Ngân hàng lo ngại mặt bằng rủi ro tín dụng tăng nhẹ trong năm 2023
Tăng trưởng tín dụng dự báo sẽ giảm tốc trong năm 2023. Ảnh: ST |
Hơn 50% TCTD giữ nguyên tiêu chuẩn tín dụng
Vụ Dự báo, Thống kê (Ngân hàng Nhà nước) vừa công bố kết quả điều tra xu hướng tín dụng của các TCTD tháng 12/2022. Kết quả cho thấy, các TCTD dự báo nhu cầu tín dụng tổng thể tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2023 và cả năm 2023 đối với tất cả các lĩnh vực, đối tượng, loại tiền và kỳ hạn; trong đó dự báo nhu cầu tín dụng ngắn hạn tăng cao hơn trung và dài hạn; nhu cầu vay vốn VND tăng cao hơn ngoại tệ.
Trong các lĩnh vực cho vay cụ thể, năm 2023, công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục là lĩnh vực có số lượng TCTD dự báo nhu cầu tín dụng tăng nhiều nhất, xếp thứ 2 là lĩnh vực xây dựng thay vì lĩnh vực mua nhà để ở ghi nhận tại kỳ điều tra tháng 6/2022, tiếp theo là lĩnh vực đầu tư vận tải kho bãi và kinh doanh xuất nhập khẩu.
Dự báo trong 6 tháng đầu năm 2023 và cả năm 2023, 4 lĩnh vực: bán buôn, bán lẻ; xuất, nhập khẩu; cho vay phục vụ nhu cầu đời sống và sản xuất thức ăn và đồ uống có tỷ lệ TCTD dự kiến là động lực tăng trưởng tín dụng của hệ thống TCTD cao nhất.
Dư nợ tín dụng toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng bình quân 4% trong quý 1/2023 và tăng 13,7% trong năm 2023, điều chỉnh giảm 1,9 điểm % so với mức kỳ vọng tại kỳ điều tra trước.
Ngoài ra, các TCTD quan ngại mặt bằng rủi ro tín dụng tổng thể tiếp tục tăng nhẹ ở hầu hết các lĩnh vực ngoại trừ một số lĩnh vực cho vay phát triển nông, lâm, thủy sản, cho vay đầu tư ứng dụng công nghệ cao, cho vay đầu tư công nghiệp hỗ trợ, cho vay công nghiệp chế biến chế tạo được kỳ vọng rủi ro giảm. Hai lĩnh vực được dự báo vẫn tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao nhất là cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản và cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán.
6 tháng đầu năm 2023 và cả năm 2023, hơn 60% TCTD dự kiến giữ nguyên tiêu chuẩn tín dụng, chỉ có khoảng 20% TCTD dự kiến “thắt chặt nhẹ” tiêu chuẩn, tuy nhiên mức độ thắt chặt đã giảm so với 6 tháng cuối năm 2022 và cả năm 2022, đồng thời có khoảng 17% TCTD dự kiến “nới lỏng”.
Dự kiến “thắt chặt” chủ yếu diễn ra ở lĩnh vực cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản, cho vay kinh doanh tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, khoản vay trung, dài hạn và khoản vay bằng ngoại tệ.
Ngoài ra, các TCTD nhận định và dự kiến chủ yếu “thắt chặt” đối với yêu cầu về tài sản bảo đảm, các điều khoản bổ sung trong hợp đồng tín dụng, yêu cầu điểm xếp hạng tín nhiệm tối thiểu của khách hàng và hạn mức tín dụng để đảm bảo an toàn; trong khi tiếp tục nỗ lực thu hẹp chênh lệch giữa lãi suất cho vay và chi phí vốn bình quân đối với hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh để hỗ trợ nền kinh tế.
Thận trọng trong điều hành tín dụng
Trong năm 2022, theo NHNN, tín dụng hệ thống ngân hàng đã tăng trưởng 14,5%, cao hơn mức cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia Công ty Chứng khoán VNDirect, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã chậm lại rõ rệt khi ổn định kinh tế vĩ mô vẫn đang là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ trong năm 2022 và kể cả trong các năm tới. Do vậy, các chuyên gia của VNDirect dự báo tăng trưởng tín dụng sẽ tiếp tục chậm lại và đạt khoảng 12% năm 2023 do thị trường bất động sản kém khả quan, tăng trưởng xuất khẩu giảm tốc và lãi suất cao.
Cùng quan điểm, các chuyên gia Công ty Chứng khoán Mirae Asset dự báo tín dụng năm 2023 sẽ tăng trưởng dưới mức 14% như mục tiêu năm 2022. Các chuyên gia phân tích Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) thì ước tính tăng trưởng tín dụng toàn ngành năm nay sẽ vào khoảng 11-12%. Nguyên nhân cũng được chỉ ra là do: Nhu cầu tín dụng giảm trong bối cảnh lãi suất tăng cùng với các động lực tăng trưởng kinh tế có xu hướng suy giảm; quan điểm hạn chế tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro của nhà điều hành.
Thực tế cho thấy, tín dụng trong năm 2022 đã tăng trưởng gấp đôi huy động nên gây nhiều sức ép với ngành ngân hàng. Cùng với áp lực lạm phát lớn thì việc tỷ lệ đòn bẩy tín dụng cao của Việt Nam cũng khiến ngành ngân hàng phải thận trọng trong điều hành tín dụng. Theo NHNN, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có tỷ lệ đòn bẩy tín dụng cao nhất thế giới (tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP lên tới 124%).
Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho hay, với tốc độ tăng trưởng tín dụng trên 12%/năm kéo dài thời gian tới thì tín dụng luôn tăng trưởng gấp đôi GDP, khiến tỷ lệ đòn bẩy tín dụng càng tăng cao, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng. Do đó, chỉ tiêu tín dụng năm 2023 sẽ được NHNN cân nhắc thận trọng. Quan điểm xuyên suốt của NHNN là cung ứng vốn đầy đủ, kịp thời cho nền kinh tế nhưng không chủ quan với lạm phát.
Tin liên quan
Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%
20:16 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn cơ cấu lại nợ bị ảnh hưởng bởi bão số 3
14:57 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ tốt hoạt động thanh toán với mô hình ngân hàng mở
15:15 | 26/09/2024 Kinh tế
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia
19:45 | 26/09/2024 Kinh tế
Điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm ván sợi gỗ nhập từ Thái Lan, Trung Quốc
19:44 | 26/09/2024 Kinh tế
Chung sức hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển bền vững
16:03 | 26/09/2024 Kinh tế
Chi hàng chục tỷ đô nhập nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo
15:59 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
Bến Tre: Tầm nhìn hướng Đông và tiềm năng phát triển bền vững
14:49 | 26/09/2024 Kinh tế
TPHCM tổ chức 19 phiên livestream kết nối cung cầu hàng hóa của 45 tỉnh, thành phố
14:38 | 26/09/2024 Kinh tế
Thu hơn 2 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng
09:44 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
20:15 | 25/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng
16:00 | 25/09/2024 Infographics
Ngành công nghiệp chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc
15:15 | 25/09/2024 Kinh tế
39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên
14:38 | 25/09/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
11:41 | 25/09/2024 Kinh tế
Không nên điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ sau bão lũ
10:47 | 25/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
(PHOTO) Tổng cục Hải quan chia sẻ khó khăn với đồng bào xã biên giới Lào Cai
Thủ tướng kỳ vọng Bình Dương bứt phá, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia
Điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm ván sợi gỗ nhập từ Thái Lan, Trung Quốc
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform