Ngành cao su cần kế hoạch dài hơi để phát triển bền vững hơn
Hợp tác phát triển thương hiệu ngành cao su Việt Nam | |
Xu hướng thị trường thay đổi, hướng đi nào để xuất khẩu cao su bền vững? | |
Xuất khẩu cao su sang các thị trường lớn tiếp tục tăng? |
Mới chỉ có 10% diện tích cao su đạt chứng chỉ bền vững. Ảnh: ST |
Tăng trưởng trước đầy rẫy sức ép
Chia sẻ về tình hình của ngành cao su, ông Trần Ngọc Thuận, Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, sau đại dịch Covid-19, tình hình căng thẳng địa chính trị, chiến tranh thương mại, những diễn biến khó lường trên thị trường năng lượng cùng lạm phát tăng cao đã làm thay đổi toàn diện bối cảnh kinh doanh. Bên cạnh đó, tâm lý thị trường cao su thiên nhiên còn chịu tác động từ sự suy giảm của thị trường Trung Quốc, chính sách Zero Covid của nước này và những dự báo về việc kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, đồng USD tăng mạnh…
Mặc dù vậy, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su của Việt Nam vẫn ghi nhận tăng trưởng 8,5% về lượng và tăng 8,7% về trị giá, đạt mức 1,62 triệu tấn và 2,7 tỷ USD. Theo ông Thuận, đây là kết quả rất đáng khích lệ trong bối cảnh ngành cao su đang phải chịu nhiều sức ép. Hiệp hội Cao su Việt Nam dự kiến từ nay đến cuối năm 2022, lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu sẽ còn tăng khi các thị trường lớn của Việt Nam bắt đầu tăng tốc sản xuất và tích trữ cho dịp cuối năm.
Ông Võ Hoàng An, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam cũng cho biết, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do và tăng cường hợp tác quốc tế đã giúp ngành cao su Việt Nam thêm cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài, hưởng ưu đãi về thuế quan, thâm nhập sâu vào chuỗi cung ứng cao su toàn cầu. Đồng thời tiếp cận các tiến bộ về khoa học kỹ thuật, nắm bắt thông tin thị trường và những xu hướng tiến bộ trong phát triển bền vững ngành cao su.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, sự cạnh tranh giữa các nước sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên sẽ trở nên gay gắt hơn về giá thành, chất lượng sản phẩm, uy tín thương mại và khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn về bền vững ngày càng khắt khe. Trong khi đó, cơ cấu và chủng loại cao su thiên nhiên của Việt Nam còn lệ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ của Trung Quốc và chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của các thị trường khác, do vậy gặp nhiều khó khăn trong việc thâm nhập thị trường lớn khác như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu…
Xây dựng thương hiệu “Cao su Việt Nam” trên thị trường thế giới
Để nâng cao giá trị cho sản phẩm cao su Việt Nam, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã chủ động xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam”. Hiện chứng nhận này đã được bảo hộ trong nước và tại một số thị trường xuất khẩu trọng điểm như Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ. Trong bối cảnh hệ thống chứng nhận quốc tế cho cao su thiên nhiên bền vững chưa phát triển nhiều, Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam” sẽ là dấu chứng nhận tin cậy cho những sản phẩm đáp ứng nhu cầu mới của thị trường và hỗ trợ nhận diện sản phẩm chất lượng, uy tín và bền vững. Tuy nhiên, theo ông An, chứng nhận này đến nay vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ phát triển đồng bộ từ các cơ quan bộ, ngành.
Do đó, Hiệp hội Cao su Việt Nam mong muốn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chính sách hỗ trợ trong công tác quảng bá, xây dựng hình ảnh và đăng ký bảo hộ tại thị trường nước ngoài cho chứng nhận “Cao su Việt Nam” tương tự như các nông sản khác. Đồng thời, khuyến khích DN đăng ký tham gia để góp phần phát triển Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam” thành thương hiệu nông sản quốc gia. Hiệp hội Cao su Việt Nam cũng đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, từng cơ quan bộ, ngành tích cực tạo điều kiện thuận lợi trong các thủ tục hành chính và cơ chế thông thoáng đối với các DN được cấp quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam” trong hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu và xem xét cụ thể hóa tiêu chí ưu tiên trong xét bình chọn sản phẩm thương hiệu quốc gia.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam lưu ý ngành cao su về vấn đề phát triển bền vững. Theo đó, diện tích cao su đạt chứng chỉ bền vững hiện mới chỉ đạt hơn 10% và đa số là diện tích của các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị ngành cao su cần tìm cách mở rộng diện tích đạt chứng chỉ bền vững ra các DN ngoài Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực cao su tiểu điền.
Ngành cao su cần có giải pháp để đến năm 2030 chế biến cao su của Việt Nam lọt vào Top 10 thế giới, hiện tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu mới chỉ đạt 18-20%. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, ngành cao su cần có một cơ sở pháp lý cụ thể để phát triển dài hơi, cụ thể là phải có định hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. “Các bộ ngành luôn sẵn sàng ủng hộ ngành cao su. Hiệp hội Cao su cần phối hợp xây dựng kế hoạch cụ thể để nâng cao năng lực, tăng sức cạnh tranh, hướng đến phát triển bền vững” - Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết.
Việt Nam đã vươn lên đứng thứ ba thế giới về sản lượng từ năm 2013 và thứ ba về xuất khẩu cao su thiên nhiên từ năm 2015. Đến nay, Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí này, chỉ sau Thái Lan và Indonesia, với sản lượng hơn 1,27 triệu tấn, chiếm khoảng 9,1% tổng sản lượng cao su thiên nhiên của thế giới. Lượng cao su xuất khẩu đạt gần 2 triệu tấn, chiếm 15,6% thị phần thế giới. Năng suất cây cao su Việt Nam đạt bình quân 1.691 kg/ha, tiếp tục dẫn đầu trong các nước sản xuất cao su quy mô lớn.
Tin liên quan
Xuất khẩu cao su tăng mạnh trong tháng 6
16:12 | 08/07/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành nhựa và cao su tiếp cận công nghệ mới để đối diện thách thức
15:40 | 05/06/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu cao su sang Hoa Kỳ tăng cả lượng và trị giá
16:10 | 30/05/2024 Kinh tế
TCIT- Hành trình 15 năm khẳng định tầm vóc cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
09:27 | 07/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nâng vị thế, tạo cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp qua các hoạt động của ASEAN BAC
21:07 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp tận dụng thời cơ vàng để ứng dụng khoa học công nghệ
19:42 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng Standard Chartered bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên tại Việt Nam
15:23 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
8 tháng, cả nước có gần 110,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
12:53 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VietinBank tiếp tục lọt Top 20 cổ phiếu có chỉ số phát triển bền vững tốt nhất thị trường
09:28 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể
20:39 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Soi loạt doanh nghiệp có giám đốc vừa bị hoãn xuất cảnh
16:08 | 05/09/2024 An ninh XNK
Kwong Lung Meko được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
08:55 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hợp tác quốc tế là chìa khóa để mở thị trường carbon Việt Nam
19:55 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chia thêm room tín dụng, động lực cho các ngân hàng cạnh tranh
15:37 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
U&I Logistics cung cấp giải pháp phục vụ cho thị trường chuỗi cung ứng lạnh tại Đồng bằng sông Cửu Long
14:59 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp rút khỏi thị trường vẫn chiếm tỷ lệ cao
14:53 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Bão Yagi làm 1 người chết, 3 người bị thương, 2.500 cây đổ, 17 trạm bơm mất điện tại Hà Nội
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, gây thiệt hại nặng nề
Bão số 3 hoành hành, gây nhiều thiệt hại tại Quảng Ninh và Hải Phòng
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
Bão số 3: Bốn người tử vong, 78 người bị thương
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics