Lễ hội đầu Xuân: Cầu nối giữa quá khứ và hiện tại
Nhưng phải làm thế nào để phát huy hơn nữa truyền thống của dân tộc cũng như giữ gìn được bản sắc của các lễ hội, chống lại sự xâm lấn của yếu tố xã hội hóa, thương mại hóa và các hiện tượng tiêu cực khác? Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Hải quan đã phỏng vấn GS Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Nghiên cứu văn hóa dân tộc.
Với gần 8.000 lễ hội lớn nhỏ, Việt Nam được ví như đất nước của lễ hội. Vậy ý nghĩa của những lễ hội văn hóa đầu Xuân là gì, thưa ông?
Với người Việt, mùa Xuân cũng đồng nghĩa với mùa lễ hội. Hàng năm, cứ vào dịp sau tết Nguyên đán, lễ hội diễn ra ở khắp nơi, từ nông thôn cho tới thành thị và thường kéo dài cho tới tận hết tháng 3 Âm lịch. Dân tộc ta từ xưa đến nay đã có câu “Uống nước nhớ nguồn”, chính từ đó ta mới có những lễ hội, bởi tính vui chơi, giải trí chỉ là một phần trong lễ hội, quan trọng nhất đó là yếu tố tâm linh, lễ hội đã trở thành cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, từ đó trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa cộng đồng. Chính vì vậy, các lễ hội được truyền từ đời này sang đời khác và được tổ chức chủ yếu ở cấp làng, xã, người dân tổ chức lễ hội để tưởng nhớ những anh hùng, những người có công với dân, mang ý nghĩa hết sức thiêng liêng chứ không phải ai tự đặt ra lễ hội cũng được.
Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng, vừa tưng bừng, náo nức. Lễ hội trở thành nơi công chúng đến với lịch sử cha ông, trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình.
Như Lễ hội Đền Hùng là dịp để người Việt trong và ngoài nước tưởng nhớ đến các vua Hùng đã có công dựng nước. Đây là một mĩ tục đẹp của người Việt trong việc thờ cúng tổ tiên mà không một quốc gia nào trên thế giới có được. Hay Hội Gióng được tổ chức để tưởng nhớ công ơn Thánh Gióng, người có công đánh giặc giữ nước và là một trong bốn vị thánh bất tử của người Việt. Còn lễ hội gò Đống Đa là lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ chiến công hiển hách của Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ, người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc... Nói như vậy để thấy được rằng ý nghĩa của các lễ hội là rất cao cả, và việc giữ gìn nét văn hóa trong lễ hội cũng là cách để mỗi người dân hiểu hơn về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cũng như tưởng nhớ đến các vị anh hùng có công với nước.
Theo ông, cần làm gì để giữ gìn và phát huy những nét văn hóa của dân tộc thông qua các lễ hội đầu Xuân?
Người dân đang hiểu sai về ý nghĩa của các lễ hội, ví dụ như lễ hội đền Trần là để tưởng nhớ những chiến công hiển hách của nhà Trần chứ không phải chỉ đến để xin ấn như lâu nay người trẻ hay một bộ phận dân chúng đang hiểu. Vì vậy việc giữ nguyên được những ý nghĩa truyền thống của các lễ hội là điều vô cùng cần thiết. Mỗi người dân, mỗi du khách hành hương, khi đi lễ chùa, tham gia các lễ hội đều cần tìm hiểu về di tích nơi mình đến, ý nghĩa của lễ hội, cách hành lễ sao cho đúng nơi, đúng cách. Là một nét đẹp văn hóa nhưng nó chỉ là nét đẹp khi mỗi người đến với lễ hội đó với một tâm thành và ý thức giữ gìn truyền thống dân tộc.
Cùng với đó, công tác tổ chức, quản lý lễ hội cần phải chú trọng hơn. Có thể kể đến ở đây như lễ hội chùa Hương, năm nay, nhờ có sự chuẩn bị ngay từ đầu cùng với sự quản lý tốt, tình trạng chặt chém, chen lấn đã được khắc phục nhiều.
Vì vậy, chúng ta phải coi các lễ hội như một kho tàng di sản văn hóa quý giá đối với mỗi người dân Việt Nam, đồng thời cần tăng cường tuyên truyền thêm để tăng sức hút đối với những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán của người Việt. Đặc biệt phải tuyên truyền làm sao để thế hệ trẻ bây giờ hiểu được ý nghĩa giá trị của văn hóa dân tộc, của văn hóa tâm linh. Từ đó sẽ thay đổi nhận thức của người dân về các lễ hội không phải là vì lợi ích cá nhân, không phải vì tính thương mại nữa mà tham gia lễ hội là để tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống. Hoặc chúng ta có thể xây dựng các trò chơi ngày Tết với các hình thức đọ sức, đua tài mà hun đúc trí thông minh, tài khéo léo, luyện rèn thể lực. Tham gia lễ hội cũng chính là góp phần làm đẹp lễ hội bằng cách ứng xử có văn hóa của người tham gia lễ hội.
Tất nhiên, cũng phải nhấn mạnh vào ý nghĩa chính của lễ hội là truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, “đền ơn đáp nghĩa” với người có công đức với cộng đồng, dân tộc. Ý nghĩa này sẽ góp phần bồi đắp thêm cho con người lòng nhân ái, biết yêu thương nhau, tôn vinh đạo hiếu nghĩa, phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn. Đó cũng chính là cái cốt lõi về giá trị đạo đức văn hóa các tôn giáo góp phần duy trì đạo đức xã hội, hoàn thiện nhân cách cá nhân.
Nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh việc giữ gìn truyền thống thì các lễ hội hiện nay cũng cần thay đổi cho phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Tôi hoàn toàn không đồng ý với quan điểm trên. Bởi thứ nhất, lễ hội truyền thống là hình thức đã được xây dựng từ đời này qua đời khác, từ đó lễ hội là nơi cung cấp một cách sinh động những kiến thức văn hóa dân gian, những sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng để truyền nối cho công chúng qua các thế hệ. Có thể dẫn chứng trong khu vực châu Á, Nhật Bản được coi là đất nước có nhiều lễ hội nhất. Là một nước phát triển mang tính hiện đại cao nhưng các lễ hội của họ vẫn mang đậm tính bảo tồn, giữ nguyên những nét văn hóa xa xưa chứ không phải qua thời gian mà có sự pha tạp để phù hợp hơn với hiện đại. Thứ hai, theo tôi, lễ hội quan trọng nhất là không gian văn hóa, cũng như không thể thay trống, chiêng bằng các nhạc cụ hiện đại trong trình diễn lễ hội được. Mỗi một lễ hội được sinh ra và tồn tại đều gắn với một vùng đất nhất định. Bởi thế lễ hội ở vùng nào mang sắc thái của vùng đó. Tính địa phương của lễ hội chính là điều chứng tỏ lễ hội gắn bó rất chặt chẽ với đời sống của nhân dân, nó đáp ứng những nhu cầu tinh thần và văn hóa của nhân dân, không chỉ ở nội dung lễ hội mà còn ở phong cách của lễ hội nữa. Phong cách đó thể hiện ở lời văn tế, ở trang phục, kiểu lọng, kiểu kiệu, kiểu cờ, ở lễ vật dâng cúng...
Vì vậy, để bảo đảm giá trị nhân văn sâu sắc và yếu tố tâm linh của lễ hội, cơ quan tổ chức lễ hội nên tuân thủ nghiêm ngặt về thời gian, địa điểm, nghi thức hành lễ, đạo cụ, trang phục, nội dung lễ hội. Khi phục dựng lễ hội, nhất thiết phải xác định các giá trị gốc, tiêu chí nhận dạng cũng như những biểu hiện đặc trưng của lễ hội, tránh làm sai lệch lễ hội mỗi lần khai thác.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics