Kinh tế xanh - giải pháp bền vững cho khu vực Đông Nam Á
Thiên tai đang xảy ra ngày càng thường xuyên hơn tại khu vực Đông Nam Á |
Kể từ năm 1960, nhiệt độ trung bình ở khu vực Đông Nam Á đã tăng lên sau mỗi thập kỷ. Việt Nam, Myanmar, Philippines và Thái Lan nằm trong số 10 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu trong 20 năm qua. Các nhà phân tích cho rằng một trong những lợi thế của Đông Nam Á là cơ sở hạ tầng và các khu đô thị vẫn đang được xây dựng. Điều này mang lại cho các quốc gia cơ hội xây dựng nền tảng hạ tầng có khả năng chống chịu tốt hơn để đối phó với biến đổi khí hậu khắc nghiệt.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng chứng minh rằng khí hậu thay đổi do các hoạt động của con người. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, các nước Đông Nam Á có thể đóng góp đáng kể vào việc giảm phát thải khí nhà kính và giảm thiểu hiện tượng ấm lên toàn cầu. Từ năm 1990 đến 2010, lượng khí thải carbon dioxide ở Đông Nam Á đã tăng nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác. Nguyên nhân là do xây nhà máy nhiệt điện, khai thác rừng quá mức để chăn nuôi, hoạt động sản xuất công nghiệp và giao thông đô thị. Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán nhu cầu năng lượng sẽ tăng 66% vào năm 2040, với gần 40% mức tăng là từ than. Điều này gây nguy hiểm cho mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, là hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu lên 2 độ C so với mức tiền công nghiệp.
Bà Natalya Rogozhina, Trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế, Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho hay: “Chỉ có nền kinh tế xanh mới có thể giải quyết được vấn đề biến đổi khí hậu và tác động đối với các nước Đông Nam Á. Việc sử dụng năng lượng sạch và tái tạo, phát triển “sản xuất xanh”, “lối sống xanh” và tiêu dùng bền vững - là những gì cần chi tiêu và những gì cần đặt lên hàng đầu. Chỉ điều này mới giúp các nước Đông Nam Á thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Việc tạo ra năng lượng thay thế còn giúp mang lại không khí sạch và sức khỏe của người dân, hàng triệu việc làm mới và lao động năng suất cao". Theo Tiến sỹ Rogozhina, các nhà lãnh đạo ASEAN tán thành kế hoạch đến năm 2025 đạt 23% thị phần năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng của khu vực. Kể từ đầu thế kỷ này, các nước Đông Nam Á đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong đầu tư vào sản xuất năng lượng tái tạo, khu vực này có tiềm năng trở thành một thị trường khổng lồ cho các sản phẩm như vậy.
Năm 2014, Chính phủ Việt Nam đã thông qua kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh, nêu rõ các ưu tiên chính hướng tới một nền kinh tế xanh. Đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu đạt 20% tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng cân bằng năng lượng của cả nước. Việt Nam có tất cả các điều kiện tiên quyết cho điều này, trong đó có tiềm năng lớn về năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió dọc theo bờ biển từ Bắc tới Nam, những hỗ trợ công nghệ và tài chính từ các nước phương Tây và ý chí chính trị. Ở Việt Nam tương lai, người dân sẽ không phải đeo khẩu trang và sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành trong thành phố.
Tin liên quan
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) mở rộng chương trình tạo thuận lợi cho hàng hóa trung chuyển
19:36 | 03/09/2024 Hải quan thế giới
Tại sao đồng NDT không thể “soán ngôi” của USD?
14:41 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những dấu hiệu đáng ngại về triển vọng chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ
12:17 | 02/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics