Linh hoạt chỉ đạo, điều hành để nâng cao thành quả ngành nông nghiệp
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan. |
Với cương vị tân Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, trong nhiệm kỳ 5 năm tới ông sẽ ưu tiên cho những nhiệm vụ phát triển nông nghiệp như thế nào?
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Thời gian qua, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khiến nguồn cung bị đứt gãy, thời tiết cực đoan dồn dập trong thời gian ngắn, đỉnh điểm là năm 2019-2020, khan hiếm tài nguyên nước ngày càng thể hiện rõ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)…, ngành nông nghiệp vẫn phát triển, trở thành trụ đỡ cho nền kinh tế. Những chỉ tiêu Quốc hội giao cho toàn ngành đều đạt và vượt.
Thành quả đó vừa là nền tảng nhưng cũng là áp lực cho nhiệm kỳ 5 năm tiếp theo vì khi đó thế giới đã thay đổi, dịch bệnh phức tạp, áp lực toàn cầu hóa sau đại dịch Covid-19 thay đổi rất nhiều; thêm vào đó là biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan ngày càng gay gắt hơn. Để vừa giữ được thành quả của nhiệm kỳ cũ, vừa tạo ra giá trị mới từ thành quả đó, tạo ra giá trị cao hơn, đạt mục tiêu đi nhanh hơn, rất cần sự linh hoạt của cả bộ máy để thích ứng với sự thay đổi. Đó có thể là những thay đổi khó tưởng tượng được.
Vừa qua, một con tàu chở container bị mắc kẹt ở kênh đào Suez (Ai Cập) đã ngay lập tức tác động tới Việt Nam. Không có container để vận chuyển hàng hoá gây tắc nghẽn đơn hàng hoặc đội giá các sản phẩm. Kinh tế Việt Nam càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì độ mở càng lớn, dễ bị tổn thương. Mỗi sự biến đổi ở đâu đó, thời điểm nào đó đều khiến kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành nông nghiệp bị tổn thương. Do vậy, phải xác định luôn linh hoạt tìm giải pháp, dựa trên rủi ro được dự báo để tìm cách đứng vững hơn chứ không chỉ đưa ra những con số kế hoạch đơn thuần.
Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng nêu rõ một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030 là phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; ưu tiên nguồn lực phát triển hạ tầng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Bộ trưởng có thể chia sẻ rõ hơn về vấn đề phát triển kinh tế nông thôn?
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Kinh tế nông thôn nằm trong tổng thể của chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Thực ra từ kinh tế nông thôn đã xuất hiện từ Nghị quyết của đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn năm 2008 nhưng ít chú ý tới từ đó. Hiện nay, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã xác định, phát triển kinh tế nông thôn là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng, vừa phục vụ cho xây dựng nông thôn mới, vừa phục vụ quá trình tái cơ cấu nông nghiệp. Đó là cầu nối giữa cơ cấu lại nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới.
Nếu phát triển được kinh tế nông thôn sẽ tạo ra được vật chất để giúp xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng đời sống người dân. Khi đó, người nông dân sẽ thực hiện đúng vai trò là trung tâm, chủ thể trong tiến trình cơ cấu lại nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Từ trước tới nay khi nói tới cơ cấu lại nền nông nghiệp đa phần nghĩ tới dựa vào những tập đoàn, DN lớn để dẫn dắt. Tuy nhiên, số lượng những DN nông nghiệp sẽ không đủ phủ kín trong “bức tranh” nông nghiệp. Việt Nam có khoảng 20.000 DN nông nghiệp nhưng có tới vài chục triệu hộ nông dân. Những hộ nông dân đó có thể vừa là hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, vừa là những người tham gia vào các loại hình mang tính chất kinh tế tập thể như hợp tác xã hoặc người nông dân khởi nghiệp. Tập hợp những điều đó từ hợp tác xã, DN vừa và nhỏ ở nông thôn, DN khởi nghiệp nông nghiệp, đó chính là kinh tế nông thôn.
Kinh tế nông thôn như một hệ sinh thái làm chất kích kích, nền tảng để tạo điều kiện cho DN lớn đầu tư, là chỗ dựa tạo ra sự liên kết từ sản xuất tới bảo quản, sơ chế, chế biến… những công đoạn có thể cùng tham gia với các DN để thay đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.
Theo Bộ trưởng, đâu là những lộ trình, giải pháp phù hợp để thực sự thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn trong thời gian tới?
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đầu tiên là vấn đề quan điểm, tư duy phát triển kinh tế nông thôn. Có một thời gian, nông nghiệp Việt Nam chỉ chú trọng tới những DN, nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, thiếu mặn mà với những DN vừa và nhỏ, đâu đó ở nơi này nơi kia còn lơ là, xem nhẹ phát triển mô hình hợp tác xã. Vấn đề quan tâm tới DN lớn rất quan trọng, cần thiết bởi chỉ có những DN lớn mới dẫn dắt được xu thế thị trường. Tuy nhiên, mỗi cái đều có vai trò như nhau vì đó là một hệ sinh thái. Như vậy, trước tiên phải thống nhất lại vai trò quan trọng của kinh tế nông thôn, trong đó có những mô hình nhiều khi ít được chú trọng, chào đón, chăm lo.
Khi đã thống nhất quan điểm rồi thì cần xác định lại cái gì đang cản trở kinh tế nông thôn phát triển để đưa ra khuyến nghị chính sách, cơ chế kích thích. Ví dụ, trong phát triển hợp tác xã, thời gian vừa qua đã hình thành được khá nhiều hợp tác xã, đóng góp một phần trong chuỗi liên kết. Hợp tác xã đứng ra liên kết kinh tế hộ để thu mua lại nông sản của các thành viên hợp tác xã, thậm chí kể cả thành viên liên kết bên ngoài hợp tác xã, đưa hàng hoá ra thị trường thông qua các DN, thông qua thương lái. Như vậy, hợp tác xã chỉ đảm nhiệm được một phần nhỏ trong công việc, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái thì hợp tác xã đứng ra thu mua, liên kết để cung ứng hàng hoá cho thị trường. Đây chưa phải là bản chất hay mô hình đầy đủ của hợp tác xã.
Hợp tác xã không chỉ tham gia vào chuỗi liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ mà hợp tác xã phải chuyển thành tham gia vào chuỗi giá trị của một ngành hàng nông sản, một vùng nông sản. Chuỗi liên kết là nếu có 1 mặt hàng nông sản, hợp tác xã đem liên kết bao tiêu, đưa ra thị trường thì vẫn là nông sản đó, chỉ chênh lệch mức giá. Tuy nhiên, khi chuyển thành chuỗi giá trị, nông sản đó sẽ được phân loại, bảo quản, sơ chế, chế biến, đa dạng hoá… Quá trình đa dạng hoá nông sản bằng những công nghệ mới tạo ra giá trị gia tăng cho nông sản; tạo ra nhiều việc làm ở nông thôn. Kinh tế nông thôn là ở chỗ đó. Các địa phương, ngành chức năng cần đồng hành cùng nông dân, không chỉ đi bên cạnh họ mà đồng hành giúp họ thay đổi tư duy sản xuất.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Tin liên quan
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Thiệt hại cả trăm tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo vi phạm hợp đồng
13:46 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
14:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
20:13 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hơn 320 người chết, mất tích do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ
20:08 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Toàn bộ tiền bán vé chương trình “BOND Live In Vietnam” sẽ dành ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
19:50 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội tiếp tục báo động lũ cấp 1 trên sông Đà, cấp 2 trên sông Hồng
19:45 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70 đoạn Hà Đông do ngập sâu
13:49 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Báo động lũ cấp II trên sông Hồng
13:47 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương khuyến cáo người dân dự trữ nhu yếu phẩm đủ dùng
13:45 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngành đường sắt vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ các tỉnh bị ảnh hưởng bão số 3
12:46 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Không để người dân không được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sau bão, lũ
10:39 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc
Ngành Hải quan: Thu ngân sách khó khăn dần xuất hiện
Tuân thủ pháp luật về hải quan là ưu tiên trong hoạt động của doanh nghiệp
Bộ Tài chính phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Hải quan cửa khẩu Lào Cai thông quan gần 400 xe hàng trong ngày thông quan trở lại sau lũ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics