Mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn ở mức báo động
Bất an mất cân bằng giới tính khi sinh | |
Có đến 55 tỉnh, thành mất cân bằng giới tính khi sinh | |
Thưởng tiền có hạn chế mất cân bằng giới tính? | |
Mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn ở mức cao |
55/63 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh cao trên 108 bé trai/100 bé gái. Ảnh: S.T. |
4,3 triệu nam giơi có nguy cơ không lấy được vợ
Thống kê của Tổng cục DS-KHHGĐ chỉ rõ, dù đã có rất nhiều giải pháp để kiểm soát song mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn đang có xu hướng tiếp tục tăng và lan rộng. Hiện 55/63 tỉnh, thành phố của cả nước có tỷ số giới tính khi sinh cao trên 108 bé trai/100 bé gái. Tính bình quân cả nước, tỷ số giới tính hiện lên đến 114,8 trẻ trai/ 100 trẻ gái sinh ra.
Ngay tại Thủ đô Hà Nội, sau nhiều nỗ lực trong công tác dân số, tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh của TP đã giảm từ 114,5 trẻ trai/100 trẻ gái năm 2015 xuống còn 112,8 trẻ trai/100 trẻ gái trong 6 tháng đầu năm 2019.
Tuy nhiên, ở nhiều vùng ngoại thành, chênh lệch giới tính khi sinh vẫn ở mức báo động. Chẳng hạn: Huyện Sóc Sơn lên tới 120 trẻ trai/100 trẻ gái, Quốc Oai là 117 trẻ trai/100 trẻ gái, huyện Mỹ Đức 115 trẻ trai/100 trẻ gái…
Còn tại TPĐiện Biên Phủ (Điện Biên), trong 10 năm trở lại đây, tỉ lệ chênh lệch giới tính khi sinh tại TPÐiện Biên Phủ đều ở mức cao, thuộc vào thang bậc báo động. Cụ thể năm 2010 là 116,6 bé trai/100 bé gái, 2015 là 117 bé trai/100 bé gái, đến năm 2017, 2018 giảm còn lần lượt là 105,5 và 102,9, song tỉ lệ giảm không đáng kể và chưa bền vững.
Theo dự báo của các chuyên gia về DS-KHHGĐ, nếu thực trạng mất cân bằng giới tính còn tiếp diễn, khoảng 30 năm sau, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự chênh lệch giới tính nam hơn nữ khoảng trên 10%. Dự kiến năm 2050, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 4,3 triệu người nữ và hệ lụy là khoảng 4,3 triệu người nam có thể sẽ không lấy được vợ.
Xử lý nghiêm việc lựa chọn giới tính
Để dần xóa bỏ tâm lý, quan niệm trên, Tổng cục DS-KHHGĐ đã có các chiến dịch truyền thông về bình đẳng giới đến các gia đình, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh với thông điệp mỗi người dân cần phải suy tích cực và có quan niệm không chỉ đàn ông mới có thể là trụ cột mà ngày nay phụ nữ hoàn toàn có thể đảm đương, chia sẻ các công việc với nam giới trong cuộc sống cũng như phụng dưỡng cha mẹ.
Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, Việt Nam đã và đang thực hiện một số biện pháp nhằm xóa bỏ vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh. Tuy nhiên, cần tăng cường hơn nữa cơ chế phối hợp liên ngành và thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức xã hội, bao gồm cả những nỗ lực nhằm giải quyết phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái - nguyên nhân chính dẫn đến việc lựa chọn giới tính trước sinh.
Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho rằng, then chốt vẫn là phải tăng cường công tác bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ, trẻ em gái, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động thay đổi nhận thức của con người, phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ trong xã hội, vận động nam giới tham gia bình đẳng giới.
Bên cạnh đó, cơ quan này sẽ quyết liệt thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, giai đoạn 2016-2025 với các mục tiêu cụ thể như khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỷ số giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng tự nhiên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Với tỉnh Điện Biên, để giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, bà Ðặng Thị Mai, Giám đốc Trung tâm DS- KHHGÐ TP Ðiện Biên Phủ cho biết, Trung tâm tập trung vào tuyên truyền các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn không lựa chọn giới tính khi mang thai, tác hại của việc lựa chọn giới tính và khuyến khích thực hiện quy mô gia đình ít con để nuôi dạy cho tốt.
Một số chuyên gia dân số đề xuất, Việt Nam cần thực hiện quyết liệt hơn quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức. Bên cạnh đó, phê phán mạnh mẽ những hủ tục, những nhận thức, những thái độ và hành vi biểu hiện trọng nam, coi thường nữ giới. Cần thay đổi quan niệm xã hội để tất cả phụ nữ và trẻ em gái đều có quyền lợi như nam giới.
Ngoài ra, cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát các trung tâm y tế công lập, các phòng khám y tế tư nhân nhằm phát hiện ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm lựa chọn giới tính thai nhi, có các chế tài đủ mạnh để xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật...
Một giải pháp khác nên hướng tới là thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao quyền năng của phụ nữ, tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ và bé gái được tiếp cận các cơ hội, nguồn lực để có thể không chỉ thụ hưởng một cuộc sống khỏe mạnh mà còn có cơ hội phát triển, đóng góp cho gia đình và xã hội.
Đặc biệt, hoàn thiện chính sách an sinh xã hội để người cao tuổi nói chung và người cao tuổi có con một bề là con gái nói riêng yên tâm khi tuổi già, như chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người cao tuổi.
Tổng cục DS- KHHGĐ cho rằng, mất cân bằng giới tính khi sinh cao không những sẽ tác động đến cấu trúc dân số Việt Nam trong tương lai, dẫn đến hậu quả là thừa nam, thiếu nữ trong xã hội mà còn gây nhiều hệ lụy khác như tình trạng trì hoãn hôn nhân trong nam giới hoặc gia tăng tỷ lệ sống độc thân, gia tăng tình trạng bạo lực trên cơ sở giới, nhiều phụ nữ phải kết hôn sớm hơn, tỷ lệ ly hôn và tái hôn, tình trạng bạo hành giới, mua dâm, mua bán phụ nữ gia tăng. Một số ngành, nghề sẽ bị thiếu hụt lao động như giáo viên mầm non, tiểu học, hộ lý, y tá… |
Tin liên quan
Hà Nội: Báo động lũ cấp II trên sông Hồng
13:47 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Triển vọng phát triển "nền kinh tế bạc” của Trung Quốc
08:07 | 28/02/2024 Nhìn ra thế giới
Đông Nam Á và bài toán già hóa dân số
14:03 | 21/02/2024 Nhìn ra thế giới
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
20:34 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
20:19 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:41 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3
15:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
20:13 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hơn 320 người chết, mất tích do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ
20:08 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
Tổng cục Hải quan phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics