Không thực hiện việc cần làm cũng phải bồi thường
Thưa ông, quy định về phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong dự thảo này vẫn là vấn đề còn có ý kiến tranh luận. Đơn cử như trường hợp trong quá trình tố tụng hình sự, khi áp dụng biện pháp “ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp” sau đó xác định người bị giữ không có tội thì có được bồi thường hay không?
Đúng là trường hợp này có hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất, đề nghị quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là cần thiết, phù hợp với quy định của Hiến pháp, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ.
Loại ý kiến thứ 2, e ngại quy định như thế có thể sẽ làm “chùn tay” người thi hành công vụ, ảnh hưởng đến hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm nói riêng và hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước nói chung. Tôi đồng ý với quan điểm thứ nhất. Cơ quan chức năng hoàn toàn có quyền ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp, nhưng gây ra thiệt hại cho người vô tội thì vẫn phải bồi thường.
Trong hội nghị ĐBQH chuyên trách được tổ chức cách đây 1 tháng, ông đã từng phát biểu về Điều 17 của dự thảo Luật đề nghị bổ sung trách nhiệm bồi thường của nhà nước khi không thực hiện các biện pháp cần thiết trong quản lý, gây thiệt hại cho người dân và bày tỏ sự đồng tình cao với quyết định của Trung tâm chống ngập TP.HCM về việc nhà nước bồi thường cho người gặp nạn vì bị rơi xuống hố ga do thi công cẩu thả, không có biện pháp che chắn, cảnh báo phù hợp. Ông vẫn giữ quan điểm này?
Tôi cho rằng việc không có che chắn cảnh báo về hố ga; không có biển báo, hạn chế tải trọng ở cầu, đường yếu, dẫn đến các phương tiện đi qua bị tai nạn… là những trường hợp lỗi thuộc về cơ quan nhà nước, cần phải đưa vào trường hợp được bồi thường. Đấy chính là việc dân sự trong quản lý hành chính mà cha ông ta ngày xưa vẫn gọi là “bất tắc vi” – thiếu trách nhiệm, không thực hiện việc cần phải làm - tức là vi phạm. Thậm chí ngay cả khi làm rào chắn và cảnh báo rồi mà vì lý do gì đó các rào chắn, biển cảnh báo bị mất đi, người dân không tiếp nhận được thông điệp cần thiết, bị thiệt hại tính mạng, tài sản… thì cũng là thiếu trách nhiệm. Điều 17 chỉ quy định trường hợp ra quyết định phá dỡ sai mới phải chịu bồi thường là không công bằng. Những vụ việc như thế có tính chất dân sự, nhưng lại thuộc trách nhiệm hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, không phải dân sự thuần túy và xảy ra khá phổ biến, không chỉ TPHCM mà Bình Dương cũng có, Hà Nội cũng có… nên rất cần đưa vào Luật.
Vừa qua công luận đã phản ánh nhiều câu chuyện công chức “vô cảm”, chùng chình không chịu giải quyết bồi thường, buộc người bị thiệt hại phải chờ đợi mòn mỏi. Có chuyện đó thật, nhưng cũng có những thứ “lấp ló”, pháp luật chưa phân định rõ ràng thì công chức cũng không dám làm.
Vậy theo ông, nên xử lý như thế nào?
Bổ sung trách nhiệm đền bù trong trường hợp không thực hiện các biện pháp cần thiết đã được pháp luật quy định. E rằng điều này sẽ làm “đội” chi phí bồi thường lên rất cao, ảnh hưởng đến cân đối ngân sách? Có thế mới buộc cơ quan nhà nước và người thi hành công vụ hành xử cẩn trọng hơn.
Về nội dung đồng chi trả giữa cá nhân gây sai phạm với cơ quan quản lý người đó, ông nghĩ sao?
Ở đây cần tuân thủ nguyên tắc về nghĩa vụ liên đới. Luật đã phân định rõ các trường hợp liên đới theo phần (làm sai đến đâu thì chịu trách nhiệm đến đó), nhưng đúng là cũng có trường hợp không tách bạch được từng phần rạch ròi như thế. Ví dụ trong toàn bộ quá trình tố tụng thì cả từ điều tra, truy tố, xét xử đều thống nhất đưa ra bản án. Nếu xảy ra oan, sai; sau đó phải bồi thường thì giao cơ quan cuối cùng thực hiện trách nhiệm công vụ chi trả.
Một điểm bất hợp lý nữa trong dự thảo luật này là “người ra quyết định gây thiệt hại biết rõ mình sai mà vẫn ra quyết định” mới phải đền bù. Dù cố ý hay không mà gây ra thiệt hại cũng phải đền bù thì mới là công bằng.
Còn yêu cầu buộc người bị thiệt hại phải chứng minh thiệt hại có phải là “làm khó” người bị thiệt hại hay không, vì khi bị gây thiệt hại, người ta rất ít khi chủ động chuẩn bị bằng chứng?
Tôi lại nghĩ khác. Để được bồi thường thì người bị thiệt hại phải chứng minh thiệt hại là đúng. Luật này ra đời sẽ là lời cảnh báo cho mọi người trong xã hội ý thức rõ hơn về quyền và trách nhiệm của mình, biết sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Xin cảm ơn ông!
Tại Báo cáo tiếp thu, giải trình dự án Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, một số ý kiến ĐBQH cho rằng, quy định tại điểm c khoản 2 về nghĩa vụ của người bị thiệt hại phải chứng minh những thiệt hại thực tế xảy ra là rất khó khăn; một số ý kiến đề nghị bỏ điểm c khoản 2 hoặc cần quy định cụ thể trong Luật hoặc giao Chính phủ quy định chi tiết. Theo UBTVQH, việc quy định nghĩa vụ chứng minh thiệt hại của người yêu cầu bồi thường là phù hợp với tính chất của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bên cạnh đó, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, để tạo thuận lợi cho người yêu cầu bồi thường, dự thảo Luật đã bổ sung quy định cụ thể các thiệt hại được bồi thường và việc xác định thiệt hại tại các điều 23, 24, 25, 26, 27 và 28, trong đó đã quy định xử lý trường hợp người yêu cầu bồi thường không xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp pháp đối một số chi phí được bồi thường. |
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics