Học phí "khủng" của trường dân lập: Ai quản lý?
Hiện cơ quan nào đang quản lý vấn đề học phí của những trường này? Phóng viên Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi cùng TS. Trần Thành Nam, Trưởng khoa Các Khoa học Giáo dục - trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vừa qua, nhiều phụ huynh đã phản ứng gay gắt trước việc tăng học phí của trường Vinschool tại Hà Nội. Ông có nhìn nhận thế nào về việc này?
Khách quan mà nói, việc tăng học phí của trường này không trái với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Họ có quyền tăng học phí để bù đắp lại chi phí đào tạo khi chứng minh được có thêm những phần thặng dư về chất lượng dịch vụ cho học sinh của nhà trường. Trừ trường hợp trước đó nhà trường đã có những cam kết về việc giữ nguyên học phí hoặc địa điểm học nếu không nhà trường sẽ có quyền tăng phí, thay đổi cơ sở hỗ trợ học phí...
Trong bối cảnh các gia đình thường dành tỉ lệ lớn trong thu nhập tích lũy được để đầu tư vào giáo dục con cái. Bên cạnh đó, thói quen đưa con đi học mất rất nhiều công sức và thời gian của các bậc phụ huynh. Do vậy, với bất kỳ sự thay đổi nào, nhà trường cũng nên chia sẻ với những tâm tư này và có chiến lược hỗ trợ cho phụ huynh trong quá trình thay đổi.
Hiện nay nhiều phụ huynh vẫn sẵn sàng chi ra một số tiền lớn để con tiếp cận với dịch vụ “giáo dục quốc tế”. Theo ông chất lượng của những trường quốc tế có tương xứng với mức học phí “khủng” mà phụ huynh đã bỏ ra?
Để đánh giá chất lượng đào tạo của một trường không thể chỉ căn cứ vào nhận xét hay cảm nhận của bất kỳ ai. Cần có một quy trình đánh giá toàn diện các hoạt động của nhà trường từ sứ mệnh, tầm nhìn; công tác quản lý tổ chức; nguồn lực tài chính; chương trình đào tạo; triển khai hoạt động đào tạo; chất lượng đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên; thành tích của người học thể hiện trong các cuộc thi; khả năng ứng dụng, chuyển giao công nghệ; mức độ quốc tế hóa; cơ sở vật chất, thư viện và trang thiết bị học tập… Để có kết luận về chất lượng của các trường này là trách nhiệm của các Trung tâm kiểm định chất lượng đào tạo của Nhà nước hay các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên hiện tại các trường này chưa nhận được chứng nhận kiểm định chất lượng.
Vì vậy, các bậc phụ huynh cũng đừng chỉ nhìn vào mức “học phí khủng” mà bức xúc. Phụ huynh cũng không nên vội tin vào những tuyên bố của nhà trường là có chương trình tiên tiến hay cơ sở vật chất tốt là học sinh sẽ giỏi. Hiện các phụ huynh vẫn chỉ đang đầu tư cho con bằng những kỳ vọng và niềm tin vào các tuyên bố của nhà trường.
Theo Điều 3 chương II, Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ, quy định: “Cơ sở giáo dục công lập thực hiện chương trình chất lượng cao được thu học phí tương xứng để bù đắp chi phí đào tạo. Cơ sở giáo dục ngoài công lập tự quyết định mức thu học phí”. Do đó, các trường quốc tế tự quyết định mức học phí và mỗi trường có một mức học phí riêng. Theo ông, Nhà nước có cần quy định mức trần và mức sàn học phí của các trường quốc tế hay không?
Quan điểm cá nhân tôi cho rằng, các tổ chức ngoài công lập hay trường quốc tế hoạt động theo cơ chế thị trường nên không cần áp mức trần hay mức sàn cho họ. Quan trọng là Nhà nước triển khai các cơ chế chính sách quản lý chất lượng một cách chặt chẽ, đảm bảo chất lượng đạt được như những gì nhà trường đã tuyên bố và cam kết với xã hội. Nhà nước cũng có thể can thiệp về mặt chính sách như: Trường phải dành tỉ lệ nguồn thu nhất định cho học bổng tạo điều kiện phát triển tài năng và nâng đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Bên cạnh đó, để đảm bảo công bằng giáo dục, tôi cho rằng cần phải có đủ hệ thống trường công, tư với các mức phí khác nhau để người dân có thể lựa chọn. Trong từng trường hợp đặc biệt, nếu các đơn vị dịch vụ giáo dục công không thể đáp ứng nhu cầu thì cần có những can thiệp chính sách vào các hệ thống tư thục để đa dạng hóa các dịch vụ giáo dục, để đảm bảo học sinh với mọi điều kiện hoàn cảnh kinh tế đều có thể tiếp cận.
Về lâu dài, chính người học sẽ là nhân tố quyết định điều chỉnh mức phí cho nhà trường vì nếu mức phí đắt mà chất lượng không tương xứng thì nhà trường sẽ không có người học nữa.
Ông có lời khuyên gì với phụ huynh khi lựa chọn cho con học những trường quốc tế?
Nếu không phải băn khoăn về vấn đề tài chính khi học trường quốc tế, phụ huynh cần tìm hiểu sứ mệnh, tầm nhìn và triết lý giáo dục của nhà trường xem có phù hợp với gia đình và trẻ không. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên có sự gặp gỡ nói chuyện với một số giáo viên sẽ giảng dạy cho con mình trong trường để có hình dung chung về quan điểm, cách hành xử của giáo viên đối với học sinh. Đặc biệt, phụ huynh cũng nên đi thăm quan cơ sở vật chất của nhà trường để xem với thể chất của con mình có thể hưởng lợi và thoải mái với hệ thống cơ sở vật chất đó. Cuối cùng, phụ huynh cần phải biết cách thức đánh giá sự tiến bộ của con mình trên các phương diện phẩm chất, năng lực, đặc điểm nhân cách và kỹ năng sống theo chuẩn đầu ra mà nhà trường đã công bố.
Xin cảm ơn ông!
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Văn Cẩn, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết: Theo Luật Giáo dục, các cơ quan quản lý Nhà nước không có thẩm quyền quản lý việc thu chi của các trường tư. Các trường tư hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chỉ được giám sát về chỉ tiêu tuyển sinh, chương trình đào tạo, còn về tài chính, không có một câu nào trong Luật để cơ quan quản lý giáo dục địa phương có thể theo dõi, can thiệp, điều chỉnh, do đó, chỉ cơ quan thuế mới được giám sát vấn đề tài chính của trường tư. |
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics