Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp tư nhân vẫn là thể chế
Các chuyên gia và DN thảo luận về các điểm nghẽn phát triển kinh tế tư nhân tại hội thảo. Ảnh: N.H |
Kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng
Theo nhận định của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, kinh tế tư nhân đang chiếm một lực lượng đông đảo với khoảng 700.000 DN và khoảng 5,2 triệu hộ kinh doanh. Thời gian qua, nền kinh tế có nhiều biến động nhưng khu vực kinh tế tư nhân vẫn trụ vững. Khu vực kinh tế này hiện đang đóng góp 40% GDP (cao hơn DN nhà nước và DN FDI), đóng góp khoảng hơn 40% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, gần 80% tổng mức lưu chuyển bán lẻ và dịch vụ, khoảng 60% tổng lượng hàng hoá vận chuyển
Mặt khác kinh tế tư nhân còn chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong đầu tư phát triển toàn xã hội. Kinh tế tư nhân có xu hướng vượt qua khu vực kinh tế nhà nước để trở thành thành phần kinh tế thực hiện vốn đầu tư của toàn xã hội lớn nhất. Vốn đầu tư toàn xã hội của khu vực kinh tế tư nhân tăng đều đặn, xấp xỉ 10%/năm. Đây cũng là khu vực tạo ra nhiều công ăn việc làm nhất cho xã hội. Khu vực này thu hút 51% lực lượng lao động của cả nước và tạo 1,2 triệu việc làm cho lao động mỗi năm.
Dù được đánh giá là chủ thể của nền kinh tế nhưng khu vực kinh tế tư nhân vẫn chưa phát triển bứt phá do nhiều nguyên nhân. Trong đó một trong những trở ngại lớn là thủ tục hành chính. Theo ông Vũ Tiến Lộc, chế độ kế toán, chính sách thuế, thanh kiểm tra nhiều là nguyên nhân chính khiến cho các hộ kinh doanh không muốn trở thành DN. “Chúng ta đã nỗ lực cải cách nhưng môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn xếp hạng 68 trên thế giới- mức trung bình trong các nền kinh tế được xếp hạng. Chúng ta đặt mục tiêu nằm trong Top ASEAN 4 nhưng chênh lệch thứ hạng của Việt Nam đối với nền kinh tế đứng thứ 4 ASEAN còn khoảng 20 bậc Đây là khoảng cách chênh lệch quá lớn so với nền kinh tế có chất lượng, thể chế hàng đầu”, ông Lộc cho biết.
Tháo gỡ nút thắt về thể chế
Phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc “cứ cải cách thể chế mãi mà vẫn không đạt yêu cầu” Tiến sỹ Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, nhược điểm lớn nhất của cải cách thể chế là cải cách không đồng bộ trong tất cả các mối quan hệ, nhà nước - thị trường, tổ chức bộ máy hành chính, con người, hành chính công, tài chính công… cứ sửa đầu này, lại vênh đầu kia. Quốc hội vừa soạn 100 bộ luật chưa kịp áp dụng đã phải sửa lại hết.
Nguyên nhân sâu xa theo Tiến sỹ Trần Du Lịch là do duy của nền kinh tế chưa phải tư duy thị trường. Do vậy, để cải cách thể chế hiệu quả phải thay đổi tư duy của nền kinh tế thành tư duy thị trường, chứ không phải tư duy kiểu cũ sửa lại rồi bắt thị trường chạy theo. Phải đặt lại vai trò nhà nước, phân định những việc nhà nước cần làm, còn lại để DN và thị trường làm. Nếu nền kinh tế và hành chính công vẫn còn tư duy địa phương, thì không thể phát triển được. Cái mà DN tư nhân cần là môi trường. Cho tới bây giờ quyền kinh doanh của DN còn chưa rõ. Do vậy nhà nước phải có kỷ cương, phải tạo môi trường để DN làm ăn đàng hoàng thì phát triển được, còn DN làm ăn gian dổi, dựa vào cơ chế, chạy chọt thì không thể tồn tại được.
Đại diện cho cộng đồng DN, bà Lê Thị Nam Phương, Phó chủ tịch hội đồng doanh nhân trẻ cho rằng, về vai trò của Chính phủ đối với việc cải cách thể chế, bên cạnh kiến tạo, minh bạch phải có hành động. Đặc biệt, thể chế phải đảm bảo được sự minh bạch, tính kỷ luật trong thực thi không để tình trạng trên thì nói hay, dưới thì làm dở. Thực tế, cộng đồng DN đang bị ảnh hưởng rất nhiều về nội bộ thể chế giữa trung ương và địa phương. Do việc thực thi pháp luật ở mỗi địa phương không giống nhau và các DN vừa và nhỏ lại là người phải gánh chịu hậu quả. Cùng với sự minh bạch của pháp luật, các DN phải tạo sự niềm tin bằng sự chính trực. Hiện nay năng lực cạnh tranh của các DN là không có biên giới trong cuộc cạnh tranh với các DN nước ngoài, nhất là khi tổng thể của nền kinh tế còn phụ thuộc vào DN nước ngoài khá nhiều. Nếu không có sự đồng hành của chính phủ và nhà nước, nếu DN không tự nâng cao năng lực cạnh tranh thì sẽ khó mà tồn tại.
Khẳng định kinh tế tư nhân đem lại sự thịnh vượng cho các quốc gia, là trụ cột của các nền kinh tế. Tuy nhiên, Tiến sỹ Huỳnh Thế Du, Giảng viên Đại học Fulbringt cũng cảnh báo, lịch sử đã chứng minh, tất cả các cuộc khủng hoảng trên thế giới đều bắt nguồn từ khu vực tư nhân do các do các DN tư nhân thường chạy theo mục tiêu ngắn hạn nên gây ra những trục trặc cho nền kinh tế. Đây cũng là khu vực kinh tế dễ phát sinh các lợi ích nhóm. Do vậy, từ nhà nước cần có sự phân tích kỹ lưỡng để có thể đưa ra những quyết sách phát huy vai trò củakhu vực kinh tế này, đồng thời có các phương án để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra./.
Theo bà Nguyễn Thuý Hiền, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2017-2018, Bộ Công Thương đã có lộ trình cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh do Bộ quản lý. Trong đó, tính đến hết năm 2018, Bộ Công Thương đã cắt giảm 55% điều kiện kinh doanh. Trong giai đoạn 2019-2020, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục cắt giảm 202/651 điều kiện kinh doanh ( tương đương với 36%) phấn đấu hướng tới cắt giảm tối đa 72% điều kiện kinh doanh do Bộ Công Thương đang quản lý. |
Tin liên quan
Nâng vị thế, tạo cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp qua các hoạt động của ASEAN BAC
21:07 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp tận dụng thời cơ vàng để ứng dụng khoa học công nghệ
19:42 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG
14:04 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cải thiện môi trường kinh doanh, khơi thông tiềm năng cho doanh nghiệp
14:00 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
May Tiền Tiến được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
10:28 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chế độ doanh nghiệp ưu tiên là sự hỗ trợ tuyệt vời đối với hoạt động XNK của Phúc Sinh
09:30 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiểm soát cổ đông lớn tại các ngân hàng
07:40 | 08/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TCIT- Hành trình 15 năm khẳng định tầm vóc cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
09:27 | 07/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng Standard Chartered bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên tại Việt Nam
15:23 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VietinBank tiếp tục lọt Top 20 cổ phiếu có chỉ số phát triển bền vững tốt nhất thị trường
09:28 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể
20:39 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Soi loạt doanh nghiệp có giám đốc vừa bị hoãn xuất cảnh
16:08 | 05/09/2024 An ninh XNK
Kwong Lung Meko được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
08:55 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hợp tác quốc tế là chìa khóa để mở thị trường carbon Việt Nam
19:55 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chia thêm room tín dụng, động lực cho các ngân hàng cạnh tranh
15:37 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics