Kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái
GDP của Nhật Bản đã giảm 3,4% trong quý I/2020. |
Số liệu chính thức sơ bộ của Văn phòng Nội các Nhật Bản, so với cùng kỳ năm ngoái, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản đã giảm đến 3,4% trong quý I khi cả tiêu dùng tư nhân, chi tiêu vốn và xuất khẩu đều sụt giảm. Trước đó, trong quý IV/2019 kinh tế Nhật Bản đã ghi nhận mức giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước đó, qua đó chính thức rơi vào suy thoái khi tăng trưởng âm hai quý liên tiếp.
Khởi phát đầu tiên tại Trung Quốc hồi cuối năm ngoái, dịch Covid-19 đã tàn phá nền kinh tế toàn cầu khi nhiều nước buộc phải áp dụng các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh mà tính đến nay đã khiến hơn 310.000 người tử vong trên toàn thế giới. Dịch Covid-19 đã gây gián đoạn nghiêm trọng các chuỗi cung ứng và hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là ở những quốc gia phụ thuộc nhiều vào thương mại như Nhật Bản.
Tiêu dùng tư nhân, vốn chiếm hơn 50% nền kinh tế trị giá 5.000 tỷ USD của Nhật Bản, đã giảm 0,7%, đánh dấu quý thứ hai giảm liên tiếp, trong bối cảnh các hộ gia đình tại “đất nước Mặt Trời mọc” đang chịu ảnh hưởng kép từ dịch Covid-19 và đợt tăng thuế tiêu dùng từ 8% lên 10% hồi tháng 10/2019. Bên cạnh đó, xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm 6% trong quý I/2020, trong khi chi tiêu vốn giảm 0,5%. Theo nhà kinh tế trưởng Takeshi Minami của Viện nghiên cứu Norinchukin, xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc đã bắt đầu giảm trong tháng 2, tiếp đến là làn sóng xuất khẩu bị đình trệ sang châu Âu và Mỹ. Nhìn chung, nhu cầu trong nước đã khiến tăng trưởng GDP của Nhật Bản giảm 0,7 điểm phần trăm, trong khi nhu cầu bên ngoài đã lấy đi 0,2 điểm phần trăm tăng trưởng của kinh tế nước này.
Tất cả yếu tố trên đang gây sức ép lên thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản đã lên cao nhất một năm trong tháng 3. Số việc làm sẵn có cũng xuống đáy 3 năm.
Tình hình thậm chí còn được dự đoán đang diễn biến xấu đi trong quý hiện tại sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hồi tháng 4 vừa qua đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc nhằm ngăn chặn sự lây lan nhanh của dịch Covid-19. Tình trạng khẩn cấp này đã được dỡ bỏ ở hầu hết các vùng vào ngày 14/5 nhưng vẫn có hiệu lực ở nhiều thành phố lớn, trong đó có thủ đô Tokyo.
Các chuyên gia phân tích trong cuộc khảo sát của hãng tin Reuters đã dự đoán trong quý II/2020 kinh tế Nhật Bản sẽ giảm đến 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu đúng vậy, đây sẽ là mức sụt giảm mạnh chưa từng có và cho thấy sự suy sụp của nền kinh tế thế giới vốn được dự báo sẽ chứng kiến đợt suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái những năm 1930.
Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra gói kích thích kinh tế lớn kỷ lục 1.000 tỷ USD, còn Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) đã mở rộng chính sách kích thích tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 4 vừa qua. Thủ tướng Abe đã cam kết sẽ đưa ra một ngân sách bổ sung thứ hai trong tháng này cho các biện pháp chi tiêu mới nhằm “chống sốc” cho nền kinh tế trước tác động của dịch bệnh.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cảnh báo rằng các gói hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản vẫn quá ít và đưa ra quá muộn. Nhà kinh tế trưởng Martin Schulz của Tập đoàn Fujitsu nhận định các gói hỗ trợ của chính phủ sẽ phải mất một khoảng thời gian mới có thể bắt đầu phát huy tác dụng. Theo ông, kinh tế Nhật sẽ mất ít nhất 2 năm mới phục hồi từ cuộc khủng hoảng Covid-19.
Tin liên quan
Nhật Bản sẽ tăng cường hỗ trợ các dự án sản xuất pin xe điện trong nước
07:52 | 12/09/2024 Xe - Công nghệ
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
Tổng cục Hải quan phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics