“Méo mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi tăng cao
Giá nguyên liệu "nhảy múa", liệu giá thức ăn chăn nuôi sẽ chỉ còn tăng 10-15%? | |
Giảm nhập khẩu nguyên liệu để ổn định thị trường thức ăn chăn nuôi | |
Mức thu, quản lý và sử dụng phí trong chăn nuôi |
Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đang đứng trước nguy cơ thua lỗ, bỏ tái đàn do giá thức ăn chăn nuôi tăng "phi mã". Ảnh: ST |
Nguy cơ thua lỗ
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một trong những nguyên nhân khiến giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu cũng như giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm liên tục tăng là do giá các loại ngũ cốc trên thị trường thế giới đều tăng cao và thiết lập mặt bằng giá mới. Điều này xuất phát từ yếu tố chi phí sản xuất tăng cao, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến mùa màng, các quỹ đầu tư lớn chuyển hướng sang đầu cơ nông sản và Trung Quốc tăng mua ngũ cốc phục vụ sản xuất, chăn nuôi trong nước... Bên cạnh đó, việc thiếu container rỗng cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận chuyển hàng hóa nói chung, trong đó có mặt hàng thức ăn chăn nuôi. Thiếu container đã khiến chi phí vận chuyển tăng 200-300% so với bình thường.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Phí Văn Diễm, chủ một cơ sở chăn nuôi lợn tại Ba Vì (Hà Nội) cho biết, nếu như trước đây giá thức ăn chăn nuôi khoảng 230.000 – 280.000 đồng/bao loại 25 - 30kg (tuỳ loại) thì bây giờ giá thức ăn chăn nuôi đã tăng lên gần 400.000 đồng/bao loại 25kg - 30kg.
“Tình trạng giá thức ăn chăn nuôi tăng không phải là mới mà đã diễn ra từ cuối năm trước, tuy nhiên khi đó vào vụ cuối năm chúng tôi vẫn còn thức ăn dự trữ nên bị ảnh hưởng không nhiều. Đến tháng 2 khi chúng tôi bắt đầu vào lứa mới thì chịu tác động nhiều hơn. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của chúng tôi bị chậm lại, giá bán có nhiều biến động, lên xuống thất thường. Điều này tác động trực tiếp lên khâu chăn nuôi, đẩy giá thành sản xuất lên cao khiến những doanh nghiệp chăn nuôi như chúng tôi gần như là không có lãi, thậm chí là lỗ sau khi đã trừ hết tất cả các khoản chi phí sản xuất. Với những doanh nghiệp chăn nuôi cơ sở lớn từ vài nghìn con thì mức ảnh hưởng sẽ nặng nề hơn chúng tôi rất nhiều. Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đang đứng trước nguy cơ thua lỗ, bỏ tái đàn”, ông Diễm cho biết thêm.
Đứng ở góc độ là một doanh nghiệp chăn nuôi, ông Phan Vĩnh Thành, Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Hưng Thành cho biết, nếu giá thành thức ăn chăn nuôi vẫn tiếp tục tăng như hiện nay, theo dự tính của chúng tôi, lứa này chúng tôi sẽ bị lỗ từ 10-25%. Hiện chúng tôi đang thực hiện việc cân bằng khẩu phần ăn tối ưu, đồng thời áp dụng việc quản trị tốt nguồn nguyên liệu và giảm tối đa các chi phí sản xuất để hạ giá thành nhưng kết quả cũng không mấy khả quan.
Vượt khó bằng liên kết chuỗi
Trước việc giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng mạnh tới 40% so với cuối năm ngoái, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi chỉ tăng giá thức ăn chăn nuôi 10 - 15% dù giá nguyên liệu đã tăng mạnh. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn được xem là rất cao và quá sức với nhiều doanh nghiệp chăn nuôi nhất là trong bối cảnh giá gia cầm và giá lợn hơi đang liên tục giảm.
Trước tình trạng giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng giá liên tục như hiện nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã tính đến các phương án để chủ động hơn nguồn thức ăn chăn nuôi trong nước, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu.
Theo đó, nhiều doanh nghiệp lớn trong nước như Masan, Hòa Phát, Hùng Vương, Vingroup đã bắt đầu có những đầu tư lớn vào ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi với mong muốn giành lại thị phần từ tay các doanh nghiệp ngoại. Tập đoàn Hòa Phát đã xây dựng và đi vào hoạt động nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tại Khu công nghiệp Long Khánh với công suất 200 nghìn tấn/năm. Masan đã mua lại Công ty Cổ phần Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc (Proconco) và Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế (Anco), nhờ đó đã vươn lên vị trí cung ứng thức chăn nuôi lớn thứ 2 trên cả nước.
Ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, để kiểm soát giá và thị trường thức ăn chăn nuôi, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi cần chủ động tìm kiếm và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước có thể thay thế được nguồn nhập khẩu để chế biến thức ăn chăn nuôi (khô dầu hạt điều, cám điều, bã sắn, cám gạo…).
Đứng ở góc độ là một doanh nghiệp chăn nuôi, ông Phan Vĩnh Thành đề xuất, trong thời gian tới, Nhà nước cần sớm có phương án hỗ trợ phù hợp để doanh nghiệp chăn nuôi vượt qua được giai đoạn khó khăn hiện nay, nhất là khi dịch Covid-19 ảnh hưởng đã khiến đầu ra của rất nhiều doanh nghiệp chăn nuôi sụt giảm trong khi đó giá bán sản phẩm không tăng (nhiều loại còn giảm).
Cũng theo ông Thành, hầu hết doanh nghiệp chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ là những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất do không có liên kết và không chia sẻ được rủi ro dẫn đến thua lỗ.
“Để vượt khủng hoảng, chúng tôi đã đi tìm những cơ hội liên kết để xây dựng được chu trình sản xuất theo chuỗi từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, chuồng trại đến chế biến kinh doanh sản phẩm. Việc các doanh nghiệp chăn nuôi nhỏ lẻ liên kết theo mô hình chuỗi như trên có thể san sẻ được rủi ro trong các khâu nên vẫn đảm bảo được ít nhất là doanh nghiệp sẽ không bị lỗ và đây cũng là xu hướng kinh doanh mà các doanh nghiệp chăn nuôi nhỏ lẻ trong thời gian tới sẽ làm”, ông Thành đề xuất.
Tin liên quan
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
Đáp ứng tiêu chuẩn, xuất khẩu thành công vào thị trường Hoa Kỳ
14:16 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
MSB giảm lãi suất cho vay với khách hàng chịu thiệt hại bởi bão lũ
14:09 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
10:27 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân miền Bắc
07:49 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club chính thức được vận hành theo chuẩn quốc tế
07:46 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
20:37 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Thanh tra, xử phạt 3 doanh nghiệp thực phẩm
16:29 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành Hải quan đã nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc
16:19 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc
11:41 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
20:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
19:58 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trao quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên cho Công ty TNHH Luxshare-ICT (Vân Trung)
19:57 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel thần tốc phủ sóng di động ngay trong đêm phục vụ cứu hộ cứu nạn tại Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai)
16:01 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Sửa Luật thuế TTĐB để giảm tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khoẻ
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics