Nếu đụng đến trẻ em là pháp luật sẽ nghiêm trị
Thưa ông, ông có nhìn nhận như thế nào về các sự việc bạo hành, xâm hại trẻ liên tục diễn ra gần đây?
Ngoài vụ bạo hành trẻ em như ở trường mầm non Mầm Xanh (TP.HCM) mới diễn ra vài ngày gần đây, cũng còn rất nhiều vụ trẻ bị hành hạ dã man mà những người bạo hành là người thân cận nhất với trẻ như bố mẹ, cô giáo, người giúp việc. Tôi cũng phải nói lại là ở Việt Nam và rất nhiều quốc gia khác thì từ trước đến nay hầu hết các cuộc bạo lực trẻ em hầu hết là do chính những người thân, những người có trách nhiệm bảo vệ chăm sóc trẻ gây ra.
Không hẳn là các vụ bạo lực gia tăng về số lượng và mức độ, có chăng là gần đây các vụ bạo hành, xâm hại được phát giác và tố cáo nhiều hơn. Thêm vào đó, việc tiếp nhận xử lý kịp thời các vụ tố giác đã bước đầu tạo niềm tin cho người dân. Theo dự đoán của chúng tôi, thời gian tới những vụ tố giác việc bạo hành, xâm hại trẻ em sẽ còn tăng lên.
Từ trước đến nay đa số những người bạo hành trẻ là do trong quá trình chăm sóc trẻ họ thiếu kiềm chế và thiếu tôn trọng đứa bé đó. Vấn đề thứ nhất là thiếu hiểu biết về mặt pháp luật, bởi vì pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các quốc gia khác như Bộ luật Hình sự, Luật Trẻ em đều xử lý nặng các hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em và đặc biệt đối với trẻ càng nhỏ thì mức độ tăng nặng sẽ càng tăng. Vấn đề thứ hai là thiếu các kĩ năng làm việc với trẻ, ví dụ cha mẹ thì thiếu kĩ năng chăm sóc con cái, bảo vệ con cái và đặc biệt là thiếu các kĩ năng kiềm chế cơn nóng giận, tức giận của mình để đừng trút lên trên đầu trẻ. Với giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non ở các cơ sở tư thục, ngoài công lập thì ngoài việc trang bị cho họ những kiến thức về dạy trẻ, chăm sóc trẻ về mặt dinh dưỡng, giáo dục thể chất, còn một điều rất quan trọng là phải học những kĩ năng về bảo vệ trẻ và không xâm hại trẻ, kiềm chế những cơn tức giận.
Một điểm nữa là chúng ta cần làm tốt hơn nữa công tác phòng ngừa và không gì tốt hơn là phải theo dõi, giám sát tất cả môi trường dễ gây bạo lực cho trẻ.
Đừng để đến khi sự việc xảy ra rồi mình mới can thiệp vào. Và không gì bằng việc giáo dục pháp luật, giáo dục kĩ năng làm cha mẹ và giáo dục các kĩ năng bảo vệ trẻ cho đội ngũ giáo viên và tăng cường các dịch vụ phát hiện sớm những sang chấn về tâm lý của cha mẹ, của giáo viên để mình có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Đối với các vụ việc bạo hành kể trên, việc thực hiện các biện pháp xử lý khẩn cấp đã được thực hiện đầy đủ và nhanh chóng chưa, thưa ông?
Với vụ việc bạo hành ở trường mầm non Mầm Xanh, Cục Trẻ em đã có kết nối với ngành Giáo dục và được biết đơn vị này đã ngay lập tức đóng cửa trường và cơ quan Công an đã vào cuộc điều tra. Tôi đã đề nghị ngành Giáo dục phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển các em tới đơn vị giáo dục khác và thực hiện chăm sóc đặc biệt như khám sàng lọc tâm lý để có phương án chăm sóc cụ thể.
Đáng chú ý, kể từ khi Luật Trẻ em và Nghị định 56 có hiệu lực, sự phối hợp giữa ngành Công an, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và ngành Giáo dục đã tốt hơn rất nhiều từ đó có sự can thiệp rất kịp thời. Có thể nhận thấy ở một vài vụ việc bạo hành, xâm phạm trẻ em gần đây, ngành Lao động và Giáo dục bảo vệ nạn nhân còn bên Công an đã nhanh chóng thu thập chứng cứ để làm sao có những ngăn chặn kịp thời.
Hiện nay về cơ bản việc xét xử các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em đã tuân thủ theo pháp luật, nhưng theo khuyến nghị của tôi, đối với các vụ việc trên cần áp dụng triệt để khung hình phạt tăng nặng, mang tính chất răn đe. Sau khi bị xét xử rồi thì phải có biện pháp truyền thông rộng rãi để người dân biết được là nếu đụng đến trẻ em là pháp luật sẽ nghiêm trị.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics