Luật quản lý ngoại thương: Còn vướng khi thực thi
Nhiều cách hiểu
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 56 và Khoản 3 Điều 57 Luật Quản lý ngoại thương thì chỉ áp dụng một lần các biện pháp quản lý hàng hóa XK, hàng hóa NK đối với khu vực hải quan riêng.
Theo Tổng cục Hải quan, trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK từ nội địa vào khu vực ngoại quan riêng, từ khu vực ngoại quan riêng vào nội địa phát sinh vướng mắc.
Trường hợp một: DN chế xuất XNK máy vi tính từ nước ngoài để phục vụ hoạt động của DN chế xuất, tại thời điểm NK máy vi tính là hàng mới 100%. Tuy nhiên, sau thời gian sử dụng DN chế xuất có nhu cầu thanh lý máy vi tính vào nội địa (bán, biếu, tặng), tại thời điểm làm thủ tục hải quan thanh lý máy vi tính là hàng đã qua sử dụng thuộc diện cấm NK theo Thông tư 31/2015/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Khi thực hiện thủ tục hải quan, cơ quan Hải quan căn cứ quy định nêu trên của Luật Quản lý ngoại thương, Khoản 5 Điều 30 Nghị định 82/2018/NĐ-CP, quy định: DN chế xuất được bán vào thị trường nội địa tài sản thanh lý của doanh nghiệp và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại. Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa XK, NK trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi NK; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép NK đồng ý bằng văn bản.
Khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định: … “thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa XK, NK; chính sách thuế đối với hàng hóa XK, NK thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa XK, NK tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu”.
Như vậy, khi cơ quan Hải quan áp dụng các quy định trên sẽ phát sinh một số quan điểm. Quan điểm thứ nhất: Tại thời điểm NK máy vi tính là hàng mới đã đáp ứng quy định được phép NK nên khi thực hiện thủ tục thay đổi mục đích sử dụng áp dụng quy định tại Điều 56 Luật Quản lý ngoại thương thì máy vi tính đã qua sử dụng không thuộc danh mục hàng hóa cấm. Do đó, DN chế xuất được thực hiện thủ tục XK máy tính vào nội địa và DN nội địa được NK máy vi tính không bị điều chỉnh bởi danh mục hàng hóa cấm XK, cấm NK.
Quan điểm thứ hai: Căn cứ quy định tại Điều 56, Điều 57 Luật Quản lý ngoại thương, biện pháp quản lý ngoại thương chỉ áp dụng một lần đối với khu vực hải quan riêng, do dó trường hợp này khi DN nội địa NK máy vi tính đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm NK nên không được phép NK.
Quan điểm thứ ba: Tại thời điểm NK máy vi tính từ nước ngoài vào DN chế xuất không phát sinh chính sách quản lý hàng hóa XK, NK. Khi thanh lý vào nội địa phát sinh chính sách quản lý hàng hóa XNK, do đó khi thanh lý phải được sự cho phép của cấp có thẩm quyền.
Trường hợp hai: DN nội địa NK hóa chất là tiền chất từ nước ngoài, tại thời điểm NK đã được Bộ Công Thương cấp giấy phép NK tiền chất. Sau đó, DN này bán hóa chất là tiền chất đã NK nêu trên cho DN chế xuất. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 42/2013/TT-BTC thì “Tổ chức, cá nhân trong khu chế xuất khi NK tiền chất từ các DN nội địa phải có giấy phép của Bộ Công Thương. Tổ chức, cá nhân khi XK tiền chất từ nội địa vào khu chế xuất không phải xin giấy phép của Bộ Công Thương”. Như vậy, vấn đề vướng mắc là DN chế xuất (trong khu chế xuất hoặc ngoài khu chế xuất) khi NK tiền chất có nguồn gốc NK từ DN nội địa phải xin Giấy phép NK tiền chất của Bộ Công Thương theo quy định trên không, hay áp dụng Khoản 3 Điều 57 Luật Quản lý ngoại thương thì không phải xin giấy phép. Và để có cơ sở thống nhất áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, Tổng cục Hải quan có văn bản đề nghị Bộ Công Thương có ý kiến hướng dẫn cách hiểu, áp dụng quy định tại Điều 56, Điều 57 Luật Quản lý ngoại thương.
Vướng thực hiện tiêu hủy phế liệu, phế phẩm gia công
Khi thực hiện Nghị định 69/2018/NĐ-CP, cơ quan Hải quan cũng phát sinh vướng mắc liên quan đến tiêu hủy phế liệu, phế phẩm của hợp đồng gia công.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 44 Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì việc tiêu hủy các phế liệu, phế phẩm, phế thải (nếu có) chỉ được phép thực hiện sau khi có văn bản cho phép của Sở Tài nguyên và Môi trường và phải được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan. Trường hợp không được phép tiêu hủy tại Việt Nam thì phải tái xuất theo chỉ định của bên đặt gia công.
Khi thực hiện, cơ quan Hải quan gặp vướng mắc về quy định cơ quan Hải quan phải giám sát tất cả các trường hợp tiêu hủy phế liệu, phế phẩm của hợp đồng gia công. Lý do, phế liệu, phế phẩm thường xuyên được loại ra trong quá trình sản xuất, đối với các DN lớn tần suất tiêu hủy các phế liệu, phế phẩm này là thường xuyên, do đó cơ quan Hải quan không đủ lực lượng để giám sát tiêu hủy của tất cả các DN, việc DN tổ chức giám sát sẽ gây tốn chi phí cho DN.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 17 Luật Hải quan thì cơ quan Hải quan áp dụng quản lý rủi ro để quyết định việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, theo đó hiện nay các hoạt động quản lý của cơ quan Hải quan (trong đó có hoạt động giám sát tiêu hủy) đều áp dụng phương pháp quản lý rủi ro được quy định cụ thể tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn.
Trong khi đó, về vấn đề này, Tổng cục Hải quan cho biết, khi tham gia ý kiến xây dựng Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Quản lý ngoại thương, Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị: Đối với Điều quy định về thông báo, thanh lý, quyết toán hợp đồng gia công đề nghị giao Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục thông báo hợp đồng gia công và quyết toán hoạt động gia công với cơ quan Hải quan, đồng thời kiến nghị bỏ một số khoản (Khoản 2, 3, 4, 5) vì pháp luật về hải quan đã quy định các thủ tục này và đang thực hiện ổn định, không có vướng mắc.
Về việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm chỉ được thực hiện sau khi có văn bản cho phép của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Hải quan cho biết, khi thực hiện quy định về tiêu hủy hàng hóa của DN, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết pháp luật về môi trường quy định: Chỉ có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại cho đối tượng là DN thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại; chủ nguồn chất thải nguy hại có trách nhiệm đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường (không quy định phải có giấy phép).
Trường hợp tiêu hủy máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm không phải là chất thải nguy hại thì thực hiện các quy định về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường. Theo đó, không quy định chủ chất thải rắn phải có văn bản cho phép của Sở Tài nguyên và Môi trường, chỉ quy định về việc báo cáo tình hình phát sinh, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
Theo Tổng cục Hải quan, khi thực hiện quy định trên đang gây khó khăn cho cơ quan Hải quan trong việc áp dụng văn bản pháp luật và DN phát sinh thủ tục hành chính, chi phí khi xin phép để được tiêu hủy…
Trước những vấn đề vướng mắc trên, Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng về việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, phế liệu, phế phẩm của hợp đồng gia công thực hiện theo quy định pháp luật hải quan và pháp luật về môi trường. Trong thời gian chờ hướng dẫn của cấp có thẩm quyền, Tổng cục Hải quan sẽ hướng dẫn thực hiện thủ tục giám sát tiêu hủy phế liệu, phế phẩm của hợp đồng gia công theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi tại khoản 42 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Tin liên quan
Tổng cục Hải quan phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
19:50 | 13/09/2024 Hải quan
Hải quan Cao Bằng hỗ trợ người dân vùng bị thiệt hại do bão lũ
16:43 | 13/09/2024 Hải quan
Hải quan Lào Cai ủng hộ đồng bào vùng lũ
15:32 | 13/09/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Trị quyên góp, ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3
15:30 | 13/09/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 1 tháng 9/2024
14:43 | 13/09/2024 Hải quan
Hải quan và VASEP: Cốt lõi niềm tin trong thỏa thuận hợp tác
11:25 | 13/09/2024 Hải quan
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
20:45 | 12/09/2024 Hải quan
Cục Hải quan TPHCM: Trao trên 700 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
16:30 | 12/09/2024 Hải quan
Thiết lập các kênh thông tin trao đổi giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp
16:10 | 12/09/2024 Hải quan
Hải quan TPHCM mong doanh nghiệp đồng hành thực hiện phương châm “5 cùng”
16:03 | 12/09/2024 Hải quan
Hải quan TPHCM: Tập trung giải pháp thu NSNN những tháng cuối năm
12:27 | 12/09/2024 Hải quan
Ngành Hải quan: Thu ngân sách khó khăn dần xuất hiện
11:32 | 12/09/2024 Hải quan
Tuân thủ pháp luật về hải quan là ưu tiên trong hoạt động của doanh nghiệp
11:14 | 12/09/2024 Hải quan
bawns cas h5
Tin mới
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform