Khi thị trường chứng khoán không còn là “phong vũ biểu” của nền kinh tế
Ông Phan Dũng Khánh. |
Có thể nói năm 2020 là năm đầy biến động với nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán (TTCK) nói riêng. Ông có thể "phác họa" đôi nét về diễn biến thị trường thời gian qua?
TTCK luôn được định nghĩa là “phong vũ biểu” của nền kinh tế. Điều này có nghĩa kinh tế tăng trưởng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt thì thị trường chứng khoán cũng tốt lên. Tuy vậy, năm 2020 là một năm kỳ lạ vì thông thường mô hình kinh tế và thị trường tài chính thường phổ biến nhất là đi theo hình chữ V, chữ W hay chữ U thì năm nay lại đi theo mô hình chữ K (nghĩa là kinh tế đi xuống còn TTCK đi lên).
Có thể thấy, năm 2020 đã đi qua được ¾ và trừ 3 tháng đầu năm thì trong 6 tháng qua, TTCK tăng như vũ bão, thậm chí nhiều lúc, thị trường còn vượt mức tăng của vàng (vốn là sản phẩm ngời sáng năm nay và cũng đã vượt đỉnh lịch sử). TTCK Việt Nam kết thúc quý 3 và tháng 9 huy hoàng với việc cả 3 chỉ số VN-Index, HNX-Index và UPCoM-Index đều tăng điểm, tương ứng tăng gần 3% so với tháng 8 và đứng thứ 4 trong top 10 thị trường tăng điểm mạnh nhất tháng 9 chỉ sau Mông Cổ (4,27%), Thổ Nhĩ Kỳ (4,06%) và Đan Mạch (3,48%).
Tháng 8, VN-Index thậm chí còn tăng mạnh nhất thế giới với mức tăng gần 10,5% và là một trong 10 chỉ số tăng mạnh nhất quý 3 và cả 6 tháng vừa qua. Trong quý 3, VN-Index tăng đến 9,71% và đứng ở vị trí thứ 6. Dòng tiền ồ ạt vào bắt đáy đã giúp VN-Index liên tục đi lên, lấy lại tất cả những gì đã để mất. Nhiều cổ phiếu thậm chí còn vượt qua được cả mức giá trước khi đại dịch xảy ra.
Theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến sự "thăng hoa" đó?
Dòng tiền mới hay còn gọi là nhà đầu tư "F0" (thậm chí là F0-1) là nguyên nhân chính giúp các thị trường liên tục tăng mạnh. Chỉ tính riêng sàn HoSE, tính từ tháng 4 đến tháng 9, thanh khoản tăng vọt so với 6 tháng trước với khối lượng giao dịch bình quân ở mức gần 320 triệu cổ phiếu/phiên, tương ứng tăng hơn 50%. Giá trị giao dịch cũng tăng 34,5% lên mức trung bình gần 5,5 nghìn tỷ đồng/phiên.
Trái ngược với xu hướng mua vàng, trái phiếu chính phủ của các nhà đầu tư lớn, hiện các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ toàn cầu đang chiến thắng nhà đầu tư lớn trong mùa dịch năm nay khi họ góp phần làm nên làn sóng nhà đầu tư cá nhân tham gia TTCK trong đại dịch. Họ cũng là những người buồn chán khi phải ở nhà do lệnh phong tỏa, mất việc đã tìm tới TTCK thử vận may trên sàn giao dịch chứng khoán vốn ngày càng tiện lợi, thậm chí còn được miễn phí giao dịch.
Ví dụ, chỉ riêng tại Hàn Quốc, nhà đầu tư cá nhân đóng góp 65% giá trị giao dịch của chỉ số Kospi năm nay, tăng nhiều so với mức 48% năm ngoái. Phần lớn nhà đầu tư ở độ tuổi 20 và 30 (theo thông tin từ hãng môi giới chứng khoán Korea Investment & Securities). Ở các quốc gia khác và tại Việt Nam, tỷ lệ các nhà đầu tư cá nhân cũng tăng mạnh theo số liệu của các sở giao dịch chứng khoán.
Nhiều ý kiến cho rằng sau giai đoạn "thăng hoa" thì tới đây TTCK sẽ gặp phải áp lực điều chỉnh mạnh. Ý kiến của ông về nhận định này như thế nào?
Theo tôi, khó khăn vẫn còn nhiều bởi theo khảo sát mới đây của Công ty nghiên cứu thị trường Infocus Mekong Research công bố đầu tháng 10, niềm tin người tiêu dùng Việt Nam đã giảm xuống mức thấp chưa từng thấy trong ít nhất 20 năm qua. Điều này cho thấy bức tranh tổng thể với màu sắc ảm đạm về tác động dai dẳng của đại dịch Covid-19, ngay cả khi nó đã cơ bản được khống chế và nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi.
Bên cạnh đó, theo số liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, tỷ lệ trúng thầu thành công trái phiếu chính phủ trong tháng 9 đạt tới 98% với khối lượng đặt thầu gấp 3,5 lần khối lượng gọi thầu. So với tháng 8, lãi suất trúng thầu trái phiếu chính phủ tiếp tục giảm tại tất cả các kỳ hạn với mức giảm từ 0,02 - 0,35%/năm, trong đó giảm mạnh nhất là kỳ hạn 5 năm. Trên thị trường trái phiếu chính phủ thứ cấp, giá trị giao dịch bình quân đạt gần 9,4 nghìn tỷ đồng/phiên, tăng 12% so với tháng trước.
Có thể thấy rằng, tỷ lệ thành công của việc phát hành trái phiếu chính phủ ngày càng cao (tỷ lệ này cũng tăng ở trái phiếu doanh nghiệp), trong khi lãi suất ngày càng hạ. Đối tượng sở hữu những sản phẩm an toàn như trái phiếu chính phủ chỉ có những nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư là tổ chức. Thực tế này cho thấy dòng tiền lớn vẫn tập trung vào các kênh an toàn như trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, vàng, bảo hiểm, tiền gửi (vẫn có tỷ trọng cao)…nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến dòng tiền vào nền kinh tế và TTCK, mà cụ thể là thị trường cổ phiếu trong trung và dài hạn.
Hơn nữa, điều đáng lo là nhiều người vay tiền để chơi chứng khoán sẽ khiến thị trường vốn đang đi theo mô hình chữ K sẽ như một sợi dây bị kéo căng 2 đầu nếu kinh tế chưa thể quay lại mức tăng trưởng như trước đại dịch. Nếu dây đứt, mô hình chữ K sẽ chuyển thành chữ L hay tệ hơn là chữ I.
Vì thế, việc điều chỉnh của thị trường trong giai đoạn sắp tới là chuyện sớm muộn. Tuy vậy, nếu quốc gia, nền kinh tế hoặc doanh nghiệp nào có thể duy trì sự tăng trưởng trở lại một cách bền vững cùng với việc ứng dụng tốt các công nghệ 4.0 để tiến lên trước thì sẽ giúp họ sớm dẫn đầu, thậm chí giúp họ ổn định trong bối cảnh nếu khó khăn chung trên thế giới vẫn tiếp tục kéo dài và phát triển nhanh hơn. Sau đó, TTCK dĩ nhiên sẽ tăng trưởng tốt, nới bớt sợi dây vốn đã rất căng.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khởi tố 7 đối tượng thao túng thị trường chứng khoán
10:12 | 05/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
300 triệu cổ phiếu GEE chính thức giao dịch trên sàn HoSE
15:38 | 14/08/2024 Tài chính
VN-Index phục hồi hơn 13% trong 8 tháng, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?
15:55 | 09/09/2024 Tài chính
MSB chốt quyền hưởng cổ tức bằng cổ phiếu 30%
16:26 | 12/08/2024 Chứng khoán
Thị trường chứng khoán sẽ sớm cân bằng trở lại
06:14 | 09/08/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp tăng gấp đôi năm 2023
20:20 | 06/08/2024 Chứng khoán
Hai Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam và Singapore ký biên bản ghi nhớ nâng tầm hợp tác
15:16 | 05/08/2024 Chứng khoán
Thị trường cổ phiếu niêm yết tại HNX giảm cả về thanh khoản và giá cổ phiếu
12:53 | 03/08/2024 Chứng khoán
Kết nối thị trường tài chính Việt Nam - Australia
20:29 | 02/08/2024 Chứng khoán
Việt Nam – Australia ký Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển thị trường vốn
15:05 | 02/08/2024 Chứng khoán
730 triệu cổ phiếu BCG Energy chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM
10:27 | 01/08/2024 Chứng khoán
Hoàn thiện quy định về giao dịch chứng khoán, đưa thị trường có bước phát triển về chất
16:20 | 26/07/2024 Chứng khoán
Hoàn thiện pháp lý thúc đẩy nâng hạng thị trường chứng khoán
14:00 | 24/07/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng
21:36 | 23/07/2024 Chứng khoán
Dư nợ giao dịch ký quỹ tiếp tục lập kỷ lục mới
15:58 | 23/07/2024 Tài chính
Tin mới
Hải quan TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng doanh nghiệp đưa đầu tàu kinh tế của cả nước không ngừng phát triển
Bộ Tài chính ủng hộ 1 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống mưa lũ tại Thái Nguyên, Bắc Kạn
Cấm người đi bộ và tất cả các phương tiện qua lại hai chiều trên cầu Long Biên
Vinh danh tập thể, cá nhân trong phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics