Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên chịu nhiều tác động đan xen
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. |
Trong 6 tháng đầu năm số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường chiếm tỷ lệ khá cao. Để hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất, Tổng cục Thống kê đề xuất những giải pháp nào, thưa bà?
Tổng cục Thống kê đề xuất Chính phủ cần có các biện pháp nhanh chóng bình ổn giá xăng dầu; đồng thời, có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh sử dụng xăng dầu chiếm tỷ trọng cao; đảm bảo hoạt động lưu thông hàng hóa diễn ra bình thường, không bị đứt gãy, gián đoạn.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, hỗ trợ thuế, phí xuất khẩu; đồng thời, tiếp tục vận động người lao động quay lại làm việc góp phần vào quá trình phục hồi của kinh tế. Chính quyền các địa phương tạo điều kiện và hỗ trợ cho doanh nghiệp xây dựng chỗ ở cho người lao động khi họ quay lại làm việc, hỗ trợ người lao động gặp khó khăn bị ngừng việc, mất việc, triển khai các túi an sinh xã hội.
Cùng với đó, Chính phủ có các chính sách phù hợp để các tổ chức tín dụng tập trung vốn và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn, gói hỗ trợ cho vay ưu đãi lãi suất 2% của nhà nước; đồng thời, triển khai nhanh các gói hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ hiệu quả.
Đứt gãy chuỗi cung ứng, cuộc chiến Nga-Ukraine đã đẩy lạm phát thế giới tăng cao. Theo bà, kinh tế Việt Nam có tiếp tục tránh được cơn bão giá thế giới?
Trong thời gian tới, diễn biến giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang tiếp tục tăng mạnh trong bối cảnh chiến sự Nga - Ukraine còn phức tạp gây gián đoạn chuỗi cung ứng, đặc biệt là giá xăng dầu tạo áp lực lớn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân.
Cùng với tác động của các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng, kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi mạnh hơn trong các tháng còn lại của năm, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng sẽ đẩy giá cả hàng hóa lên cao. Nhưng với kinh nghiệm điều hành của Chính phủ tôi tin là chúng ta có thể kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu của Quốc hội đề ra.
Gần đây, Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đều giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới, dự báo khu vực châu Á- Thái Bình Dương có thể rơi vào tình trạng đình lạm. Với kết quả tăng trưởng kinh tế của 6 tháng đầu năm và nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, theo bà, mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã đề ra từ 6-6,5% trong năm nay có khả quan?
Ngày 8/6, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cảnh báo kinh tế thế giới sẽ phải chịu hậu quả nặng nề do ảnh hưởng của tình hình xung đột tại Ukraine khiến giá năng lượng và thực phẩm tăng mạnh, đồng thời giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 và nâng dự báo lạm phát. Theo đó, OECD dự báo GDP toàn cầu sẽ tăng trưởng 3% trong năm 2022, giảm mạnh so với mức 4,5% được đưa ra trong dự báo hồi tháng 12/2021.
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu, ngày 7/6/2022, WB đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu cho năm 2022, từ 4,1% xuống còn 2,9%. Trước đó, trong tháng 4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay và năm 2023 sẽ chỉ đạt 3,6%, giảm lần lượt 0,8 và 0,2 điểm % so với mức dự báo được đưa ra hồi tháng 1/2022.
Yếu tố chính dẫn đến việc tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại bao gồm chi phí thực phẩm và nhiên liệu tăng cao. Lệnh trừng phạt của phương Tây đối với năng lượng Nga đã dẫn đến tình trạng giá dầu và khí đốt trên toàn thế giới leo thang.
Cùng với đó là sự đứt gãy nguồn cung nhiều loại hàng hóa quan trọng như nông sản, nhiên liệu, kim loại từ Nga và Ukraine khiến giá cả liên tục tăng mạnh. Chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu cũng là nguyên nhân khiến triển vọng phục hồi kinh tế thế giới sau 2 năm đại dịch ngày càng khó khăn hơn.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam dường như đang đi ngược xu thế khi vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá cao trong quý 2/2022 khi GDP đạt mức tăng trưởng 7,72%, tăng 0,99% so với mức tăng cùng kỳ năm 2021. Việc dỡ bỏ các hạn chế dịch Covid-19 trong nước, mở cửa biên giới và mở lại các hoạt động du lịch quốc tế đã tạo ra sức sống mới trong lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam.
Trong đó phải kể đến sự phục hồi mạnh mẽ của ngành dịch vụ lưu trú ăn uống với mức tăng 25,92%; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 16,65%; hoạt động nghệ thuật vui chơi giải trí tăng 14,01%; ngành dịch vụ khác tăng 16,61%; hoạt động tài chính, ngân hàng bảo hiểm tăng 9,17%; hoạt động bán buôn, bán lẻ tăng 8,34%.
Tính chung 6 tháng đầu năm GDP cả nước tăng 6,42% so với cùng kỳ năm trước; trong đó những ngành đóng góp lớn vào tăng trưởng đều tăng trưởng khá tốt như ngành chế biến chế tạo tăng 9,66%, hoạt động tài chính, ngân hàng bảo hiểm tăng 9,5%, dịch vụ lưu trú ăn uống tăng 11,19%, vận tải kho bãi tăng 8,13%, bán buôn bán lẻ tăng 5,82%...
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình chính trị thế giới phức tạp, khó lường. Diễn biến giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang tiếp tục tăng mạnh gây gián đoạn chuỗi cung ứng, đặc biệt là giá xăng dầu tạo áp lực lớn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân.
Do đó, mục tiêu tăng trưởng 6,5% đặt ra cho năm 2022 là một thách thức lớn khi kinh tế trong nước phục hồi tích cực nhưng chưa đạt được như kỳ vọng đề ra bởi hoạt động sản xuất, kinh doanh còn khó khăn, cần độ trễ để phục hồi trong khi tình hình thế giới biến động phức tạp, khó lường….
Chính vì vậy, tôi cho rằng cả hệ thống chính trị cần quyết liệt thực hiện hiệu quả các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế, chủ động bám sát tình hình, làm tốt công tác dự báo, xây dựng kịch bản, để có giải pháp điều hành kịp thời với các tình huống phát sinh. Sự phối hợp chặt chẽ trong tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành và sự quyết tâm, nỗ lực, linh hoạt của các doanh nghiệp và người dân sẽ là những yếu tố quan trọng để nền kinh tế Việt Nam đạt được mức tăng trưởng như mục tiêu đã đặt ra
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Giảm tác động tiêu cực từ thiên tai bằng hành động từ doanh nghiệp
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ về CBAM
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là nhiệm vụ cấp bách của doanh nghiệp cảng biển
09:19 | 17/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
10:41 | 15/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Trạm sạc sẽ phủ khắp mọi ngõ ngách nhờ lời giải phi thường của V-GREEN
Thêm 4 khách hàng trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Thừa Thiên Huế Nguyễn Đình Chiến
Giảm tác động tiêu cực từ thiên tai bằng hành động từ doanh nghiệp
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform