“Khoảng trống” trong công tác phòng chống dịch
3 bệnh viện ở Hà Nội không an toàn trong công tác phòng dịch Covid-19 | |
Các bệnh viện quyết liệt trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 | |
Phát huy vai trò của y tế cơ sở trong phòng chống dịch |
Sàng lọc người dân đến khám tại Bệnh viện K Tân Triều-Hà Nội Ảnh: Hà Linh |
Còn coi nhẹ phòng dịch
3 bệnh viện ở Hà Nội là Mắt Sài Gòn- Hà Nội, Mắt Việt Nhật, Mắt Hitec vừa bị Sở Y tế tạm đình chỉ hoạt động do không đảm bảo an toàn về phân luồng, tiếp nhận bệnh nhân. Điều này minh chứng khá rõ cho việc một số cơ sở y tế còn chủ quan trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Theo bà Trần Nhị Hà, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, một số cơ sở y tế chưa có kế hoạch chi tiết và chưa phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên ban chỉ đạo phòng chống dịch; việc kiểm soát người ra vào bệnh viện chưa triệt để; chưa bố trí chốt phân luồng ngay tại cổng bệnh viện; thực hiện các biện pháp phòng ngừa chung như đeo khẩu trang chưa đầy đủ đối với người bệnh và người nhà người bệnh; đặc biệt, một số cơ sở chưa thực hiện giãn cách đầy đủ tại các khu vực đông người và buồng bệnh.
“Một số bệnh nhân Covid-19 trước khi được xét nghiệm dương tính đã đi khám với các dấu hiệu nghi ngờ nhưng đã bị một số bệnh viện bỏ lọt. Bệnh nhân sau đó tiếp tục di chuyển trong cộng đồng và đến nhiều cơ sở y tế khác gây nguy cơ lây lan dịch bệnh. Nhiều cơ sở y tế sau đó đã phải khẩn trương xử lý, khoanh vùng cách ly những người tiếp xúc đề phòng dịch lây lan”, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội thừa nhận.
Qua tìm hiểu thực tế phóng viên nhận thấy tại cơ sở y tế vẫn còn nhiều lỗ hổng khiến ca bệnh Covid-19 “lang thang” từ bệnh viện này tới bệnh viện khác. Đơn cử như trường hợp bệnh nhân số 714 (nam, 42 tuổi, ở Hà Nội, là nhân viên điều hành xe buýt công ty 10-10); trước khi được phát hiện mắc Covid-19, bệnh nhân đi khám tại nhiều bệnh viện: Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an, Bệnh viện Hà Đông, dù đã có các dấu hiệu nghi ngờ và có tiền sử dịch tễ đi từ Đà Nẵng về nhưng sau khi khám xong, bệnh nhân vẫn được tự ra về và sau đó đến Bệnh viện Phổi Trung ương để tiếp tục khám.
Khi đến Bệnh viện Phổi Trung ương, nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân đã được chuyển ngay sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và được xác định dương tính với virus SARS-CoV-2.
Dù lãnh đạo Bệnh viện Hà Đông lý giải, khi đón tiếp bệnh nhân này, bệnh viện đã chủ động đưa bệnh nhân sang khu vực cách ly riêng dành cho người sàng lọc Covid-19, tuy nhiên bệnh nhân đã tự ý ra về. Để xảy ra tình trạng trên, trách nhiệm trước hết thuộc về cơ sở y tế.
Còn trường hợp bệnh nhân số 867, khi xuất hiện các dấu hiệu mắc bệnh, bệnh nhân đã đến khám tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và cũng được tự ra về, sau đó khi vào khám tại Bệnh viện Thanh Nhàn, được làm xét nghiệm và phát hiện dương tính với virus SARS-CoV-2.
Không chỉ ở các bệnh viện mà ngay cả người dân, hộ kinh doanh cũng đang có tâm lý chủ quan với dịch khi tại Hà Nội nhiều ngày không phát hiện ca mắc mới và hơn 100.000 người trở về từ Đà Nẵng hoàn thành công tác xét nghiệm Covid-19.
Khảo sát một vòng quanh các tuyến phố ẩm thực lớn ở Hà Nội như Nghĩa Tân, Nguyễn Quý Đức, Duy Tân, phóng viên thấy một số cửa hàng kinh doanh như quán phở, quán bia hơi đều không tuân thủ theo các yêu cầu về giãn cách và phòng dịch. Hàng quán vẫn đông đúc lượng người, các bàn ăn kê sát nhau, một bàn ăn vẫn có 6-7 người ngồi chung mà không có biện pháp bảo vệ. Quán nước vỉa hè thì chưa nói tới chuyện giãn cách mà còn tồn tại tình trạng khách hàng chung nhau hút một chiếc điếu cày.
"Vá" lỗ hổng
Theo TS. Phan Hướng Dương, Phó giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, do là bệnh viện có nhiều bệnh nhân với bệnh lý nền, chạy thận nhân tạo, người cao tuổi…, vì vậy, khi có dịch xảy ra sẽ rất nghiêm trọng. Theo đó, lãnh đạo Bệnh viện luôn quan tâm đến an toàn dịch bệnh, từ người lao động đến nhân viên y tế ở tất cả các khâu, nhất là vấn đề sàng lọc do nhiều người không khai báo hết lịch trình nên không thể chỉ dựa vào triệu chứng ho, sốt... Bởi vậy, những bệnh nhân có nguy cơ viện sẽ tiến hành chụp Xquang ngay tại chỗ để kiểm tra, điều trị kịp thời, nếu để lọt vào Khu điều trị nội trú sẽ khoanh vùng, dập dịch không kịp.
Còn PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, các bệnh nhân lao phổi được điều trị tại viện, sức khoẻ vốn đã rất yếu, nếu không may có bệnh nhân mắc Covid-19 hậu quả sẽ khôn lường. Do vậy kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam công tác phòng chống lây nhiễm chéo trong Bệnh viện được thực hiện nghiêm ngặt phòng chống dịch bệnh nói chung, Covid-19 nói riêng là bảo vệ thầy thuốc, bệnh nhân và đảm bảo an toàn cho cả cộng đồng.
Lãnh đạo Bệnh viện Phổi Trung ương cho rằng dù hiện không có cơ chế để Bệnh viện bắt buộc những trường hợp nghi ngờ phải ở lại để theo dõi, tuy nhiên, cán bộ y tế phải có biện pháp thuyết phục bệnh nhân để họ tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch và có các biện pháp kịp thời hỗ trợ người bệnh.
Không chỉ cảnh giác ở khu vực sàng lọc ban đầu, bệnh viện phải chia thành nhiều lớp phòng dịch. Cụ thể, ở lớp thứ 2 là sau khi vô tình bệnh nhân lọt qua lớp 1, khi vào đến khoa khám bệnh tiếp tục có mức độ sàng lọc sâu hơn.
Ở lớp phòng dịch thứ 3, khi bệnh nhân đã vào trong bệnh viện, các bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng, có xét nghiệm sâu hơn để phát hiện những bất thường và lập tức có xét nghiệm để cách ly ngay người bệnh. Cả 3 lớp đó, bệnh viện đều phải đặt trong tình huống người bệnh nghi ngờ liệu có phải mắc Covid hay không để có những biện pháp phù hợp, chặt chẽ.
Còn theo ý kiến của ông Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K, Bệnh viện yêu cầu nhân viên y tế phải điều tra dịch tễ tất cả trường hợp người bệnh đến khám hay chuẩn bị tới tái khám - hẹn khám qua điện thoại đều cần tìm hiểu rõ thông tin, địa chỉ nếu ở vùng dịch tễ.
Bệnh viện đã triển khai bố trí 2 phòng khám, cách ly riêng trên 2 container. 2 phòng khám và cách ly được trang bị đầy đủ theo hướng dẫn Bộ Y tế, trường hợp người đến bệnh viện có dấu hiệu nghi ngờ sẽ được hướng dẫn và đưa đến khu vực này.
Bệnh viện cũng đã lên phương án sẵn sàng để triển khai khám, thực hiện xét nghiệm, chụp chiếu riêng tại khu vực cách ly nếu người bệnh vừa có biểu hiện nghi ngờ về dịch bệnh, vừa có bệnh lý ung bướu. Khu vực dã chiến cũng đã bố trí sẵn sàng khi có tình huống xảy đến.
Tin liên quan
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 30 thành công tốt đẹp
11:20 | 14/11/2023 Tài chính
“Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”
07:48 | 21/07/2023 Người quan sát
Nguồn lực 230.000 tỷ đồng cho phòng chống dịch Covid-19 đã được sử dụng ra sao?
20:07 | 29/05/2023 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga
09:01 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão Yagi làm 1 người chết, 3 người bị thương, 2.500 cây đổ, 17 trạm bơm mất điện tại Hà Nội
07:29 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, gây thiệt hại nặng nề
05:37 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 hoành hành, gây nhiều thiệt hại tại Quảng Ninh và Hải Phòng
05:35 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3: Bốn người tử vong, 78 người bị thương
20:01 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
19:52 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kéo dài thêm thời gian tạm đóng cửa 3 sân bay do bão số 3
19:48 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 mạnh nhất trong 30 năm qua, Quảng Ninh thiệt hại rất nặng nề
19:46 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh rủi ro thiên tai
16:26 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài đảm bảo thủ tục hải quan thông suốt sau bão số 3
Sôi nổi Hội thao của 5 Cục Hải quan Cụm thi đua số 1
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics