Mạng xã hội là bộ lọc thông tin, góp phần giúp Nhà nước nâng mình lên
Nhận định đây là hướng đi đúng để các cơ quan quản lý nâng mình lên trong quản lý, điều hành đất nước, nhưng Giáo sư,
Thiếu tướng Lê Văn Cương (ảnh), nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an đề nghị các cơ quan quản lý cần nâng cao trình độ, để xử lý nghiêm các vụ việc ngay từ đầu, mạng xã hội chỉ là nơi tiếp thu thêm các thông tin.
Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhiều vấn đề nóng được các cơ quan quản lý phát hiện từ cộng đồng mạng xã hội?
Chưa có thống kê chính thức, nhưng hầu hết các vụ việc lớn đều được xử lý từ phản ánh của mạng xã hội. Điều này phản ánh hai thông điệp. Thứ nhất là các cơ quan quản lý nhà nước của ta về môi trường, xây dựng, giao thông, đời sống… còn quan liêu, nắm không chắc và không nắm được thông tin. Điều này còn thấy rõ qua việc 70-80% vụ tham nhũng do báo chí khui ra. Chứng tỏ các cơ quan nhà nước nắm vấn đề không chắc. Đặc biệt, trong số những vụ việc mạng xã hội phản ánh, chắc chắn có những việc cơ quan nhà nước biết, nhưng do nhóm lợi ích. Điển hình như vụ tòa nhà 8B Lê Trực, một tòa nhà sừng sững, mấy nghìn cán bộ quản lý của thành phố đi qua không thể không biết được.
Mạng xã hội là vấn đề có tính hai mặt, bản thân mạng xã hội không có tiêu cực nhưng người sử dụng mạng xã hội vào mục đích không lành mạnh nên phải quản lý mạng xã hội. Không chỉ Việt Nam mà các nước cũng vậy. |
Thông điệp thứ hai là bản thân mạng xã hội về khách quan có vai trò tích cực trong việc chuyển tải, cung cấp thông tin của người dân. Thông qua mạng xã hội, thông qua những thông tin mạng xã hội cung cấp, các cơ quan nhà nước có thể đánh giá đúng hiệu quả hoạt động của mình.
Ông đánh giá như thế nào về sự tiếp thu ý kiến từ mạng xã hội của các cơ quan quản lý nhà nước?
Theo tôi, độ tiếp thu của các cơ quan quản lý nhà nước từ những thông tin của mạng xã hội là rất tích cực, hầu hết phản ánh của mạng xã hội đều được các cơ quan nhà nước tiếp thu. Những thông tin trên mạng xã hội có đầy đủ cứ liệu, mang tính xây dựng thì tôi chưa thấy cơ quan nhà nước nào từ chối, trừ khi thông tin không chính thức, đưa tin vội vàng thì phải xem xét. Các cơ quan nhà nước không những tiếp thu nghiêm chỉnh mà còn có nhiều cải thiện, giúp xã hội tốt đẹp hơn.
Với những vấn đề nêu trên, liệu rằng có xảy ra tình trạng cơ quan quản lý nhà nước sẽ bị động trước các vấn đề xã hội, phải “chạy theo” mạng xã hội để quản lý và xử lý những vấn đề xã hội, thưa ông?
Không ai phản đối những quyết định của Nhà nước kịp thời, đúng đắn, phù hợp với pháp luật, nhưng tội phạm 10 mà xử 5 hoặc ngược lại, tội phạm 10 xử 12-15 là nhân dân không đồng ý. Rõ ràng là có nhiều trường hợp các cơ quan nhà nước phải xử lý lại vụ việc hoặc bị động tiếp thu vụ việc sau khi mạng xã hội phản ánh. Đây là hệ quả của trình độ quản lý, kiến thức, nhận thức không đầy đủ, xử lý các vụ việc không công minh. Người có quyền xử lý phải hiểu rõ, nắm chắc các quy định pháp luật trong lòng bàn tay, hành vi này rơi vào điều nào trong bộ luật nào, trong bối cảnh xã hội, hành vi này phải tăng nặng hay giảm nhẹ.
Nên mạng xã hội đặt yêu cầu khách quan cho cơ quan nhà nước phải nâng tầm mình lên, phải nâng trình độ hiểu biết của mình lên, đồng thời phải gạt bỏ bớt tiêu cực trong cơ quan nhà nước để xử lý nghiêm minh các vấn đề, quản lý bao quát toàn xã hội, giúp hợp lòng dân, từ đó sẽ hạn chế được tình trạng “chạy theo” mạng xã hội để xử lý các vấn đề xã hội.
Có thể thấy, mạng xã hội đã có những tác động tích cực, nhưng bên cạnh đó, cũng có những tiêu cực, theo ông, các cơ quan nhà nước nên sử dụng và quản lý mạng xã hội như thế nào cho hợp lý?
Theo tôi thấy, những người góp ý kiến chân thành trên mạng xã hội là người có kiến thức, muốn góp tiếng nói cho xã hội lành mạnh hơn, giúp cơ quan nhà nước quản lý tốt hơn nên các cơ quan nhà nước hoàn toàn có thể lấy mạng xã hội là một trong những kênh hữu dụng để tiếp thu thông tin, ghi nhận phản hồi của người dân. Với những tác động nêu trên, tôi cho rằng Nhà nước nên tạo điều kiện cho mạng xã hội phát triển, nhưng đồng thời kèm theo đó là phải quản lý mạng xã hội. Mạng xã hội là vấn đề có tính hai mặt, bản thân mạng xã hội không có tiêu cực nhưng người sử dụng mạng xã hội vào mục đích không lành mạnh nên phải quản lý mạng xã hội. Không chỉ Việt Nam mà các nước cũng vậy.
Tôi so sánh hơi khập khiễng, nhưng như trong tôn giáo, bản thân các giáo lý bao giờ cũng khuyên nhủ con người hướng thiện, không có tôn giáo khuyến khích bạo lực, đâm chém, tôn giáo không có tội nhưng những người sử dụng tôn giáo vào mục đích chính trị, mục đích xấu lại là vấn đề khác. Mạng xã hội cũng vậy, mạng xã hội có tác động kết nối con người trên hành tinh lại, cung cấp thông tin tri thức để con người học tập, làm việc, giải trí. Nhưng có những người đưa tin thất thiệt, xuyên tạc sự thật, gần đây nhất là việc kêu gọi tẩy chay sử dụng vaccin. Đây là lỗi của người sử dụng mạng xã hội, không phải do mạng xã hội.
Trong bối cảnh hiện nay, mạng xã hội chính là bộ lọc thông tin, giúp nhà nước nâng mình lên, thấy rõ hơn hiệu quả hoạt động của mình. Việc sử dụng mạng xã hội góp phần làm xã hội lành mạnh hơn, góp phần làm nhà nước quản lý tốt hơn. Nên mạng xã hội rất cần thiết, người nào sử dụng mạng xã hội vào việc sai trái thì phải tìm hiểu, xử lý, không nên vì một vài người sử dụng mạng xã hội sai mục đích để cấm cản mạng xã hội.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics