Indonesia dự kiến nhập khẩu 500.000 tấn gạo, cơ hội nào cho Việt Nam?
Xuất khẩu gạo cần đặc biệt quan tâm thị trường Trung Quốc | |
Giá xuất khẩu cao tới hết năm, gạo Việt khả quan thu về 3,3 tỷ USD |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Theo thông tin từ buổi làm việc của Ủy ban IV của Hội đồng Đại biểu nhân dân (tức Hạ viện Indonesia) với đại diện Bộ Nông nghiệp, Cơ quan lương thực quốc gia, Cơ quan hậu cần (Perum Bulog) và một số công ty lương thực nhà nước của nước này vào ngày 23/11, lượng gạo dự trữ quốc gia của Indonesia hiện đang xuống rất thấp.
Lượng gạo dự trữ quốc gia tính tới ngày 22/11 đã xuống dưới 600.000 tấn (giảm từ 651.000 tấn vào ngày 13/11). Trong khi theo báo cáo của Perum Bulog, cơ quan này sẽ cần khoảng 150.000-200.000 tấn gạo để bình ổn giá thị trường mỗi tháng. Nếu không có nguồn gạo bổ sung, lượng gạo dự trữ chỉ còn khoảng 300.000 tấn vào cuối năm 2022.
Theo Chủ tịch Perum Bulog, cơ quan này đang tích cực mua gạo dự trữ từ trong nước và buộc phải mua gạo theo giá thị trường nhưng vẫn không có đủ gạo để thu mua.
Tính tới 22/11, Perum Bulog đã thu mua từ trong nước được 912 nghìn tấn gạo dự trữ. Từ tháng 7/2022, việc thu mua gạo trở nên khó khăn do nguồn cung nội địa hạn chế. Dù đã liên tục tăng giá thu mua từ mức 8,300 Rp/kg lên 8,800 Rp/kg và đến nay đã phải thu mua theo giá thị trường là từ 8.900-10.200 Rp/kg nhưng lượng gạo thu mua được không vượt quá 100.000 tấn. (tỷ giá: 1 USD tương ứng 15.600 Rp).
Về tính xác thực số liệu lượng gạo tồn trong nước, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp là 6 triệu tấn tính tới cuối tháng 12/2022. Bộ này tuyên bố khả năng có thể cung ứng 600.000 tấn gạo từ trong nước nếu mua theo giá thị trường.
Chủ tịch Ủy ban IV của Hội đồng Đại biểu nhân dân Indonesia đã có quyết định tại phiên họp. Theo đó, trong vòng 6 ngày kể từ phiên họp ngày 23/11, nếu không thể mua đủ 600.000 tấn từ trong nước thì số liệu của của Bộ Nông nghiệp là không có giá trị.
Năm 2022, Indonesia đề ra mục tiêu sản xuất 55,2 triệu tấn thóc (tương đương 31,68 triệu tấn gạo quy đổi) so với mức sản lượng đạt được trong năm 2021 là 54,42 triệu tấn thóc (tương đương 31,36 triệu tấn gạo quy đổi).
Theo Bộ Nông nghiệp Indonesia, sản lượng gạo sản xuất trong 9 tháng đầu năm của nước này ước đạt 26,45 triệu tấn, nhu cầu tiêu dùng gạo ước tính vào 22,72 triệu tấn. Tính đến cuối tháng 9/2022, sản lượng gạo sản xuất trong 9 tháng đầu năm 2022 thặng dư khoảng 3,73 triệu tấn.
Nếu tính chung tổng sản lượng gạo tồn từ năm 2021 chuyển sang thì lượng gạo dư thừa tính hết đến cuối tháng 9/2022 là khoảng 10,1 triệu tấn, tăng từ mức 9,71 triệu tấn (vào thời điểm cuối tháng 6/2022); đến cuối năm 2022, lượng gạo tồn ước tính là khoảng hơn 6 triệu tấn.
Tuy nhiên, dư luận Indonesia đang đặt nghi vấn về tính xác thực về lượng gạo tồn do Bộ Nông nghiệp Indonesia công bố do lượng gạo dự trữ thu mua thấp cho dù đã điều chỉnh giá thu mua của Chính phủ theo giá thị trường.
Mùa thu hoạch lúa tiếp theo của Indonesia sẽ tập trung vào tháng 3 và tháng 4 năm sau. Trong bối cảnh gạo là mặt hàng lương thực thiết yếu, Chính phủ Indonesia sẽ ưu tiên bình ổn giá cả thị trường, không để gia tăng giá quá mạnh khiến lạm phát cao, ảnh hưởng tới đời sống dân sinh, trật tự xã hội.
Chủ trương của Chính phủ Indonesia là phải đảm bảo đủ lượng gạo dự trữ 1,2 triệu tấn trong thời gian sớm nhất để tránh những tác động tiêu cực (về an ninh lương thực).
“Để tranh thủ cơ hội xuất khẩu gạo sang Indonesia, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam quan tâm (đặc biệt các doanh nghiệp trước đây đã từng có giao dịch bán gạo dự trữ cho Indonesia) cần chủ động gửi bản giá chào tới Perum Bulog trong thời gian sớm nhất để quảng bá xúc tiến sản phẩm của mình”, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia khuyến cáo.
Giá thóc và giá gạo tại Indonesia đang có xu hướng gia tăng từ tháng 7/2022 trở lại đây. Giá bán thóc từ nông dân tăng thêm 15,7% so với mức 4.865 Rp/kg (0,328 usd/kg) trong tháng 8/2022. Giá bán thóc tại nhà máy xay xát tăng 11,4% và giá bán gạo phẩm cấp trung bình ở cấp độ người tiêu dùng tăng thêm 4,4% từ mức 10,700 Rp/kg (0,69 USD/kg) trong tháng 7/2022 lên mức 11.180 Rp/kg (0,72 USD/kg) vào thời điểm hiện tại. Giá gạo phẩm cấp cao bán lẻ trung bình hiện ở mức 12.770 Rp/kg (0.83 USD/kg). |
Tin liên quan
Nga gia hạn 6 tháng lệnh cấm xuất khẩu gạo và yến mạch
15:08 | 07/07/2024 Nhìn ra thế giới
Lộc Trời trúng thầu 100.000 tấn gạo của Bulog, thu về 55 triệu USD trong 2 tháng
09:59 | 30/05/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lộc Trời hoàn tất thanh toán tiền lúa cho nông dân, tái cấu trúc tài chính để đi đường dài
08:24 | 22/05/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Ấn Độ tăng 102%
10:57 | 27/08/2024 Xuất nhập khẩu
3 nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 100 tỷ USD
09:08 | 24/08/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu đạt hơn 473 tỷ USD tính đến trung tuần tháng 8
13:46 | 23/08/2024 Xuất nhập khẩu
TPHCM: Hàng hóa XNK tăng hơn 6 tỷ USD
13:45 | 23/08/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tôm đạt kỷ lục trong tháng 7
17:06 | 20/08/2024 Xuất nhập khẩu
Sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc cần đảm bảo những quy định gì?
10:36 | 20/08/2024 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng đạt hơn 440 tỷ USD
18:56 | 16/08/2024 Xuất nhập khẩu
Lần đầu tiên xuất nhập khẩu đạt hơn 70 tỷ USD/tháng trong năm 2024
14:21 | 12/08/2024 Xuất nhập khẩu
Campuchia là thị trường xuất khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam
14:18 | 12/08/2024 Xuất nhập khẩu
3 nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch tăng thêm hơn 16 tỷ USD
15:44 | 05/08/2024 Xuất nhập khẩu
4 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm hơn 17 tỷ USD
09:10 | 02/08/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu ổn định sau bão Yagi
Hải quan nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3, thông quan thông suốt tại Hải Phòng, Quảng Ninh
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics