Ngân hàng tiếp tục báo lãi khủng
Thu nhập dịch vụ của TPBank tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước |
Tiếp tục tăng trưởng cao
Ngân hàng TPBank vừa công bố mức lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2019 đạt 1.620 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ năm trước và đạt gần 51% kế hoạch đại hội đồng cổ đông đã đề ra. Theo TPBank, các hoạt động của ngân hàng tăng trưởng ngày một bền vững hơn. Tổng huy động vốn đạt gần 130 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 11,3 nghìn tỷ đồng so với đầu năm; dư nợ cho vay đạt 95,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11,1 nghìn tỷ đồng so với đầu năm. Tín dụng tăng trưởng tốt nhưng chất lượng tín dụng của ngân hàng vẫn được kiểm soát chặt chẽ. Nhờ vậy, tỷ lệ nợ xấu của TPBank được kiểm soát ở mức tốt, khoảng 1.47%. Đáng chú ý, trong kỳ, thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng này tăng mạnh, đạt 605 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ.
Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), mặc dù lợi nhuận trước thuế vẫn ở mức thấp, chỉ 93 tỷ đồng nhưng điểm sáng nằm ở mảng kinh doanh chứng khoán và đặc biệt là mảng dịch vụ đem về thu nhập lãi thuần lần lượt là 290 tỷ đồng và 503 tỷ đồng, tăng trưởng 22% và 58% so với cùng kỳ năm 2018.
Ngân hàng ACB cũng vừa tiết lộ con số lợi nhuận trước thuế trong nửa đầu năm 2019 đạt 3.620 tỷ đồng, đạt 49% kế hoạch cả năm (7.200 tỷ đồng).
Kết quả này của ACB cũng khá sát so với dự báo trước đó của Công ty chứng khoán SSI. Theo đó, SSI dự báo lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm của ACB ở mức 3.600 tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Theo SSI, kết quả này có được là nhờ tăng trưởng mạnh mẽ của thu nhập lãi thuần (NII) và thu nhập từ phí, đặc biệt là từ phí bán cassurance (bán bảo hiểm).
Theo chia sẻ của đại diện ACB về bán bảo hiểm, trong 6 tháng đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước, doanh số bán bảo hiểm khoảng 350 tỷ đồng. Theo đó, doanh số bán bảo hiểm của ACB đứng vị trí thứ 4 thị trường và khả năng sinh lời nằm trong top 2. Tỷ lệ duy trì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khoảng 93%. Doanh thu dự kiến của mảng bán bảo hiểm khoảng 600 tỷ đồng trong năm 2019.
Tại một số ngân hàng khác như Vietcombank, Nam Á, Techcombank, Sacombank, MB… dù chưa công bố chính thức, nhưng cũng đã “úp mở” về mức tăng trưởng cao về lợi nhuận trong nửa đầu năm 2019.
Trong một báo cáo vừa được phát hành, Công ty chứng khoán Rồng Việt đưa ra nhận định, tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2019 toàn ngành ngân hàng đạt 6,2%, không thay đổi nhiều so với cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, tốc độ giải ngân cho vay (thể hiện qua tăng trưởng tín dụng các tháng) khá đều, do vậy Rồng Việt dự báo NIM (biên lãi ròng) và các dịch vụ bán chéo dự báo sẽ tiếp tục cải thiện , tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ. Các nguồn thu nhập chính như lãi, dịch vụ và ngoại hối dự báo vẫn khả quan, tuy nhiên lợi nhuận có thể phân hóa do ẩn số trích lập dự phòng rủi ro ở một số ngân hàng. Theo đó, Vietcombank, MB và ACB là ba ngân hàng được Rồng Việt đánh giá cao về khả năng tăng trưởng mạnh từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Công ty chứng khoán SSI cũng dự báo Vietcombank sẽ đạt tỷ lệ thu nhập lãi thuần cao hơn từ việc ngân hàng chuyển sang cho vay bán lẻ và tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay ở mức khá 9,7%. Thu nhập từ phí tốt, đặc biệt là từ bán bảo hiểm và hoàn nhập dự phòng trong khi trích lập dự phòng được quản lý tốt. Nửa đầu năm 2019, lợi nhuận trước thuế dự báo sẽ tăng khoảng 41% so với cùng kỳ và đạt khoảng 11.300 tỷ đồng.
Mỗi ngân hàng có cơ hội và thách thức riêng
Một báo cáo phân tích về ngành ngân hàng vừa được công ty chứng khoán VNDirect thực hiện đã đưa ra đánh giá, chu kỳ tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam đã đạt đỉnh trong năm 2017 - 2018 và ngành ngân hàng đã chuyển sang giai đoạn tăng trưởng ổn định trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng giảm tốc. Dù vậy, dư địa tăng trưởng tín dụng trong phân khúc doanh nghiệp tư nhân và tiêu dùng vẫn còn nhiều.
Cụ thể, tăng trưởng tín dụng đã giảm tốc trong năm 2019 do NHNN thay đổi trọng tâm sang kiểm soát lạm phát, kéo theo đó là thắt chặt tăng trưởng tín dụng. Theo đó, dự báo năm 2019 và năm 2020, tăng trưởng tín dụng sẽ duy trì ở mức khoảng 14-15%. Tuy nhiên, theo VNDirect, dư địa tăng trưởng tín dụng trong phân khúc doanh nghiệp tư nhân và tiêu dùng vẫn còn nhiều.
Về phân khúc tiêu dùng, báo cáo phân tích của Công ty chứng khoán Rồng Việt dẫn số liệu thống kê của FiinGroup cho thấy, tín dụng tiêu dùng tăng trung bình tới 66,3%/năm trong giai đoạn 2015-2017, cao hơn nhiều so với mức 20% của 2013-2014. Tăng trưởng của năm 2018 đạt 30,4%, thấp hơn với mức 59% trung bình 5 năm trước. Dù vậy, tín dụng tiêu dùng ngày càng có vai trò quan trọng khi tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trong tổng tín dụng cho nền kinh tế đã tăng từ mức 12,3% (năm 2016) lên 17% (năm 2017) và 19,7% (năm 2018). Tuy nhiên, đây vẫn là mức thấp hơn so với các nước phát triển trên thế giới (40-50%).
Các chuyên gia nhận định, thị trường tài chính tiêu dùng của Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn sơ khai, với sản phẩm chưa đa dạng và tỷ lệ thâm nhập của thẻ tín dụng còn thấp, do đó còn nhiều dư địa để phát triển. Vì vậy, NIM của phân khúc này vẫn có thể cải thiện thêm mặc dù lãi suất cho vay đang được kiểm soát chặt chẽ bởi Ngân hàng Nhà nước.
VNDirect cũng dự báo thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng sẽ gia tăng nhờ thu nhập phí bán bảo hiểm và thu hồi nợ xấu, bên cạnh các dịch vụ thu phí thông thường như dịch vụ thanh toán, bảo lãnh và thẻ tín dụng. Trong đó, bán bảo hiểm sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính, sau làn sóng ký hợp đồng phân phối bảo hiểm hồi năm 2017 - 2018. Bên cạnh đó, việc cải thiện thu hồi nợ xấu cũng có thể tạo ra thu nhập bất thường cho các ngân hàng, đồng thời giúp giảm chi phí dự phòng tín dụng. Tuy nhiên theo VNDirect, nợ xấu có thể sẽ tăng.
Mặc dù nợ xấu tồn đọng trước đây đã được tích cực xử lý, nợ xấu mới vẫn tiếp tục hình thành. Tuy nhiên, VNDirect cho rằng khác với trước đây, nợ xấu trong quá khứ đến từ các khoản cho vay với mục đích đầu cơ và các hoạt động không phải ngành kinh doanh chính (như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản) và cho vay các khoản đầu tư không hiệu quả của doanh nghiệp quốc doanh. Hiện tại, nợ xấu đến từ các khoản đầu tư của tư nhân và vay tiêu dùng của hộ gia đình và cá nhân, đặc biệt là ở các ngân hàng bán lẻ. Do đó, nợ xấu sẽ tăng nhiều nhất ở các ngân hàng mở rộng mạnh trong mảng bán lẻ, đặc biệt là tài chính tiêu dùng do hoạt động này rủi ro cao và tăng chậm hơn ở ngân hàng có tiêu chuẩn cho vay khắt khe hơn và việc mở rộng cho vay bán lẻ thận trọng hơn.
Tin liên quan
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Ngân hàng Standard Chartered bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên tại Việt Nam
15:23 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VietinBank tiếp tục lọt Top 20 cổ phiếu có chỉ số phát triển bền vững tốt nhất thị trường
09:28 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiểm soát cổ đông lớn tại các ngân hàng
07:40 | 08/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TCIT- Hành trình 15 năm khẳng định tầm vóc cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
09:27 | 07/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nâng vị thế, tạo cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp qua các hoạt động của ASEAN BAC
21:07 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp tận dụng thời cơ vàng để ứng dụng khoa học công nghệ
19:42 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
8 tháng, cả nước có gần 110,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
12:53 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể
20:39 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Soi loạt doanh nghiệp có giám đốc vừa bị hoãn xuất cảnh
16:08 | 05/09/2024 An ninh XNK
Kwong Lung Meko được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
08:55 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hợp tác quốc tế là chìa khóa để mở thị trường carbon Việt Nam
19:55 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
U&I Logistics cung cấp giải pháp phục vụ cho thị trường chuỗi cung ứng lạnh tại Đồng bằng sông Cửu Long
14:59 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp rút khỏi thị trường vẫn chiếm tỷ lệ cao
14:53 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đội trực thăng Super Puma của Tổng công ty Trực thăng Việt Nam đạt 75.000 giờ bay
14:50 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan Việt Nam chung tay phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết
13:41 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Thông tin về đề xuất bỏ quy định miễn thuế GTGT đối với hàng hóa có trị giá nhỏ
Dừng làm thủ tục hải quan nhiều doanh nghiệp nợ thuế chây ỳ
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga
Kiểm soát cổ đông lớn tại các ngân hàng
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics