Ngân hàng “khát” vốn trung dài hạn
Việc kéo giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ kéo giảm rủi ro của các ngân hàng xuống. |
Ồ ạt phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi
Cuối tháng 5 vừa qua, HĐQT Ngân hàng ACB đã phê duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ lần 2/2019 tổng cộng 5.500 tỷ đồng có kỳ hạn 2-3 năm. Lượng trái phiếu sẽ được phát hành trong 5 đợt theo phương thức đại lý phát hành. Lãi suất áp dụng cho trái phiếu là lãi suất cố định trong suốt thời hạn phát hành, cụ thể thì tùy theo điều kiện thị trường, nhu cầu của nhà đầu tư, nhưng tối đa không quá 6,75%/năm đối với kỳ hạn 3 năm và 6,7% đối với kỳ hạn 2 năm. Trước đó, hồi tháng 4 vừa qua, HĐQT ACB cũng đã phê duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ đợt 1/2019 với tổng mệnh giá phát hành 2.500 tỷ đồng. Tương tự, Ngân hàng Vietinbank cũng vừa được NHNN chấp thuận phương án phát hành trái phiếu năm 2019 với tổng mệnh giá phát hành là 10.000 tỷ đồng. Hiện Vietinbank còn đang nắm giữ hơn 32.000 tỷ đồng trái phiếu, trong đó trái phiếu hữu danh loại kỳ hạn trên 5 năm là 26.515 tỷ đồng.
Ngoài phát hành trái phiếu, nhiều ngân hàng còn đẩy mạnh phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi suất huy động thông thường. Cụ thể, từ nay đến hết tháng 9/2019, VietABank thực hiện phát hành chứng chỉ tiền gửi ghi danh với lãi suất lên tới 9,1%/năm với nhận lãi cuối kỳ và 8,38%/năm với hình thức nhận lãi hàng tháng. Ngân hàng SHB cũng áp dụng lãi suất lên tới 8,9%/năm đối với chứng chỉ tiền gửi cho khách hàng cá nhân, DN. Tổng mệnh giá đợt phát hành là 10.000 tỷ đồng. Theo đó, cá nhân mua chứng chỉ mệnh giá dưới 2 tỷ đồng, lãi suất áp dụng cho các kỳ hạn 18, 24 và 36 tháng lần lượt là 8,6%/năm, 8,7%/năm và 8,8%/năm. Với chứng chỉ mệnh giá 2 tỷ đồng trở lên, lãi suất áp dụng lần lượt là 8,7%/năm; 8,8%/năm và 8,9%/năm. Tại Sacombank, khách hàng cá nhân, tổ chức mua chứng chỉ tiền gửi dài hạn có ghi danh mệnh giá tối thiểu 1 triệu đồng, thời hạn 7 năm (84 tháng) được nhận mức lãi suất 8,6%/năm. Tương tự, BIDV 3 cũng có chương trình chứng chỉ tiền gửi trung, dài hạn từ đầu tháng 3, lãi suất 7,6%/năm cho hình thức lãi suất cố định và 7,5%/năm cho lãi suất thả nổi. LienVietPostBank có chương trình huy động vốn bằng chứng chỉ tiền gửi cho các kì hạn 15 tháng, 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng với lãi suất 8,1%/năm (cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn từ 0,7 đến 1%/năm).
Chủ động cơ cấu nguồn vốn
Theo dự thảo thay thế Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được đưa ra lấy ý kiến đóng góp, có 2 phương án giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn của tổ chức tín dụng. Cụ thể, theo phương án 1, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn chỉ duy trì ở mức 40% đến hết ngày 30/6/2020; sau đó tiếp tục giảm dần về mức 30% vào 1/7/2021. Tại phương án 2, lộ trình giảm sẽ được giãn hơn. Thời hạn để đưa tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn về mức 30% sẽ dời đến 1/7/2020.
Theo đó, việc nhiều ngân hàng thương mại đẩy mạnh huy động vốn trung, dài hạn, bao gồm cả việc phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi, chính là sự chủ động chuẩn bị của các ngân hàng cho lộ trình nói trên. Không những vậy, trong những năm qua, các ngân hàng cũng liên tục tăng vốn điều lệ nhằm tăng quy mô tiềm lực tài chính để mở rộng kinh doanh. Nhiều ngân hàng còn tìm đến các hình thức khác như vay nước ngoài, tiếp cận các nguồn tài trợ ủy thác các tổ chức quốc tế, hoặc thông qua thị trường chứng khoán.
Theo số liệu của NHNN, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của toàn hệ thống hiện chỉ ở mức 28,42%. Cụ thể, các Ngân hàng thương mại Nhà nước hiện là 31,12%, của các ngân hàng thương mại cổ phần là 32,4%, thấp hơn nhiều so với quy định hiện hành. Tuy nhiên, đây chỉ là mức bình quân, trên thực tế, tỷ lệ này tại nhiều ngân hàng đang ở mức khá cao. Cụ thể, theo báo cáo tài chính quý I/2019, tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn trong tổng dư nợ của Techcombank là gần 63%, tại VPBank là gần 66%, Sacombank là 51%, SHB là 59%... Tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn cao đồng nghĩa với tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn cũng sẽ cao.
Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế tư nhân mới đây, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, cho biết hiện nguồn vốn trung dài hạn cho nền kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng. Tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ trọng khoảng 50,6% tổng dư nợ. Điều này tạo sức ép và rủi ro rất lớn cho hệ thống tổ chức tín dụng. Với thực trạng này, các chuyên gia tài chính ngân hàng đều đánh giá việc giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn xuống 30% là phù hợp với thông lệ quốc tế bởi hiện ở nhiều nước phát triển, hệ số này hiện chỉ ở mức 20%. Việc kéo giảm tỷ lệ này sẽ kéo giảm rủi ro của các ngân hàng xuống. Ngoài ra, thời hạn từ nay đến 2021 (theo phương án 1) hoặc 2022 (theo phương án 2) cũng được đánh giá là khá dài, đủ để các ngân hàng sắp xếp, cơ cấu lại nguồn vốn.
Tin liên quan
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Ngân hàng Standard Chartered bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên tại Việt Nam
15:23 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VietinBank tiếp tục lọt Top 20 cổ phiếu có chỉ số phát triển bền vững tốt nhất thị trường
09:28 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiểm soát cổ đông lớn tại các ngân hàng
07:40 | 08/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TCIT- Hành trình 15 năm khẳng định tầm vóc cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
09:27 | 07/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nâng vị thế, tạo cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp qua các hoạt động của ASEAN BAC
21:07 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp tận dụng thời cơ vàng để ứng dụng khoa học công nghệ
19:42 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
8 tháng, cả nước có gần 110,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
12:53 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể
20:39 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Soi loạt doanh nghiệp có giám đốc vừa bị hoãn xuất cảnh
16:08 | 05/09/2024 An ninh XNK
Kwong Lung Meko được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
08:55 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hợp tác quốc tế là chìa khóa để mở thị trường carbon Việt Nam
19:55 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
U&I Logistics cung cấp giải pháp phục vụ cho thị trường chuỗi cung ứng lạnh tại Đồng bằng sông Cửu Long
14:59 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp rút khỏi thị trường vẫn chiếm tỷ lệ cao
14:53 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đội trực thăng Super Puma của Tổng công ty Trực thăng Việt Nam đạt 75.000 giờ bay
14:50 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan Việt Nam chung tay phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết
13:41 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Chuyện bây giờ mới kể về Chuyên án mang bí số MT579 của Hải quan Quảng Trị
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
Sửa Luật để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp nhà nước
Nền tài chính vững mạnh là bệ đỡ phát triển đất nước
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần2 tháng 9/2024 (từ ngày 2/9 đến 8/9/2024)
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics