Nền kinh tế phi tiền mặt sẽ giảm thiểu tiêu cực liên quan đến tài chính, tiền tệ
Tuy nhiên, theo chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu (ảnh), xu hướng này muốn phát huy hết hiệu quả trong bối cảnh nước ta hiện nay thì còn rất nhiều việc phải làm từ người dân đến các cơ quan quản lý.
Ông đánh giá như thế nào về tác động của việc thanh toán không dùng tiền mặt với các hành vi phạm pháp trong hoạt động tài chính?
Thực tế cho thấy, tiền mặt hỗ trợ rất nhiều cho vấn nạn tham nhũng, rửa tiền… Các loại tiền phạm pháp, tiền từ các hoạt động ma túy, buôn lậu, mại dâm… đều được lưu chuyển bằng tiền mặt vì tiền mặt không để lại dấu vết, không mang tính chất pháp lý; bởi có tiền là mua bán và giao nhận, không ai ghi lại mã của từng đồng tiền để báo cho cơ quan an ninh là cơ sở điều tra.
Do đó, nếu nền kinh tế chuyển sang không dùng tiền mặt thì tất cả vấn đề mua bán như nhà cửa, chi tiêu tiêu dùng, chuyển khoản… đều phải thông qua hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, hệ thống ngân hàng hiện nay với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại đều có thể truy xuất nguồn gốc, hóa đơn cũng như thông tin giao dịch của người chuyển tiền và người nhận tiền, tạo thành dấu vết rất rõ ràng cho các cơ quan điều tra. Vì thế, nền kinh tế phi tiền mặt dù không thể hoàn toàn triệt tiêu nhưng sẽ giảm thiểu tối đa, hiệu quả các vấn đề tiêu cực liên quan đến tài chính, tiền tệ.
Vậy tại sao vấn đề này vẫn còn trì trệ tại nước ta, thưa ông?
Tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, thói quen tiêu tiền mặt đã tồn tại hàng trăm năm, nên việc chuyển đổi sang một nền kinh tế phi tiền mặt không phải là vấn đề dễ dàng. Nhất là khi tại Việt Nam, số người dân có tài khoản ngân hàng chỉ vào khoảng 20-30%, còn những người dân cùng nông thôn, vùng sâu vùng xa vẫn đa phần tiêu tiền mặt. Thực tế là ngay cả người thành phố khi ra đường mà trong túi chỉ có thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng thì bất an lắm vì không phải chỗ nào cũng có thiết bị thanh toán. Thói quen này khiến việc đưa nền kinh tế từ tiền mặt sang phi tiền mặt trở nên vô cùng khó khăn.
Đặc biệt, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt bị trì hoãn còn do những người có liên quan đến tham nhũng, phạm pháp tìm cách cản trở. Bởi nếu chuyển đổi thành công sang nền kinh tế phi tiền mặt, những hành vi phạm pháp của họ sẽ bị cản trở hoặc bị phát hiện.
Theo ông, cần biện pháp như thế nào để thay đổi?
Theo tôi, giải pháp cốt yếu là phải có nhiều địa điểm chấp nhận phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, từ siêu thị đến chợ, những điểm POS phải mở rộng thì giúp người dân chi tiêu, mua sắm không dùng tiền mặt. Ngoài ra, Chính phủ phải có chương trình giáo dục người dân về phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, đề cập đến những vấn đề căn bản nhất như mở tài khoản như thế nào, tại sao phải mở tài khoản, sử dụng công cụ như thế nào, cách thức bảo mật…
Tôi thấy ngay như bên Mỹ - một quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, cách đây 10 năm đã phải mở chương trình giáo dục tài chính cơ bản cho trẻ con đến người lớn, từ sinh viên đến người đi làm (gọi là “money smart” – khéo dùng tiền)… để dân chúng hiểu lợi ích và biết cách sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt.
Chính phủ đã đặt ra mục tiêu rất cụ thể tại Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020, việc thực hiện có khả thi hay không, thưa ông?
Đề án này cho thấy Chính phủ rất quyết tâm nhưng quyết tâm phải đi cùng kế hoạch hành động. Chính phủ đang dựa nhiều vào hệ thống ngân hàng để cung cấp dịch vụ thanh toán không tiền mặt, nhưng như thế là không đủ vì ngân hàng là DN nên làm gì có lợi thì làm. Tất nhiên, ngân hàng cũng mong muốn có thêm khách hàng sử dụng dịch vụ, đăng ký làm thẻ… nhưng có lẽ họ thấy đó không phải là trách nhiệm của họ trong việc kêu gọi người dân không dùng tiền mặt.
Vì thế, trách nhiệm của Chính phủ là phải đi về vùng sâu vùng xa, hệ thống ngân hàng, quỹ tiết kiệm, tín dụng khuyến khích người dân chuyển khoản, mở tài khoản ngân hàng. Nếu không thực hiện vẫn còn 70-80% sử dụng tiền mặt thì rất khó, mục tiêu phải ít nhất có tỷ lệ 60% người dân sử dụng thanh toán không tiền mặt. Chính phủ đặt mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% là tính cả tỷ lệ thanh toán thuế, phí của DN. Nhưng điều cần quan tâm hơn cả là tỷ lệ trong dân, bởi những hành vi phạm pháp thường xuất phát từ dân sự, cá nhân hơn là tổ chức, DN. Nên kiểm soát trong dân phải đạt tỷ lệ trên 60% không dùng tiền mặt thì mới có thể đem lại hiệu quả, hạn chế các tiêu cực.
Xin cảm ơn ông!
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty luật BASICO, Thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng: Tiền được thanh toán qua tài khoản có thể giúp vấn nạn tham nhũng, gian lận tài chính, hoạt động kinh tế ngầm… giảm xuống tới 99%, vì không ai dám đường đường chính chính làm việc xấu mà chuyển tiền qua tài khoản. Tất nhiên không thể tránh khỏi việc phải sử dụng tiền mặt nhưng tất cả các nước trên thế giới đều đang phấn đấu nâng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt lên mức cao nhất. Tại Việt Nam, nếu như cách đây 20 năm, việc thanh toán không dùng tiền mặt gặp khó do giới hạn về công nghệ, phương tiện, thì giờ đây đã có điều kiện vô cùng thuận lợi, nên điều quan trọng là quyết tâm thực hiện và chỉ đạo của Chính phủ. Hiện các quy định của Việt Nam về chi tiêu tiền mặt còn nhiều bất cập, người dân không bị giới hạn quy định mà có thể chi tiêu thoải mái. Nên cần phải có chế tài để hạn chế việc sử dụng tiền mặt, ví dụ như quy định với DN từ 10 triệu đồng trở lên, cá nhân từ 30-50 triệu đồng trở lên phải giao dịch qua ngân hàng… để kiểm soát dòng tiền tốt hơn; nếu trường hợp nào cố tình không dùng thì phải theo dõi, nếu đối tượng không giải trình được nguồn tiền thì cơ quan quản lý có thể tịch thu khoản tiền đó. |
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics