Khan hiếm thịt lợn, Bộ NN&PTNT khuyến khích “nhà nhà” tự trữ đông
Khó khăn lớn trong cấp đông thịt lợn là hệ thống kho hạn chế | |
TP Hồ Chí Minh tập trung toàn lực chống Dịch tả lợn châu Phi | |
Cấp đông thịt lợn để đảm bảo cung cầu tiêu dùng |
Dự báo, thời gian tới nguồn cung thịt lợn chắc chắn gặp khó khăn, dẫn tới tình trạng khan hiếm thịt. Nguồn: Internet |
Mọi nhà đều phải tính đến trữ đông thịt
Theo Bộ NN&PTNT, khi dịch tả lợn châu Phi khởi phát, từ tháng 2 tới nửa đầu tháng 4, diễn biến dịch tương đối ổn định, xu hướng tiêu hủy lợn giảm dần. Tuy nhiên, từ nửa cuối tháng 4 trở lại đây, tình hình lại diễn biến phức tạp.
Cập nhật mới nhất đến thời điểm hiện tại: Bệnh dịch đã xảy ra ở 4.068 xã, 413 huyện của 55 tỉnh, thành phố, tiêu hủy trên 2,5 triệu con với số lượng hơn 148 nghìn tấn. Đáng lưu ý, có 56 xã thuộc 15 tỉnh có dịch bệnh đã qua 30 ngày sau đó lại phát sinh lợn bệnh.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá, chắc chắn nguồn cung thịt lợn tới đây sẽ bị ảnh hưởng bởi dịch đang hoành hành và chưa có chủ trương tái đàn. Nhu cầu thực phẩm thì không thể thay đổi sang cơ cấu khác dược ngay.
“Vì thế, Chính phủ khuyến khích các tỉnh, thành phố có chính sách phù hợp để khuyến khích tái dự trữ thịt lợn tại chỗ, nhà nhà dự trữ, cơ sở dự trữ, ai có điều kiện thì dữ trữ thịt lợn. Để đảm bảo tới đây có thực phẩm bán, có thực phẩm dùng, mọi người, mọi nhà đều phải tính đến bước đó. Đây là nguồn thịt sạch. Nếu như bây giờ đưa vào sử dụng, đưa vào dự trữ ngay thì sẽ giảm áp lực xác xuất lây lan dịch bệnh”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Tuy vậy, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, cũng phải xác định định hướng chuyển sang nhu cầu thực phẩm khác một phần. Nếu không ăn thịt lợn thì chuyển sang ăn trứng, thịt gà, bò... Trong hoàn cảnh cụ thể hiện tại, hướng chuyển đó không chỉ cho trước mắt mà còn cho lâu dài, chuyển nhận thức cơ cấu bữa ăn phải đa dạng hoá. “Không có cơ cấu bữa ăn cứ mãi 75% thịt lợn như hiện tại mà phải ăn trứng, ăn thịt bò, ăn cá, ăn sữa… mới đảm bảo sức khoẻ, đảm bảo cân bằng thị trường”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Nhấn vào an toàn sinh học
Liên quan tới việc tập trung mọi biện pháp để khống chế, sớm dập tắt Dịch tả lợn châu Phi, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trong các hướng triển khai, hướng an toàn sinh học vẫn là giải pháp phát huy tốt nhất, hiệu quả. Minh chứng điển hình là tất cả các hộ chăn nuôi lớn hiện nay đều vẫn an toàn.
Cập nhật mới nhất đến thời điểm hiện tại: Bệnh dịch đã xảy ra ở 4.068 xã, 413 huyện của 55 tỉnh, thành phố, tiêu hủy trên 2,5 triệu con với số lượng hơn 148 nghìn tấn. Đáng lưu ý, có 56 xã thuộc 15 tỉnh có dịch bệnh đã qua 30 ngày sau đó lại phát sinh lợn bệnh. |
Làm tốt biện pháp ăn toàn sinh học sẽ góp phần ngăn chặn được dịch bệnh này lây lan. Ngoài ra, giải pháp còn là tập trung hướng khắc phục, trong đó một hướng rất tích cực là tổ chức nghiên cứu vắc xin phòng dịch. Đến giờ phút này đã có kết quả bước đầu, cụ thể đã đưa ra được loại vắc xin bước đầu khảo nghiệm đưa ra được kết quả khả quan ở phạm vi thí nghiệm.
“Chúng tôi đang chỉ đạo tiến hành nhân mở quy mô rộng hơn ở bước thí nghiệm và cũng chuẩn bị những tiền đề để nếu kết quả tốt như vậy có thể chuyển sai giai đoạn 2 là tổ chức sản xuất thương mại vắc xin”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thông tin thêm: Vừa qua một số mô hình chăn nuôi đã áp dụng chế phẩm ức chế vi khuẩn phối kết hợp cùng nâng cao thể trạng của đàn lợn cùng biện pháp an toàn sinh học, cho đến nay đã có kết quả tích cực. Tới đây, Bộ NN&PTNT sẽ tổng kết sớm mô hình này, trên cơ sở đó những kết quả chắc chắn thì nhân rộng, góp phần khống chế dịch.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, giải pháp quan trọng nữa là ngay từ bây giờ phải đảm bảo đàn giống hạt nhân của đàn lợn đang làm cụ kỵ và ông bà. Bộ đã kiến nghị với Chính phủ có chính sách hỗ trợ 240 cơ sở nuôi đàn giống hạt nhân này có đủ điều kiện nuôi an toàn sinh học, giữ bằng được đàn giống gốc. Khi ổn định được phòng chống dịch thì tăng nhanh mở đàn. Chính phủ đã đồng ý về mặt nguyên tắc, kiên quyết bảo vệ đàn giống.
Theo GS.TS Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đến nay, quá trình thử nghiệm vắc xin phòng chống Dịch tả lợn châu Phi mà đơn vị này nghiên cứu trên đàn vật nuôi bước đầu cho kết quả khả quan. Trong một thời gian ngắn, chưa đến nửa năm, đơn vị này đã nghiên cứu, chế tạo được loại vắc xin vô hoạt phòng ngừa Dịch tả lợn châu Phi. Sau khi thử nghiệm ở quy mô thí nghiệm cho thấy kết quả tích cực, đàn lợn được tiêm vắc xin vẫn tồn tại khỏe mạnh. Tuy nhiên, đây là kết quả bước đầu, để khẳng định chất lượng của vắc xin cần một thời gian dài. Hiện, đơn vị này đang chỉ đạo lặp lại các thí nghiệm triển khai trên các đối tượng khác nhau, công thức khác nhau… để tiếp tục theo dõi, đánh giá hiệu quả và chất lượng của sản phẩm nghiên cứu. Bên cạnh đó, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng dự kiến cho ra mắt Kit phát hiện nhanh vi rút Dịch tả lợn châu Phi trong tháng tới. Công việc vẫn đang gấp rút được triển khai, đồng thời đánh giá kỹ trước khi khẳng định sản phẩm đạt chuẩn. Nhóm nghiên cứu hy vọng sản phẩm này có thể góp phần sàng lọc lợn bệnh, dễ sử dụng và cho kết quả nhanh. |
Tin liên quan
Dùng ô tô vận chuyển 800 kg chân giò lợn không rõ nguồn gốc
15:16 | 23/09/2023 An ninh XNK
Siêu thị giảm giá, bán thịt lợn không lợi nhuận dịp Tết
14:23 | 04/01/2023 Kinh tế
Trung Quốc chi hơn 17 tỷ USD nhập khẩu, Việt Nam lo chặn lợn vượt biên
16:35 | 18/08/2022 Xuất nhập khẩu
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương
09:03 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng cường kết nối và hỗ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Lào
08:20 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
21:45 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
18:35 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vượt khó, đồng hành qua bão lũ
06:41 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
19:06 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
19:00 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
20:34 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
TPHCM: Tuyển dụng nhiều lao động những tháng cuối năm
Các tập đoàn, tổng công ty nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão lũ
Sữa đậu nành Soya Canxi kết nối các thế hệ cùng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp toàn diện
Proparco nâng mức tài trợ cho HDBANK lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững
Hải quan TPHCM: Đóng góp ủng hộ đồng bào miền Bắc trên 1,2 tỷ đồng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform