Khởi đầu ấn tượng, xuất khẩu chè vẫn đầy âu lo
Nguồn cung sụt giảm mạnh, giá chè tiếp tục tăng | |
Thị trường chè mất cân đối cung-cầu hiếm có nhiều năm | |
Xuất khẩu chè: Muốn “lột xác" phải dựng xây được thương hiệu |
Việt Nam hiện nay đứng thứ 5 trên thế giới về XK chè, đứng thứ 7 về sản xuất chè toàn cầu. Ảnh: N.Thanh |
Trị giá xuất khẩu tăng 30,5%
Tháng đầu tiên của năm 2021, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), xuất khẩu chè ước đạt 10 nghìn tấn với trị giá đạt 16 triệu USD, tăng 25,8% về khối lượng và tăng 30,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Theo Bộ NN&PTNT, khối lượng chè XK năm 2020 đạt 137 nghìn tấn và 220 triệu USD, giảm 0,4% về khối lượng và giảm 6,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Pakistan đứng vị trí thứ nhất về thị trường XK chè của Việt Nam năm 2020 với 37,9% thị phần, giảm 11,2% về khối lượng và giảm 14,4% về trị giá so với năm 2019. Giá chè XK bình quân năm 2020 đạt 1.613 USD/tấn, giảm 6,2% so với năm 2019. |
Tại thị trường thế giới, các cuộc đấu giá của Hiệp hội Thương mại chè Coonoor Ấn Độ (CTTA) khởi đầu năm 2021 với mức giá trung bình đạt 134,73 Rs/kg (Rs là ký hiệu của đồng Rupee Ấn Độ-PV), tăng 20,36 Rs/kg so với phiên cuối năm 2020 trước khi đóng cửa dịp Giáng sinh và tết Dương lịch. Giá chè tăng do nhu cầu tăng từ những người mua nước ngoài khi các loại chè Bắc Ấn không có mặt trên thị trường vì ngưng thu hoạch vào mùa Đông.
Tại thị trường trong nước, chè nguyên liệu tháng đầu năm 2021 không có nhiều biến động. Tại Thái Nguyên, giá chè cành chất lượng giữ giá ở mức 190.000 đồng/kg, chè xanh búp khô 90.000 đồng/kg, chè xanh búp khô (đã sơ chế loại 1) 120.000 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), giá chè cành ổn định 9.800 đồng/kg, chè hạt 7.600 đồng/kg.
Quay trở lại “bức tranh” XK chè năm 2020, dễ thấy ngành chè gặp rất nhiều khó khăn, khi các hợp đồng XK của các DN đã ký kết nhưng do dịch Covid -19 khiến nhiều hợp đồng bị giãn, hoãn, thậm chí một số hợp đồng còn bị yêu cầu giảm giá. Trong khi đó, các hợp đồng mới gần như không có.
Đáng chú ý, vấn đề chi phí vận tải cũng gây khó khăn cho nhiều ngành hàng nông sản, trong đó có ngành chè. “Mọi năm chi phí vận tải chỉ khoảng 700 – 900 USD/container thì năm 2020 lên tới 2.700 – 3.000 USD/container, cao gấp 3 lần, tạo sức ép rất lớn về chi phí, trong khi giá chè lại giảm”, ông Hoàng Vĩnh Long, Phó Tổng thư ký kiêm Chánh Văn phòng Hiệp hội chè Việt Nam đánh giá.
Bởi vậy, mặc dù XK chè năm 2021 có khởi đầu tương đối suôn sẻ với tăng trưởng mạnh mẽ cả về khối lượng lẫn trị giá song không ít quan điểm của cả DN lẫn giới chuyên gia đều cho rằng, chi phí vận tải cũng như ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục là những mối lo ngại đáng kể thời gian tới.
Gỡ “nút thắt” an toàn thực phẩm
Việt Nam hiện nay đứng thứ 5 trên thế giới về XK chè, đứng thứ 7 về sản xuất chè toàn cầu. Sản phẩm chè của Việt Nam hiện đã được xuất sang 74 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, theo đánh giá, khoảng 90% sản lượng chè của Việt Nam XK ở dạng thô, giá bán thấp và được tiêu thụ dưới thương hiệu của các nhà NK. Cùng với đó, hoạt động sản xuất chè còn nhiều hạn chế bất cập...
Cụ thể, về cơ bản sản xuất chè của Việt Nam vẫn là sản xuất nông hộ nhỏ, nguyên liệu chè cung cấp cho chế biến chủ yếu từ các giống chè có chất lượng thấp. Ðiều này khiến cho chất lượng sản phẩm chè của nước ta không đồng đều và khó đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Ngoài ra, việc liên kết sản xuất, chế biến chưa đạt yêu cầu; vẫn còn xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán, thậm chí làm rối loạn thị trường XK, không kiểm soát được chất lượng, an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, công tác quảng bá thương hiệu của ngành chè cũng được giới chuyên gia ngành nông nghiệp đánh giá chưa tốt. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm còn là rào cản lớn để chè Việt Nam tiếp cận được các thị trường XK cao cấp, tiềm năng.
Từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước, ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong 5 năm vừa qua, dưới vai trò quản lý nhà nước về công tác bảo vệ thực vật, an toàn thực phẩm, vật tư nông nghiệp, Cục Bảo vệ thực vật đã tham gia vào nhóm đối tác công tư (PPP) của ngành chè. Cùng với Hiệp hội Chè Việt Nam và 12 Công ty, Cục Bảo vệ thực vật đã thành lập những tổ đội chuyên trách vấn đề bảo vệ thực vật.
“Trước đây có hiện tượng người dân sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật không được dùng trên cây chè. Với việc thành lập những tổ đội sẽ giúp tập huấn cho người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng theo nguyên tắc như: cách kiểm soát dư lượng thuốc, cách nhận biết danh sách những loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên cây chè... Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo chất lượng sản phẩm chè, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để phục vụ cho XK”, ông Nguyễn Quý Dương nói.
Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, mục tiêu tổng quát định hướng ngành chè và chương trình hoạt động của PPP chè trong giai đoạn 2021 – 2025 sẽ hướng tới chủ yếu là quản lý chặt chẽ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bền vững trong ngành chè Việt Nam; cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng và chất lượng sản phẩm chè Việt Nam thông qua tăng cường hiệu quả hoạt động của nhóm PPP.
Một số chuyên gia nông nghiệp cho rằng, để ngành chè có hướng đi bền vững, cần áp dụng và triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đổi mới quy trình sản xuất, chế biến, nâng cao giá trị XK, hạn chế những bất cập, từng bước xây dựng thương hiệu chè Việt trên thế giới…
Tin liên quan
Hải quan Hải Phòng: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 12,7 tỷ USD trong tháng 8
16:31 | 07/09/2024 Hải quan
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Dư nợ cho vay nhà ở xã hội tại TPHCM tăng trưởng 78%
19:12 | 05/09/2024 Kinh tế
Phát triển trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu để gỡ nút thắt ngành dệt may, da giày
16:43 | 05/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40,08 tỷ USD
16:04 | 05/09/2024 Kinh tế
Thủy sản nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa kiểm dịch thế nào?
10:05 | 05/09/2024 Kinh tế
(LONGFORM) Định vị cảng biển Quảng Ninh trên bản đồ hàng hải quốc tế
20:34 | 04/09/2024 Kinh tế
Những cơ hội mới cho tương lai ngành điện, năng lượng tái tạo Việt Nam
14:55 | 04/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, gây thiệt hại nặng nề
Bão số 3 hoành hành, gây nhiều thiệt hại tại Quảng Ninh và Hải Phòng
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
Bão số 3: Bốn người tử vong, 78 người bị thương
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics