Nên xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi ban hành văn bản không bảo đảm chất lượng
Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về sự bất cập trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của các cơ quan hành chính ban hành gần đây?
Ở đây có hai vấn đề, trình độ chuyên môn của cán bộ các cơ quan công quyền và tinh thần, thái độ của các lãnh đạo cơ quan đó khi không dám thẳng thắn chịu trách nhiệm. Theo quy định, một VBQPPL khi ban hành phải đảm bảo chất lượng về hình thức và nội dung, rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu và chỉ được hiểu theo một ý. Để ban hành được một văn bản đó luôn theo quy trình.
Ví dụ một thông tư mới, cần phải có một cơ quan chủ trì soạn thảo, trong đó có các chuyên gia trong lĩnh vực, sau đó lấy ý kiến các đối tượng liên quan, qua nhiều lần chỉnh sửa rồi mới được trình ký, ban hành. Như vậy, khi một văn bản có sai sót, trước hết phải nói đến trình độ chuyên môn của những người trực tiếp soạn thảo ra văn bản, tiếp đến là trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc thẩm định chất lượng văn bản, cuối cùng là trách nhiệm của người đặt bút ký ban hành.
Theo tôi, các bất cập trong quá trình ban hành VBQPPL gần đây bao gồm cả yếu tố chủ quan, khách quan nhưng chủ yếu là yếu tố con người. Vấn đề bất cập ở đây là việc dự thảo, lấy ý kiến và thẩm định các VBQPPL chuẩn bị ban hành. Bên cạnh đó, do việc xây dựng và thông qua các VBQPPL tại Quốc hội cũng còn nhiều hạn chế dẫn đến các văn bản này thường xuyên phải bổ sung sửa đổi liên tục và có những văn bản mới thông qua chưa có hiệu lực pháp luật đã phát hiện ra lỗi và buộc phải sửa đổi bổ sung. Điển hình là trường hợp Bộ luật Hình sự 2015 và Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Điều đó cho thấy chất lượng xây dựng các văn bản này rất thấp. Ở đây cho thấy không quy tụ được những người có kiến thức chuyên môn giỏi, hiểu biết và nắm bắt thực tiễn cũng như có tầm nhìn xa, định hướng được sự phát triển của xã hội…
Có một thực tế đáng buồn, khi VBQPPL hướng dẫn được ban hành mà “có vấn đề” về nội dung, lập tức cơ quan ban hành sẽ viện lý do “lỗi đánh máy”. Vậy quan điểm của ông về vấn đề này?
Ai cũng biết, trước khi ký vào một văn bản bất kỳ thì người nào cũng phải đọc, phải hiểu nội dung văn bản. Người ký tên dưới văn bản là người phải chịu trách nhiệm chính về nội dung văn bản. Đó là nguyên tắc đương nhiên của tính pháp lý. Việc đổ tại “lỗi đánh máy” hoặc đổ lỗi cho nhân viên đánh máy, có thể hiểu đó là một hành động trốn tránh trách nhiệm, tự phê bình và phê bình chưa chân thực, chưa thẳng thắn của người có trách nhiệm và phải chịu trách nhiệm chính yếu.
Để “nhặt sạn” VBQPPL, theo ông, hệ thống quy định, việc phân quyền cho các bộ, ngành, địa phương, cán bộ thực hiện cần phải được kiểm soát ra sao?
Hiện nay Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối để thẩm định và phát hiện những sai phạm trong việc ban hành VBQPPL. Tuy nhiên trong thực tế, Bộ Tư pháp còn chưa phát hiện kịp thời các sai phạm đó mà chủ yếu do các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí hoặc mạng xã hội phát hiện ra và cảnh báo sớm.
Để đảm bảo các văn bản được ban hành ít lỗi, “ít sạn” thì cơ quan ban hành cần tập hợp được đội ngũ chuyên gia giỏi và chân thành lấy ý kiến tham khảo và phản biện của chính các tổ chức, cá nhân chịu tác động của văn bản đó. Nếu làm được điều này thì việc ban hành mới có hiệu quả cao nhằm đảm bảo sự quản lý hiệu quả của nhà nước cũng như tác động tích cực cho sự phát triển của xã hội.
Bên cạnh đó, có thể yêu cầu các cơ quan soạn thảo văn bản gửi trước các văn bản này cho Bộ Tư pháp thẩm định để xem xét tính hợp hiến, hợp pháp, tính minh bạch, dễ tiếp cận và dễ áp dụng trong thực tiễn.
Đồng thời, đưa các tổ chức xã hội nghề nghiệp đặc thù như: Liên đoàn luật sư, các hội nghề nghiệp … tham gia quá trình góp ý xây dựng và thẩm định VBQPPL. Đối với các văn bản dưới luật cũng cần tập hợp đội ngũ chuyên gia giỏi về chuyên môn, tổ chức các buổi thảo luận, đánh giá, tổng kết thực tiễn có chất lượng làm căn cứ xây dựng các văn bản dưới luật có hiệu quả.
Ngoài ra công tác lấy ý kiến các cơ quan chuyên trách, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và lấy ý kiến của nhân dân phải thực chất, công khai, minh bạch và cầu thị thì chất lượng văn bản xây dựng mới tốt và đi vào thực tiễn. Cơ quan nào làm không tốt việc xây dựng và lấy ý kiến trước khi ban hành văn bản để xảy ra tình trạng văn bản khó áp dụng vào thực tiễn, gây khó hiểu phải xử lý nghiêm khắc.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics