nay lên lớp 3 mới học môn này là quá muộn. Quan niệm trẻ con biết chữ mới có thể học tiếng Anh là sai lầm. Ngay từ bậc mầm non, hãy cho học sinh làm quen tiếng Anh qua các trò chơi đơn giản. Ông Nhĩ cũng chỉ ra thực tế, ở Việt Nam, nền kinh tế nhiều vùng còn khó khăn, điều kiện và chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, nhưng không thể đợi đến lúc phát triển như nhau, sau đó mới học tiếng Anh.
Tin liên quan
Tây mà là… của ta
06:12 | 29/09/2024 Người quan sát
Duy trì thông suốt hoạt động Hải quan, Thuế, Kho bạc... để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3
20:17 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu tăng trưởng sau bão, Thủ tướng kêu gọi "mỗi người làm việc bằng hai"
19:28 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cuba trao tặng Huân chương Jose Marti cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
20:17 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công
19:26 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hội đàm với Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba
14:34 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Cuba diễn ra trọng thể
08:15 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng kỳ vọng Bình Dương bứt phá, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
21:29 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III đã vượt mốc 20.000 đồng/lít
15:20 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn cơ cấu lại nợ bị ảnh hưởng bởi bão số 3
14:57 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba
14:04 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden
14:04 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khánh thành Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh
15:43 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics