Nâng thị phần xuất khẩu gỗ Việt lên 10% trên “chợ” quốc tế
Xuất khẩu lâm sản cả năm nắm chắc 12 tỷ USD | |
Gấp rút tăng tốc, xuất khẩu gỗ "cán đích" 12 tỷ USD? | |
Điều gì đang chờ đợi xuất khẩu gỗ Việt? |
Để nâng cao trị giá xuất khẩu cũng như vị thế của gỗ Việt trên thị trường quốc tế, điều quan trọng đầu tiên là phải đảm bảo nguồn gốc gỗ hợp pháp. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Nhiều rủi ro trong xuất nhập khẩu gỗ
Theo đại diện Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), thời gian qua, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Việt Nam đã gia nhập vào câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD vào năm 2005 và đã đạt trị giá xuất khẩu trên 11 tỷ USD vào năm 2019.
Đến nay, sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt ở trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, vươn lên đứng đầu khối ASEAN, đứng thứ 2 châu Á và đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu gỗ và lâm sản.
Mặc dù bị ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19, tuy nhiên trị giá xuất khẩu lâm sản 6 tháng đầu năm nay ước đạt trên 5,3 tỷ USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2019. Ước cả năm nay, trị giá xuất khẩu sẽ đạt 11,75 - 12 tỷ USD.
Việc hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế đã đem lại những cho ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu những điều kiện thuận lợi nhất định nhưng cũng chịu ảnh hưởng, tác động nhiều mặt của thị trường thế giới với nhiều khó khăn, thách thức.
Đặc biệt là nguồn nguyên liệu sạch phục vụ cho ngành chế biến gỗ trong nước và xuất khẩu, bao gồm nguồn nguyên liệu trong nước và nguyên liêu nhập khẩu hợp pháp.
Liên quan tới vấn đề nguyên liệu gỗ hợp pháp, trong 2 ngày 23 – 24/7 vừa qua, Tổng cục Lâm nghiệp đã phối hợp với Mạng lưới giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã (TRAFFIC) tổ chức khoá tập huấn về thương mại gỗ hợp pháp và nhận dạng gỗ cho cán bộ Hải quan và Kiểm lâm khu vực duyên hải miền Trung.
Sự kiện nằm trong khuôn khổ dự án “Kiểm soát gỗ bất hợp pháp trong xuất, nhập khẩu gỗ” thực hiện trong 2 năm (2019 – 2020).
Phát biểu tại khóa tập huấn, ông Nguyễn Thế Cường, đại diện tổ chức TRAFFIC cho biết, chính sách đóng cửa rừng tự nhiên của Chính phủ Việt Nam và một số nước xuất khẩu gỗ tự nhiên truyền thống cho Việt Nam trong những năm qua đã làm giảm lượng gỗ tự nhiên trong nước một cách nhanh chóng.
Việt Nam hiện nay đang là thị trường hàng đầu về tiêu thụ gỗ nguyên liệu. Tuy nhiên khi khai báo hải quan thì tên một loại gỗ lại được khai báo với nhiều tên khoa học khác nhau gây khó khăn cho lực lượng hải quan.
Mặt khác, thông tin về các quy định pháp lý có liên quan đến quản lý, khai thác, chế biến và thương mại gỗ tại một số quốc gia còn hạn chế. Chính sách quản lý tài nguyên của nhiều quốc gia cũng có nhiều bất cập, không đồng nhất, thậm chí xung đột lẫn nhau. Quản trị rừng tại nhiều quốc gia vẫn còn ở mức thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro với nước nhập khẩu, trong đó có Việt Nam.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu đang phấn đấu trở thành một ngành mũi nhọn trong sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam, có thương hiệu, uy tín trên thị trường quốc tế.
Cùng với đó, Việt Nam cũng đã ký kết Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản giữa Việt Nam và EU (VPA/FLEGT) và xây dựng Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS), do vậy việc kiểm soát nguồn gốc gỗ là một yêu cầu rất quan trọng.
Ông Ngô Minh Hải, nguyên Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý (Tổng cục Hải Quan) chia sẻ, hiện nay có nhiều rủi ro trong quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu, trong đó có mặt hàng gỗ và đồ gỗ.
Trong đó, rủi ro điển hình là trong khai hải quan, khai thuế, thời hạn làm thủ tục hải quan, thời hạn nộp thuế,… chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vi phạm phân loại theo hành vi. Bên cạnh đó còn có các rủi ro trong tuân thủ chính sách quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu, về phân loại hàng hoá, về giá trị hải quan, xuất xứ và số lượng hàng hoá,…
“Trong khi đó, lực lượng hải quan không được đào tạo bài bản về lâm nghiệp cũng như nhận dạng gỗ, đây là một trong những khó khăn lớn đối với lực lượng này”, ông Hải nói.
Đảm bảo gỗ hợp pháp, nâng thị phần
Tổng cục lâm nghiệp nêu rõ, mục tiêu tổng quát toàn ngành đặt ra trong thời gian tới là phấn đấu để Việt Nam trở thành một trong những nước đứng hàng đầu về sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ và lâm sản có thương hiệu uy tín trên thị trường thế giới.
Mục tiêu cụ thể, phát triển nguồn nguyên liệu từ rừng trồng trong nước, đáp ứng tối thiểu 80% nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ xuất khẩu. Về trị giá xuất khẩu, nâng thị phần thương mại đồ gỗ thế giới của Việt Nam từ 6% hiện nay lên khoảng 10% vào năm 2025.
Để đạt được các mục tiêu nêu trên cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó điều quan trọng nhằm giúp gỗ Việt thâm nhập sâu hơn vào nhiều thị trường, đặc biệt là những thị trường có yêu cầu cao như Mỹ, EU... là phải đảm bảo nguồn gỗ nguyên liệu hợp pháp, có chất lượng cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu.
Điều này được triển khai thông qua trồng rừng thâm canh; nghiên cứu, lai tạo giống; liên doanh liên kết giữa chủ rừng và doanh nghiệp chế biến; hình thành chợ gỗ…
Bên cạnh đó, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý để hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu lâm sản tổ chức sản xuất, kinh doanh hiệu quả; hoàn thiện văn bản quy phậm pháp luật; thực hiện tốt Hiệp định VPA/FLEGT…
Ở góc độ phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu, đại diện Tổng cục Lâm nghiệp nhấn mạnh, giải pháp đề ra là chủ động hội nhập, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, hạn chế rào cản kỹ thuật; đẩy mạnh đàm phán và ký kết các hiệp định song phương về thương mại; phát triển thị trường ở các khu vực mới, tiềm năng...
Tin liên quan
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
10:28 | 18/09/2024 Kinh tế
Đưa TPHCM thành trung tâm giao dịch nội, ngoại thất hàng đầu khu vực
15:55 | 27/08/2024 Kinh tế
Kết nối để ngành chế biến gỗ thông minh hơn
20:34 | 20/08/2024 Kinh tế
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform