Mỹ "tung đòn" với Trung Quốc trong chuỗi cung ứng chip
Dai dẳng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung |
Động thái trên được cho là nhằm hạn chế khả năng mua và sản xuất chip cao cấp của Trung Quốc.
Các quy định mới của Mỹ, với một số biện pháp có hiệu lực ngay lập tức, là bước tiếp theo đối với các hạn chế được đưa ra trong năm nay, với các nhà sản xuất máy công cụ hàng đầu là KLA Corp, Lam Research Corp và Applied Materials Inc, yêu cầu họ ngừng chuyển thiết bị đến các nhà máy hoàn toàn thuộc sở hữu của Trung Quốc chuyên sản xuất chip tiên tiến. Theo giới phân tích, các biện pháp trên có thể dẫn đến sự thay đổi lớn nhất trong chính sách của Mỹ đối với việc cung cấp công nghệ cho Trung Quốc kể từ những năm 1990. Nếu được thực hiện hiệu quả, các biện pháp này có thể gây khó khăn cho ngành sản xuất chip của Trung Quốc bằng cách buộc các công ty Mỹ và nước ngoài sử dụng công nghệ của Mỹ phải cắt đứt việc hỗ trợ cho một số nhà máy và nhà thiết kế chip hàng đầu của Trung Quốc.
Ông Eric Sayers, một chuyên gia về chính sách quốc phòng tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, cho rằng động thái này phản ánh một nỗ lực mới của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm kiềm chế những bước tiến của Trung Quốc thay vì chỉ tìm cách lập lại sân chơi công bằng. Các quy định mới cũng sẽ hạn chế nghiêm ngặt việc xuất khẩu thiết bị của Mỹ cho các nhà sản xuất chip nhớ Trung Quốc và chính thức luật hóa nội dung các bức thư gửi đến Nvidia Corp và Advanced Micro Devices Inc (AMD) về việc hạn chế giao hàng cho Trung Quốc các loại chip được sử dụng trong các hệ thống siêu máy tính và trí tuệ nhân tạo mà các quốc gia trên thế giới dựa vào để phát triển vũ khí hạt nhân và các công nghệ quân sự khác.
Cùng chung quan điểm, ông Jim Lewis, chuyên gia về công nghệ và an ninh mạng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Thủ đô Washington của Mỹ, cho rằng các biện pháp trên "có thể khiến Trung Quốc thụt lùi nhiều năm”.
Trong khi đó, Thứ trưởng Thương mại Mỹ Alan Estevez, khẳng định động thái này là nhằm ngăn Trung Quốc mua lại “các công nghệ nhạy cảm có ứng dụng quân sự”. Ông nói: “Môi trường đe dọa luôn thay đổi và chúng tôi đang cập nhật các chính sách của mình ngay hôm nay để đảm bảo rằng chúng tôi đang giải quyết các thách thức”.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ thừa nhận rằng họ chưa nhận được lời hứa đảm bảo từ các quốc gia đồng minh là sẽ thực hiện các biện pháp tương tự, và các cuộc thảo luận với các quốc gia đó vẫn đang diễn ra. Họ cũng bày tỏ hy vọng các chính phủ khác sẽ tham gia cùng họ trong việc đưa ra các hạn chế tương tự, đồng thời thừa nhận rằng các biện pháp kiểm soát sẽ mất hiệu lực và có thể làm tổn hại đến vị thế của các công ty Mỹ trên thị trường nếu không có sự hợp tác quốc tế.
Trong một tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh gọi động thái này là sự lạm dụng các biện pháp thương mại nhằm củng cố “bá quyền công nghệ” của Mỹ, đồng thời cho rằng Washington nên ngừng đối xử bất công với các công ty Trung Quốc
Sản xuất và xuất khẩu chất bán dẫn vẫn luôn là vấn đề cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc khi cả 2 đều muốn đi đầu trong lĩnh vực công nghệ. Trước đây, Mỹ cũng đã cấm bán công nghệ cho các công ty cụ thể của Trung Quốc, chẳng hạn như Huawei, vì lý do an ninh quốc gia. Tháng 8 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành Đạo luật Giảm lạm phát, theo đó Washington sẽ đẩy mạnh phát triển ngành sản xuất bán dẫn và công nghệ cao nội địa và đã chi hàng chục tỷ USD cho các dự án nghiên cứu và phát triển ngành này.
Tin liên quan
EU "chia rẽ" về việc áp thuế xe điện Trung Quốc
07:59 | 16/09/2024 Xe - Công nghệ
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
“Mảnh ghép” quan trọng cho chuyển đổi xanh
Samsung Việt Nam ủng hộ 10 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng trưởng sau 8 tháng
Công tác kiểm định góp phần phòng ngừa gian lận
Hải quan Hải Phòng thu ngân sách đạt gần 73% chỉ tiêu năm
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform