Hy vọng mới về “cây cầu” bắc qua Đại Tây Dương nối nhịp trở lại
Lính Mỹ tại Đức |
Tuy nhiên, người phụ trách điều phối các quan hệ của Đức với Mỹ Peter Beyer, nhận định: "Các vấn đề tồn tại giữa hai bên sẽ không tự động biến mất. Nhưng chúng ta đang có một cơ hội rất tốt, giờ đây chúng ta có thể thảo luận thẳng thắn với nhau với sự tôn trọng và mang tính xây dựng, cũng như đàm phán theo hướng tìm ra các giải pháp".
Trong các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, có rất nhiều thứ cần phải khôi phục và xây dựng lại. Ông Biden thông báo sẽ đưa nước Mỹ gia nhập trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và muốn đất nước trở lại Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Thậm chí, ông sẽ hủy bỏ lệnh rút quân Mỹ đang đồn trú tại Đức mà người tiền nhiệm Donald Trump công bố năm ngoái. Đối với châu Âu, vấn đề thương mại cũng đặc biệt quan trọng và cần được thảo luận lại. Hiện Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) chiếm tới hơn 30% GDP toàn cầu.
Chuyên gia Beyer tin rằng thay vì lời nói, các hành động thực tế sẽ có thể lấp đầy trở lại những lỗ hổng niềm tin lâu nay. Ông nói: "Người châu Âu nên tập hợp một loạt chủ đề có liên quan đến kinh tế, trong đó có việc yêu cầu Mỹ phải loại bỏ các mức thuế trừng phạt". Việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu đối với nhôm và thép từ châu Âu đã ảnh hưởng nặng nề đến Đức và EU những năm qua. Theo ông Beyer, cần có một hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương rộng rãi, giúp đảm bảo sự thịnh vượng của hai bên trong tương lai.
Tương tự, ông Thomas Kleine-Brockhoff, Giám đốc Viện nghiên cứu German Marshall Fund (GMF) ở Mỹ, cho rằng một thỏa thuận thương mại rộng lớn mới sẽ gửi đi tín hiệu quan trọng cho quan hệ xuyên Đại Tây Dương, nhưng tình hình chính trị thực tế tại Mỹ cho thấy điều đó sẽ khó đạt được. Chuyên gia này nói: "Ông Biden đang chịu áp lực về việc không nên thiết lập thỏa thuận thương mại tự do, đặc biệt là từ phe cánh tả trong đảng Dân chủ của ông và các liên đoàn lao động. Họ mong đợi từ chính quyền của ông Biden một chính sách kinh tế không nhất thiết phải thiên về thương mại tự do."
Ở Đức cũng vậy, một phiên bản mới của hiệp định thương mại lớn như Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) đang phản tác dụng. Theo các cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew có trụ sở tại Washington và Quỹ Körber, phần lớn người Đức có thiên hướng không coi Mỹ là đối tác khi nói đến việc bảo vệ nền thương mại tự do quốc tế. Các diễn đàn nhỏ hơn có thể trở thành một giải pháp thay thế trong những năm tới để định hình các tiêu chuẩn chung.
Các vấn đề khác sẽ vẫn tồn tại ngay cả dưới thời Tổng thống Biden như dự án đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2, đưa khí đốt trực tiếp từ Nga tới Đức. Theo ông Beyer, cuộc thảo luận tại Mỹ là hoàn toàn thừa vì đây là đường ống thứ hai trong một hệ thống đường ống dẫn khí đang hoạt động. Ông cho rằng có nhiều vấn đề xuyên Đại Tây Dương cấp bách hơn, như thương mại, an ninh, số hóa và y tế, đặc biệt là trong thời điểm đại dịch Covid-19.
Trong những tuần qua ở Berlin, sự nỗ lực vì các điểm chung trên cơ sở thấu hiểu rằng Mỹ cần châu Âu và ngược lại, đang truyền cảm hứng cho những người ủng hộ quan điểm xuyên Đại Tây Dương. Trong 4 năm tới, Tổng thống Joe Biden sẽ đưa ra những lời đề nghị mới với đảng Cộng hòa. Thực tế, ông Biden có ít thời gian vì vào năm tới sẽ có cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ. Đến lúc đó sẽ nắm bắt được có bao nhiêu dự định thực sự có thể thực hiện được trong nhiệm kỳ của ông.
Tin liên quan
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc đề xuất đàm phán với EU để giải quyết vấn đề thuế xe điện
08:21 | 11/09/2024 Xe - Công nghệ
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) mở rộng chương trình tạo thuận lợi cho hàng hóa trung chuyển
19:36 | 03/09/2024 Hải quan thế giới
Tại sao đồng NDT không thể “soán ngôi” của USD?
14:41 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Dấu ấn Obama trong chiến dịch của Kamala Harris
08:19 | 02/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc
Ngành Hải quan: Thu ngân sách khó khăn dần xuất hiện
Tuân thủ pháp luật về hải quan là ưu tiên trong hoạt động của doanh nghiệp
Bộ Tài chính phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Hải quan cửa khẩu Lào Cai thông quan gần 400 xe hàng trong ngày thông quan trở lại sau lũ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics